Nỗi lo sợ bị cô độc trong nay mai, sự chắc rằng mình không xứng đáng được yêu, sự thiếu tự tin… Sự tổn thương do bị bỏ rơi tàn phá các mối quan hệ của những người chịu đau khổ vì bị bỏ rơi. Các chuyên gia giải mã nỗi đau khổ ngày càng phổ biến này.
Tình hình hiện nay
Một thí dụ điển hình là trường hợp bà Catherine. Bố bà chết lúc bà 11 tuổi, một sự ngăn cách tình cảm khi con trai yêu quý của bà rời nhà đi xa và mới gần đây là cái chết của mẹ bà… đó là bấy nhiêu sự mất mát đau đớn cực điểm mà bà phải gánh chịu. Bà liệt kê chúng nhiều đến mức con số thứ 6.
Người phụ nữ 50 tuổi này cũng nói chi tiết từng nỗi đau mà sự chia ly đã để lại những đau đớn trong sâu thẳm tâm hồn bà qua những biểu hiện sau: Một sự thiếu tự tin về bản thân, một sự đấu tranh không ngừng chống lại sự nghi ngờ và một nỗi khó khăn to lớn để có sự tin tưởng. Người ta gọi đó là nỗi sợ hãi, cảm giác không yên tâm, chấn thương tâm lý hay còn gọi là một hội chứng.
Các cách gọi tên về nỗi lo sợ bị bỏ rơi không cố định và các triệu chứng luôn thay đổi tùy theo tính nhạy cảm của mỗi người nhưng nguồn gốc của chúng thì luôn là một: đó là sự chia ly trong thời kỳ thơ ấu trải qua giống như bị bỏ rơi. Hình như ngày càng có nhiều người lên quan đến vấn nạn này. Phải chăng chúng ta sẽ là cả một thế hệ trẻ em bị bỏ rơi?
Một sự chia ly khó khăn thời thơ ấu
Bị bỏ rơi là nỗi đau rất thường gặp bác sĩ Daniel Dufour khẳng định, ông là bác sĩ đa khoa và là tác giả cuốn sách Tổn thương do bị bỏ rơi. Nỗi sợ bị bỏ rơi nhiều đến mức người bác sĩ này đã quyết định viết cả một quyển sách để nói về vấn đề này khi ông ta chứng kiến sự dễ tổn thương ở phần lớn những bệnh nhân bị ung thư hay một số các bệnh khác như viêm đa khớp.
Ông nói: “Tôi luôn luôn cố gắng hiểu các nguyên nhân tâm lý ở một số bệnh và thường thấy nỗi sợ bị bỏ rơi ở những bệnh nhân này”. Theo ông, tất cả mọi người có lẽ đã từng bị tổn thương vì một sự chia ly khó khăn trong thời thơ ấu. Cái cảm giác bị bỏ rơi không hẳn có căn nguyên bởi sự bỏ mặc về mặt thể chất khi mà trẻ em có thể có cảm tưởng mình là người không được mong muốn hay không được yêu thương như trẻ kỳ vọng.
- Xem thêm: Các dạng trầm cảm thường gặp ở tuổi teen
Theo nhà phân tâm học Virginie Megglé tác giả cuốn sách Những sự chia ly đau khổ: cách thoát khỏi những sự lệ thuộc cảm xúc của bản thân, tất cả chúng ta chịu sự tổn thương với những mức độ khác nhau. Sau đây là một số tình huống dẫn đến những sự “bỏ rơi” đau đớn: sự ra đời của một em bé trai hay em bé gái, những cuộc đi chơi cắm trại không như ý muốn, chuyển nhà, cái chết của người thân, cả khi bố mẹ bị thất nghiệp hay trầm cảm… Tất cả những sự việc này tạo ra cảm tưởng sự trống vắng bị bỏ rơi…
Đối với trường hợp cô Estelle, 24 tuổi, cô thường không nhớ lại một sự bỏ rơi đặc biệt nào trong thời kỳ ấu thơ nhưng cô nói rằng cô bị mắc hội chứng: “Tôi sợ mình cô độc trong nay mai”. Vậy câu chuyện của cô ta là gì? Đó là câu chuyện chia tay giữa bố và mẹ cô ta và một mối quan hệ quá ư là kết dính của cô với mẹ cô.
Cô sống với mẹ và khi mà người mẹ có một bạn trai mới thì cô ta luôn có cảm giác sợ mẹ cô đi mãi mãi. Khi cô gái trẻ này vào trường học nội trú thì mẹ cô thường xuyên đi du lịch. Người mẹ luôn để cho cô con gái mình luôn có cảm tưởng rằng tất cả mọi người có thể ra đi nay mai.
Sự lệ thuộc cảm xúc
Cảm giác thiếu tự tin, cảm tưởng không xứng được yêu, sự lệ thuộc cảm xúc hay sự trối bỏ các mối quan hệ gần gũi để tự bảo vệ bản thân. Nỗi sợ bị bỏ rơi làm tổn thương những người chịu đau khổ này. Nhất là thông qua các mối quan hệ tình cảm của họ mà họ sẽ nhận ra tổn thương này. Bác sĩ Du Four khẳng định.
Tự cho rằng không xứng đáng được yêu bởi họ đã bị bỏ rơi trong thời kỳ thơ ấu những người này không thể tự yêu bản thân mình nên thường đòi hỏi bạn tình của họ luôn phải yêu họ nhiều hơn. “Khi người ta bị tổn thương từ nỗi sợ bị bỏ rơi, kèm theo lo âu, người ta sẽ lý giải tất cả các tình huống giữa các cá nhân dưới cái nền bị bỏ rơi” nhà phân tâm học Tomasella và là tác giả cuốn sách Cảm giác bị bỏ rơi nhấn mạnh. Trong một số trường hợp ngay cả việc bị sa thải có thể dẫn đến việc đánh thức chấn thương cũ từ khi còn nhỏ.
Trong một thế giới đầy bạo lực
Các mạng xã hội sẽ dẫn đến việc gia tăng nhiều sự kiện vô hại mà những sự kiện này thường gợi lại những chấn thương cũ. “Tất cả những mối quan hệ ảo khuếch trương sự bất an này mà chúng ta có thể đang có. Người ta luôn luôn chờ đợi một sự trả lời đối với một tin nhắn hay một like. Người ta có cảm tưởng rằng cái like này sẽ xoa dịu chúng ta, nhưng thực ra nó chỉ làm tăng lên cảm giác bị bỏ rơi mà thôi bởi vì trong sâu thẳm đó không phải là cái mà chúng ta cần”, Virginie Megglé phân tích.
Ngoài các mạng xã hội thì những cuộc khủng khoảng sinh thái, khủng hoảng chính trị và khủng hoảng kinh tế cũng như những vụ âm mưa khủng bố sẽ dẫn đến tăng thêm nỗi sợ bị bỏ rơi và tác động đến cả toàn bộ một thế hệ. “Trong một thế giới đầy bao lực và không có chỗ dựa thì ngày càng có nhiều người không biết làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng này. Điều này làm tăng thêm cảm giác mất an toàn”, nhà phân tâm Saverio Tomasella khẳng định.
Để chữa trị nỗi sợ bị bỏ rơi, trước hết phải biết chấn thương cũ là gì, sau đó nhận thức lại nó để hiểu rõ bản chất của chấn thương. “Những người bị mắc nối sợ bị bỏ rơi có một cuộc sống đầy sự tức giận mà họ không biết biểu lộ theo những cách hợp lý khác nhau”, bác sĩ Daniel Dufour nhấn mạnh.
Chừng nào mà người ta không nhận thức được sự bỏ rơi thực sự thì người ta sẽ dễ dàng cảm thấy bị bỏ rơi với những vấn đề nhỏ nhặt nhất”, nhà phân tâm Saverio Tomasella nói.
Về mặt điều trị thì có nhiều phương pháp như: Thôi miên, thiền, phân tâm, nói chung có nhiều cách. Nhưng mục đích là tạo ra một hoàn cảnh môi trường nơi mà người ta có thể tiếp cận với các cảm xúc của mình. Hoàn cảnh môi trường nơi cho phép người ta biết “chấp nhận rằng mình dễ tổn thương để từ đó trở nên mạnh mẽ hơn”, Virginie Megglé nói.