Từ ngày 28/11 đến 30/11 tại GEFE 2022, Schneider Electric, tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa, cùng hơn 100 doanh nghiệp tham gia tọa đàm với Thủ tướng Chính phủ về kinh tế xanh. Schneider Electric cũng mang đến các sáng kiến về Nhà máy trung hòa carbon, Tòa nhà trung hòa carbon và Năng lượng mặt trời.
Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc 2022 (COP27) tại Ai Cập vừa khép lại, mở ra tham vọng lớn hơn trong tương lai cho 200 quốc gia tham dự. Cam kết giảm 4 tỷ tấn CO2/năm từ 2030 cùng mục tiêu giữ trái đất chỉ nóng lên 1,5oC đòi hỏi các nước phải tăng tốc gấp 3-5 lần. Tham dự COP27 với vai trò tập đoàn năng lượng toàn cầu có 11 năm dẫn đầu bảng xếp hạng ESG, Schneider Electric đã tọa đàm với các quan chức và doanh nghiệp cùng tầm nhìn để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội liên quan đến biến đổi khí hậu.
Ngay sau COP27, Schneider Electric tiếp tục mang tầm nhìn và sáng kiến về chuyển đổi năng lượng đến Diễn đàn & Triển lãm Kinh tế Xanh Việt Nam (GEFE 2022). Tại diễn đàn, Schneider Electric đưa ra các cam kết hỗ trợ Việt Nam đáp ứng các cam kết tại COP27, cũng như từng bước hoàn thành các mục tiêu phát triển được nêu trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030. Trước đó, tại COP26, Việt Nam lần đầu tiên cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; sau đó phê duyệt chiến lược xanh hóa nền kinh tế: giảm phát thải ít nhất 15% khí nhà kính, giảm tiêu hao 1-1,5%/năm năng lượng sơ cấp, tăng năng lượng tái tạo lên 15-20%…
Tại GEFE 2022, Schneider Electric đã tham gia phiên họp toàn thể với Thủ tướng trong ngày khai mạc và trình bày 4 tham luận với vai trò diễn giả cấp cao trong lịch trình kéo dài 3 ngày sau.
Nền kinh tế xanh và cơ hội rộng mở cho Việt Nam
Trong phiên tọa đàm “Kinh tế xanh: Cơ hội tăng trưởng tốt nhất cho Việt Nam” với Thủ tướng, ông Xavier Denoly – Phó Chủ tịch Cấp cao về Phát triển bền vững của Schneider Electric chia sẻ về xu hướng phát triển bền vững và khử carbon đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu. Giảm phát thải carbon 30-50% vào năm 2030 hay giữ cho giữ cho trái đất chỉ nóng lên 1,5oC, không phải là vấn đề về điểm đến, mà là bài toán về tốc độ. COP27 vẫn có thể đạt được các mục tiêu đầy tham vọng, song chúng ta cần bước nhanh hơn 3-5 lần.
Schneider Electric ư Ông Xavier Denoly nhấn mạnh, Việt Nam cũng có thể làm được điều tương tự để đẩy nhanh phục hồi hậu Covid-19.
Trong cuộc chạy đua với thời gian, Điện 4.0 – kết hợp điện và kỹ thuật số – là cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất để khử cacbon, trong bối cảnh hiện nay có hơn 60% năng lượng sản xuất đang bị lãng phí. Schneider Electric hiện có sẵn các giải pháp Điện 4.0 tối ưu hiệu quả năng lượng và mang lại kết quả bền vững cho khách hàng, có thể đo lường được khi áp dụng công nghệ số tập trung vào phần mềm trong hệ sinh thái mở.
Tòa nhà Xanh – Hành trình hướng tới tòa nhà trung hòa carbon
Các tòa nhà tiêu thụ 30% năng lượng của thế giới và chịu trách nhiệm cho 40% lượng phát thải CO2. Thậm chí, tại các thành phố lớn, 70% khí phát thải carbon đến từ việc xây dựng và vận hành các tòa nhà. Do đó, việc xây dựng các tòa nhà xanh rất cần thiết để tiến đến mục tiêu phát triển nền kinh tế trung hòa carbon.
Tuy nhiên, toàn cầu chỉ có 10% tòa nhà được trang bị công nghệ khử carbon, 2% tòa nhà tích hợp công nghệ khử carbon kỹ thuật số và 1% đạt trung hòa carbon. Việt Nam cũng chỉ mới ghi nhận 233 công trình xanh xanh – bằng 1/2 Thái Lan và rất khiêm tốn so với 5.000 công trình xanh của Singapore; càng chưa có tòa nhà nào giảm phát thải ròng bằng 0 (net-zero), dù thành lập Hiệp hội Công trình Xanh Quốc gia vào 2007, gần như cùng thời điểm với các nước khác.
Ông Đồng Mai Lâm – Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia cho rằng, có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình xanh hóa các tòa nhà mới và hiện hữu. Đầu tiên, các chủ đầu tư quan tâm nhiều đến giá trị tài chính như chi phí xây dựng, mà bỏ qua các lợi ích về phát triển bền như môi trường, xã hội v.v. Thứ hai, cơ chế chính sách về công trình xanh đã có, nhưng việc áp dụng còn hạn chế. Thứ ba, chưa nhiều các nhà phát triển bất động sản đưa chiến lược bền vững vào giá trị thương hiệu.
Tại GEFE 2022, ông Lâm cũng làm rõ bài toán lợi ích cho các chủ đầu tư và các nhà lập pháp. Cụ thể, việc làm mới các tòa nhà hiện hữu để đạt được tiêu chuẩn xanh đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero đến 2050 của quốc gia. Chi phí đầu tư làm mới cho các tòa nhà hiện hữu chỉ cần thời gian hoàn vốn khoảng 8-10 năm. Đối với các tòa nhà mới, chi phí thiết lập các tiêu chuẩn xanh chỉ chiếm tối đa 4-6% tổng chi phí đầu tư và sẽ ngày càng ít hơn nhờ công nghệ ngày càng hiện đại hơn.
Để đẩy nhanh tốc độ, ông Đồng Mai Lâm đã chia sẻ hệ giá trị tòa nhà xanh (Building Value Framework) và những giải pháp thúc đẩy phát triển tòa nhà xanh tập trung vào 2 mảng chính là điện hóa và số hóa. Ví dụ về số hóa: hệ thống quản lý tự động hóa tòa nhà, hệ thống quản lý năng lượng …), và điện khí hóa: trạm sạc xe điện, bộ lưu trữ điện UPS, hệ thống quản lý năng lượng mặt trời (microgrid).
Schneider Electric hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn về phát triển bền vững cho chủ đầu tư, cũng như các giải pháp giảm phát thải carbon và tăng tính hiệu quả cho công trình, tiết kiệm chi phí vận hành và tăng tốc hoàn vốn đầu tư ban đầu. Các giải pháp này đã được ứng dụng cho Trụ sở Schneider Electric ở Singapore – tòa nhà net-zero đầu tiên trong khu vực, cải tạo tòa nhà 25 năm tuổi thành công trình xanh sử dụng 100% năng lượng tái tạo, lắp đặt hơn 5.000 cảm biến để đưa ra các giải pháp tối ưu năng lượng.