Hiển nhiên những cơn bão tàn khốc Harvey, Irma vừa qua là hệ quả tất yếu của tình trạng trái đất nóng lên. Rồi đây, theo một kịch bản xấu hơn nữa, tới năm 2050, 90% cà phê Mỹ Latinh ngon nhất thế giới sẽ biến mất.
Đồng tác giả công trình nghiên cứu môi trường của Trường Đại học Vermont công bố trên tạp chí PNAS, 11-9, giáo sư Taylor Ricketts giải thích: “Cà phê là một trong số những sản phẩm nông nghiệp quý giá nhất, cần khí hậu thuận lợi để có đủ ong thụ phấn hoa”.
Cà phê hảo hạng bị đe dọa nhất. Cà phê arabica thượng hạng trồng ở Mỹ Latinh khó chống đỡ với những dao động nhẹ về nhiệt độ, nắng, độ ẩm. Cà phê robusta chủ yếu làm cà phê hòa tan trồng ở châu Phi có sức chống đỡ với sự biến đổi khí hậu hơn một chút.
Nếu nhiệt độ trái đất nóng lên 2%, đến năm 2050, sản lượng cà phê trên những vùng thích hợp nhất từ xưa đến nay sẽ giảm 73 – 88%, theo mức độ không có nguồn thụ phấn hoa tự nhiên – ong và những bụi cây. Theo mô hình kịch bản này, tính đa dạng sinh học của ong cũng giảm 8 – 18%. Dự kiến những vùng thiệt hại nhất sẽ là Nicaragua, Honduras, Venezuela. Nhưng cà phê lại gia tăng ở Trung Mỹ, Mexico, Guatemala, Colombia, Costa Rica, nhờ khí hậu vùng núi thích hợp với cây cà phê và nhiều ong rừng.
Đã có những nghiên cứu tác hại của khí hậu nóng lên với cà phê, nhưng nghiên cứu của Trường Đại học Vermint là tiêu cực nhất – cà phê giảm 46 – 76% so với những dự kiến trước đây.
- Lê Lành theo Le Monde, PNAS
Xem thêm:
- Khát vọng cà phê Việt Nam vươn tầm thế giới
- Tìm đường đi cho nông sản xuất khẩu
- Ấn Độ và VN thỏa thuận bỏ lệnh cấm nhập khẩu nông sản