Vừa qua, tại Triển lãm BCI Equinox HCMC 2024, Saint-Gobain Việt Nam đã giới thiệu những giải pháp tiên tiến giúp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng. Công ty cũng tái khẳng định cam kết đồng hành cùng ngành xây dựng trong quá trình chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu quốc gia đạt Net Zero vào năm 2050.
Ngành xây dựng Việt Nam và các quốc gia trên thế giới hiện đang đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, bao gồm cạn kiệt năng lượng hóa thạch, biến đổi khí hậu và gia tăng ô nhiễm môi trường. Để tiếp tục phát triển và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, việc phát triển các công trình xanh theo hướng cân bằng năng lượng và tái chế được coi là giải pháp hiệu quả. Chủ đề này đã trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận tại BCI Equinox HCMC 2024.
Theo các chuyên gia, mặc dù đối diện nhiều thách thức, ngành xây dựng Việt Nam đang có nhiều thuận lợi về mặt chính sách. Kế hoạch hành động của ngành xây dựng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã nêu rõ rằng Chính phủ khuyến khích sản xuất vật liệu xây dựng xanh, phát thải carbon thấp và vật liệu tái chế từ phế thải xây dựng và công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2030 là giảm ít nhất 25% phát thải khí nhà kính từ vận hành chung cư, 100% công trình xây mới và sửa chữa tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, và 25% vật liệu xây dựng chủ yếu sản xuất trong nước được chứng nhận sản phẩm xanh.
Đồng hành cùng Chính phủ trên con đường xanh hóa ngành xây dựng, Saint-Gobain Việt Nam đã mang đến nhiều sản phẩm và công nghệ mới cùng các giải pháp bền vững. Tại BCI Equinox HCMC 2024, doanh nghiệp đã giới thiệu giải pháp cách nhiệt ISOVER®, giúp tiết kiệm chi phí, bảo tồn năng lượng và giảm khí thải carbon cho các công trình xây dựng. ISOVER® không chỉ tác động trực tiếp trong quá trình sản xuất mà còn tối ưu hóa hoạt động của các công trình bằng cách tăng hàm lượng thủy tinh tái chế trong nguyên liệu sản xuất lên đến 80% và chuyển sang sử dụng chất kết dính có nguồn gốc sinh học. Giải pháp này còn quản lý nguồn tài nguyên bền vững thông qua việc thử nghiệm bao bì chứa 30 – 50% vật liệu tái chế và chấm dứt lấy mẫu cát để sản xuất bông thủy tinh. Điều này giúp giảm đáng kể lượng CO2 phát thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Saint-Gobain còn giới thiệu các giải pháp vật liệu giúp giảm phát thải CO2 như hệ tường nhẹ Light-weight (vách thạch cao), giúp giảm 79% lượng khí CO2 so với hệ tường gạch vữa xi măng truyền thống. Kính sản xuất từ hydro giúp giảm 70% lượng khí CO2 trực tiếp thải ra môi trường, và vữa tô nội thất chuyên dụng Vĩnh Tường-gyproc giúp giảm 75% lượng khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi măng.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Trường Hải, Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam, nhấn mạnh rằng Saint-Gobain là đối tác chiến lược trong việc giảm phát thải gián tiếp từ chuỗi cung ứng cho các dự án xây dựng. Các sản phẩm của ISOVER® và Saint-Gobain Việt Nam kế thừa tinh hoa từ hơn 350 năm kinh nghiệm của tập đoàn toàn cầu, hiện diện tại 75 quốc gia với cam kết không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới một ngành xây dựng phát triển bền vững.
Ngoài việc phát triển hệ sinh thái các sản phẩm xanh giúp cân bằng năng lượng cho công trình, Saint-Gobain còn chú trọng vào sản xuất và vận hành xanh. Công ty tuân thủ các mục tiêu bền vững của tập đoàn toàn cầu như cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 và giảm 50% lượng nước sạch tiêu thụ vào năm 2030. Saint-Gobain sử dụng năng lượng tái tạo, lò hơi sinh khối, tiết kiệm điện và tái sử dụng toàn bộ nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thạch cao.
Saint-Gobain Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm lượng CO2 tại các nhà máy ở Việt Nam với gần 7.700 tấn CO2 được giảm tính đến hết năm 2023 và đặt mục tiêu tăng hơn 80% lượng CO2 dự kiến cắt giảm trong năm 2024 so với năm trước.