Dù có nhiều cố gắng để bứt qua mức đỉnh lịch sử vừa thiết lập hôm thứ Năm tuần trước (22/3), nhưng VN-Index liên tục bị đẩy trở lại và đang loay hoay tìm hướng đi mới. Trong phiên sáng nay (29/3), nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khiến VN-Index quay đầu với thanh khoản sụt giảm mạnh.Phiên giao dịch hôm qua ghi nhận áp lực bán mạnh từ khi mở cửa ở nhiều cổ phiếu lớn đã khiến VN-Index vài lần đi xuống tham chiếu và chốt phiên trong sắc đỏ.
Sau giờ nghỉ trưa, sự giằng co do áp lực bán thường trực của phiên sáng đã giảm bớt, VN-Index nhận lực cầu lớn, leo thẳng lên sát ngưỡng 1.180 điểm, nhưng mốc điểm này thực sự “khó nhằn”, khi nhiều phiên vươn lên đỉnh này đã bị đẩy mạnh ngược xuống.
Diễn biến này thêm một lần nữa xuất hiện, VN-Index nhanh chóng thoái lui, về sát tham chiếu và rung lắc và đóng cửa chỉ giữ được sắc xanh nhạt.
Theo FPTS, những tín hiệu từ thị trường vẫn chưa đủ an toàn cho các vị thế giao dịch theo chiều mua.
Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về số mã giảm giá trong khi các BlueChips thuộc nhóm ngân hàng và dầu khí đang bị bán mạnh là nguyên nhân khiến chúng tôi lo ngại khả năng sụt giảm bất ngờ có thể xảy ra.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (29/3), VN-Index vẫn lao nhanh lên gần ngưỡng 1.180 điểm ngay khi mở cửa giống như một số phiên gần đây. Nhưng diễn biến đi xuống nhanh cũng đã lặp lại, chỉ số rơi dần về tham chiếu và rung lắc mạnh quanh mốc 1.172 điểm.
“Đóng góp” vào diễn biến này là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phần lớn đang giảm như VNM, VCB, SAB, BID, VJC, CTG, cùng nhóm bluechip VN30 cũng đang có tới 21 mã giảm và chỉ 4 mã tăng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng kể nhất là VIC, MSN và SAB, cùng 2 cổ phiếu ngân hàng ngược dòng so với phần còn lại của nhóm là VPB và HDB.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đang bị chốt lời như FLC, FIT, ASM, SBT, HQC, DXG…
Sau khi giằng co trong nửa đầu phiên sáng, VN-Index đã chính thức chia tay mốc 1.170 điểm khi bảng điện tử sắc đỏ chiếm ưu thế, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn không khoe sắc cùng thanh khoản suy giảm mạnh so với phiên sáng hôm qua.
Tuy nhiên, dường như sự điều chỉnh là cơ hội, một số cổ phiếu lớn hồi dần, nhóm VN30 cũng cố gắng có thêm một vài mã tăng điểm đã kéo VN-Index trở lại, nhưng thời gian là không đủ, VN-Index chính thức chốt phiên trong sắc đỏ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 114 mã tăng và 141 mã giảm, VN-Index giảm 1,2 điểm (-0,1%), xuống 1.171,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 86,15 triệu đơn vị, giá trị 2.511,36 tỷ đồng, giảm hơn 24% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 8,88 triệu đơn vị, giá trị 311,44 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chia đôi ngả khi VNM, GAS, BID, CTG và VJC giảm điểm thì còn lại tăng.
Cụ thể, VNM giảm 0,7% xuống 209.500 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 0,6% xuống 126.300 đồng/cổ phiếu; BID giảm 1,5% xuống 43.900 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 0,3% xuống 35.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2,1 triệu đơn vị; VJC giảm 0,5% xuống 223.800 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, VIC tăng 0,3% lên 114.900 đồng/cổ phiếu; VCB rung lắc mạnh quanh tham chiếu, nhưng chốt phiên có sắc xanh, tăng 0,3% lên 70.700 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 0,4% lên 240.000 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 0,6% lên 111.100 đồng/cổ phiếu; VPB tăng 0,6% lên 65.300 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh nhất và ngoài VCB thoát hiểm, thì chỉ còn 2 mã VPB nêu trên HDB đi ngược, HDB tăng 1,5% lên 46.150 đồng/cổ phiếu, khớp 2,4 triệu đơn vị.
Còn lại STB giảm 0,3% xuống 15.300 đồng/cổ phiếu, khớp 2,68 triệu đơn vị; CTG giảm 0,3% xuống 35.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,1 triệu đơn vị; MBB giảm 0,1% xuống 35.350 đồng/cổ phiếu, khớp 2 triệu đơn vị.
Trong nhóm VN30, tương tự như phiên sáng hôm qua, nhóm cổ phiếu vẫn đang trong tình trạng bị chốt lời ngoài 3 mã ngân hàng nêu trên còn có SSI, HPG, SBT, ROS.
Trong khi HPG đảo chiều thành công, tăng 1,5% lên 60.800 đồng/cổ phiếu thì nhóm còn lại đều giảm như SSI mất 0,9% xuống 39.150 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2 triệu đơn vị; SBT giảm 0,9% xuống 17.200 đồng/cổ phiếu, khớp gần 1 triệu đơn vị; ROS giảm 0,2% xuống 144.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 600.000 đơn vị…
Nhóm cổ phiếu tăng điểm trong VN30 ngoài một số mã thuộc top vốn hóa lớn thì chỉ còn FPT +1,2% lên 59.600 đồng/cổ phiếu; NVL + 0,5% lên 66.400 đồng/cổ phiếu; và MWG +0,1% lên 113.300 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu thị trường, IDI hôm nay có thanh khoản cao nhất với hơn 7 triệu đơn vị, và thuộc số ít trong nhóm cổ phiếu tăng điểm, chốt phiên tăng 0,7% lên 13.900 đồng/cổ phiếu.
Một số cổ phiếu vừa thuộc nhóm ngành xây dựng, bất động sản cũng tăng là SCR, DIG, DRH, trong khi còn lại FLC, DXG, PDR, HQC, QCG giảm điểm. Khớp lệnh cao nhất là FLC với hơn 5,7 triệu đơn vị.
Hai cái tên vẫn trắng bên mua và giảm sàn là TLH và NVT, thanh khoản khớp lệnh trên 700.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu HNX30 tăng điểm đáng kể chỉ còn CEO, VC3 và VCS, còn lại những PVS, ACB, SHS, HUT, PVI giảm điểm, trong khi SHB chỉ đứng tham chiếu đã kéo HNX-Index lùi xuống dưới tham chiếu sau khi tăng điểm trong hơn 1 giờ giao dịch đầu tiên.
Cụ thể, PVS giảm 3,6% xuống 21.300 đồng/cổ phiếu, khớp 3,1 triệu đơn vị; ACB giảm 0,2% xuống 46.800 đồng/cổ phiếu, khớp 1,19 triệu đơn vị; SHS giảm 0,9% xuống 23.200 đồng/cổ phiếu, khớp hơn nửa triệu đơn vị; PVI giảm 0,2% xuống 40.800 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 280.000 đơn vị.
Ngược lại, CEO tăng mạnh 4,7% lên 13.500 đồng/cổ phiếu, khớp 2,84 triệu đơn vị; VC3 tăng 0,6% lên 18.000 đồng/cổ phiếu, khớp 461.000 đơn vị; VCS tăng 2,5% lên 264.000 đồng/cổ phiếu, nhưng có chưa đến 100.000 đơn vị khớp lệnh.
Trong khi đó, SHB đứng tham chiếu ở mức 13.000 đồng/cổ phiếu, khớp 4,11 triệu đơn vị, dẫn dầu thanh khoản HNX.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 63 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,3 điểm (-0,23%), xuống 132,26 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,2 triệu đơn vị, giá trị 368,15 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có hơn 210.000 đơn vị, giá trị 1,1 tỷ đồng.
Trên UPCoM, trái ngược với 2 sàn niêm yết, dù mở cửa trong sắc đỏ, nhưng với sự khởi sắc của POW, OIL, VIB, HVN, ACV, MSR, UPCoM-Index đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh và duy trì đà tăng tốt trong suốt phiên sáng.
Cụ thể, chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,65%), lên 60,13 điểm với 75 mã tăng và 61 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,37 triệu đơn vị, giá trị 207 tỷ đồng, giảm 10% về khối lượng, nhưng tăng 22,97% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp nửa triệu đơn vị, giá trị 17,93 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch trên UPCoM tăng mạnh dù khối lượng giảm là do dòng tiền chảy mạnh vào nhiều mã lớn. Trong đó, POW có thanh khoản lớn nhất sàn với 1,73 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 3,85%, lên 16.200 đồng. LPB khớp 1,26 triệu đơn vị, nhưng giảm nhẹ 0,66%, xuống 15.000 đồng.
Ngoài POW, OIL cũng tăng mạnh 5,21%, lên 20.200 đồng với 496.000 đơn vị, HVN cũng tăng 1,68%, lên 48.500 đồng, VIB tăng 4,34%, lên 40.900 đồng, ACV tăng 4,66%, lên 101.000 đồng.
Ngoài ra, phiên sáng nay cũng ghi nhận nhiều mã nhỏ khác nổi sóng như GVR, VNP, SDH, ILS, MLN…
– Theo ĐTCK
Phiên giao dịch hôm qua ghi nhận áp lực bán mạnh từ khi mở cửa ở nhiều cổ phiếu lớn đã khiến VN-Index vài lần đi xuống tham chiếu và chốt phiên trong sắc đỏ.
Sau giờ nghỉ trưa, sự giằng co do áp lực bán thường trực của phiên sáng đã giảm bớt, VN-Index nhận lực cầu lớn, leo thẳng lên sát ngưỡng 1.180 điểm, nhưng mốc điểm này thực sự “khó nhằn”, khi nhiều phiên vươn lên đỉnh này đã bị đẩy mạnh ngược xuống.
Diễn biến này thêm một lần nữa xuất hiện, VN-Index nhanh chóng thoái lui, về sát tham chiếu và rung lắc và đóng cửa chỉ giữ được sắc xanh nhạt.
Theo FPTS, những tín hiệu từ thị trường vẫn chưa đủ an toàn cho các vị thế giao dịch theo chiều mua.
Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về số mã giảm giá trong khi các BlueChips thuộc nhóm ngân hàng và dầu khí đang bị bán mạnh là nguyên nhân khiến chúng tôi lo ngại khả năng sụt giảm bất ngờ có thể xảy ra.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay (29/3), VN-Index vẫn lao nhanh lên gần ngưỡng 1.180 điểm ngay khi mở cửa giống như một số phiên gần đây. Nhưng diễn biến đi xuống nhanh cũng đã lặp lại, chỉ số rơi dần về tham chiếu và rung lắc mạnh quanh mốc 1.172 điểm.
“Đóng góp” vào diễn biến này là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phần lớn đang giảm như VNM, VCB, SAB, BID, VJC, CTG, cùng nhóm bluechip VN30 cũng đang có tới 21 mã giảm và chỉ 4 mã tăng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu tăng điểm đáng kể nhất là VIC, MSN và SAB, cùng 2 cổ phiếu ngân hàng ngược dòng so với phần còn lại của nhóm là VPB và HDB.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng đang bị chốt lời như FLC, FIT, ASM, SBT, HQC, DXG…
Sau khi giằng co trong nửa đầu phiên sáng, VN-Index đã chính thức chia tay mốc 1.170 điểm khi bảng điện tử sắc đỏ chiếm ưu thế, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn không khoe sắc cùng thanh khoản suy giảm mạnh so với phiên sáng hôm qua.
Tuy nhiên, dường như sự điều chỉnh là cơ hội, một số cổ phiếu lớn hồi dần, nhóm VN30 cũng cố gắng có thêm một vài mã tăng điểm đã kéo VN-Index trở lại, nhưng thời gian là không đủ, VN-Index chính thức chốt phiên trong sắc đỏ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 114 mã tăng và 141 mã giảm, VN-Index giảm 1,2 điểm (-0,1%), xuống 1.171,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 86,15 triệu đơn vị, giá trị 2.511,36 tỷ đồng, giảm hơn 24% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 8,88 triệu đơn vị, giá trị 311,44 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chia đôi ngả khi VNM, GAS, BID, CTG và VJC giảm điểm thì còn lại tăng.
Cụ thể, VNM giảm 0,7% xuống 209.500 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 0,6% xuống 126.300 đồng/cổ phiếu; BID giảm 1,5% xuống 43.900 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 0,3% xuống 35.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2,1 triệu đơn vị; VJC giảm 0,5% xuống 223.800 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, VIC tăng 0,3% lên 114.900 đồng/cổ phiếu; VCB rung lắc mạnh quanh tham chiếu, nhưng chốt phiên có sắc xanh, tăng 0,3% lên 70.700 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 0,4% lên 240.000 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 0,6% lên 111.100 đồng/cổ phiếu; VPB tăng 0,6% lên 65.300 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh nhất và ngoài VCB thoát hiểm, thì chỉ còn 2 mã VPB nêu trên HDB đi ngược, HDB tăng 1,5% lên 46.150 đồng/cổ phiếu, khớp 2,4 triệu đơn vị.
Còn lại STB giảm 0,3% xuống 15.300 đồng/cổ phiếu, khớp 2,68 triệu đơn vị; CTG giảm 0,3% xuống 35.100 đồng/cổ phiếu, khớp 2,1 triệu đơn vị; MBB giảm 0,1% xuống 35.350 đồng/cổ phiếu, khớp 2 triệu đơn vị.
Trong nhóm VN30, tương tự như phiên sáng hôm qua, nhóm cổ phiếu vẫn đang trong tình trạng bị chốt lời ngoài 3 mã ngân hàng nêu trên còn có SSI, HPG, SBT, ROS.
Trong khi HPG đảo chiều thành công, tăng 1,5% lên 60.800 đồng/cổ phiếu thì nhóm còn lại đều giảm như SSI mất 0,9% xuống 39.150 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 2 triệu đơn vị; SBT giảm 0,9% xuống 17.200 đồng/cổ phiếu, khớp gần 1 triệu đơn vị; ROS giảm 0,2% xuống 144.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 600.000 đơn vị…
Nhóm cổ phiếu tăng điểm trong VN30 ngoài một số mã thuộc top vốn hóa lớn thì chỉ còn FPT +1,2% lên 59.600 đồng/cổ phiếu; NVL + 0,5% lên 66.400 đồng/cổ phiếu; và MWG +0,1% lên 113.300 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu thị trường, IDI hôm nay có thanh khoản cao nhất với hơn 7 triệu đơn vị, và thuộc số ít trong nhóm cổ phiếu tăng điểm, chốt phiên tăng 0,7% lên 13.900 đồng/cổ phiếu.
Một số cổ phiếu vừa thuộc nhóm ngành xây dựng, bất động sản cũng tăng là SCR, DIG, DRH, trong khi còn lại FLC, DXG, PDR, HQC, QCG giảm điểm. Khớp lệnh cao nhất là FLC với hơn 5,7 triệu đơn vị.
Hai cái tên vẫn trắng bên mua và giảm sàn là TLH và NVT, thanh khoản khớp lệnh trên 700.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu HNX30 tăng điểm đáng kể chỉ còn CEO, VC3 và VCS, còn lại những PVS, ACB, SHS, HUT, PVI giảm điểm, trong khi SHB chỉ đứng tham chiếu đã kéo HNX-Index lùi xuống dưới tham chiếu sau khi tăng điểm trong hơn 1 giờ giao dịch đầu tiên.
Cụ thể, PVS giảm 3,6% xuống 21.300 đồng/cổ phiếu, khớp 3,1 triệu đơn vị; ACB giảm 0,2% xuống 46.800 đồng/cổ phiếu, khớp 1,19 triệu đơn vị; SHS giảm 0,9% xuống 23.200 đồng/cổ phiếu, khớp hơn nửa triệu đơn vị; PVI giảm 0,2% xuống 40.800 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 280.000 đơn vị.
Ngược lại, CEO tăng mạnh 4,7% lên 13.500 đồng/cổ phiếu, khớp 2,84 triệu đơn vị; VC3 tăng 0,6% lên 18.000 đồng/cổ phiếu, khớp 461.000 đơn vị; VCS tăng 2,5% lên 264.000 đồng/cổ phiếu, nhưng có chưa đến 100.000 đơn vị khớp lệnh.
Trong khi đó, SHB đứng tham chiếu ở mức 13.000 đồng/cổ phiếu, khớp 4,11 triệu đơn vị, dẫn dầu thanh khoản HNX.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 63 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,3 điểm (-0,23%), xuống 132,26 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,2 triệu đơn vị, giá trị 368,15 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có hơn 210.000 đơn vị, giá trị 1,1 tỷ đồng.
Trên UPCoM, trái ngược với 2 sàn niêm yết, dù mở cửa trong sắc đỏ, nhưng với sự khởi sắc của POW, OIL, VIB, HVN, ACV, MSR, UPCoM-Index đã nhanh chóng lấy lại sắc xanh và duy trì đà tăng tốt trong suốt phiên sáng.
Cụ thể, chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,65%), lên 60,13 điểm với 75 mã tăng và 61 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,37 triệu đơn vị, giá trị 207 tỷ đồng, giảm 10% về khối lượng, nhưng tăng 22,97% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp nửa triệu đơn vị, giá trị 17,93 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch trên UPCoM tăng mạnh dù khối lượng giảm là do dòng tiền chảy mạnh vào nhiều mã lớn. Trong đó, POW có thanh khoản lớn nhất sàn với 1,73 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 3,85%, lên 16.200 đồng. LPB khớp 1,26 triệu đơn vị, nhưng giảm nhẹ 0,66%, xuống 15.000 đồng.
Ngoài POW, OIL cũng tăng mạnh 5,21%, lên 20.200 đồng với 496.000 đơn vị, HVN cũng tăng 1,68%, lên 48.500 đồng, VIB tăng 4,34%, lên 40.900 đồng, ACV tăng 4,66%, lên 101.000 đồng.
Ngoài ra, phiên sáng nay cũng ghi nhận nhiều mã nhỏ khác nổi sóng như GVR, VNP, SDH, ILS, MLN…
– Theo ĐTCK