Những ngôi nhà thờ, khu dân cư, hòn đảo hoặc thành phố trước đây đã lâu từng bị nhấn chìm bởi lũ lụt hoặc biến động thời tiết. Một thời gian rất dài sau đó, chúng đã lại nhô lên khỏi mặt nước tựa như có một phép mầu.
Nhà thờ 400 tuổi nổi lên trên mặt hồ Mexico
Năm 2015, ngôi nhà thời cổ Quechula thời thuộc địa đã nổi lên khi mực nước sông rút xuống ở bang Chiapas, miền Nam Mexico. Sông Grijalva cạn nước bởi đợt hạn trong năm, khiến cho mực nước trong hồ chứa nước ở thành phố Nezahualcoyotl giảm xuống khoảng 25m.
Ngôi nhà thờ do một nhóm tu sĩ, dưới sự lãnh đạo của sư huynh Bartolome de la Casas, xây dựng vào giữa thế kỷ 16 ở vùng Quechula; đây là nơi cư ngụ xưa của người Zoque. Ban đầu, nhà thờ đã chìm khi người ta xây dựng hồ dự trữ nước Nezahualcoyotl vào năm 1966, lúc địa phương có lũ lụt lớn.
Hòn đảo hình con rùa chìm trong nước 9 tháng mỗi năm
Mỗi năm, hàng ngàn du khách người Trung Quốc lại lũ lượt kéo đến hồ Gorges để xem cảnh một hòn đảo hình con rùa nhô lên khỏi mặt nước sông Muodaoxi. Sự kiện, “con rùa mùa xuân nổi lên khỏi mặt nước” do những người dân kỷ niệm vì loài rùa được xem là điềm hên và sống thọ.
Nghe có vẻ như một sự kiện tự nhiên, nhưng “phép thuật” là do bàn tay con người. Mực nước sông Muodaoxi được kiểm soát bởi Đập Ngã Ba. Cứ đến mùa xuân, nguồn nước dự trữ cung cấp cho khu vực giảm xuống khiến mực nước đi xuống, để lộ ra hòn đảo. Hòn đảo rùa này sẽ nhìn đầy đủ nhất khi mực nước từ 163-168m. Nếu mực nước giảm khoảng 145m thì dãy núi đá sẽ nối dài tới đất liền, làm mất đi hình ảnh độc đáo.
- Xem thêm: Những thành phố bí ẩn chìm dưới nước
Thành phố ở Argentina nổi lên sau 30 năm bị chìm
Trở lại vào những năm 1920, một làng du lịch tên Villa Epecuen được xây dựng dọc theo bờ của hồ nước mặn Lago Epecuen dài 600km phía Tây Nam Buenos Aires, Argentina. Lago Epecuen giống như đa số những con hồ miền núi, ngoại trừ điểm khác biệt lớn, mực nước muối của nó chỉ thấp đứng thứ hai sau Biển Chết và cao hơn gấp 10 lần so với các đại dương.
Dân số thành phố ở mức cao nhất trong những năm 1970 là hơn 5.000 người. Gần 300 dịch vụ kinh doanh đã phát triển ở đây, bao gồm những khách sạn, nhà tập thể, spa, cửa hàng và viện bảo tàng. Trong thời gian đó, một sự kiện thời tiết kéo dài khiến mưa nhiều liên tục ở vùng chung quanh đồi, và Lago Epecuen bắt đầu bành trướng.
Ngày 10.11.1985, nước phá vỡ đập và tràn ngập thành phố. Năm 1993, lũ di chuyển chậm, dìm cả thành phố nằm sâu dưới 10m nước. Gần 25 năm sau, vào năm 2009, thời tiết ẩm ướt đảo ngược và nước bắt đầu rút. Villa Epecuen lại nổi lên khỏi mặt nước. Không có ai quay lại thành phố, ngoại trừ ông Pablo Novak, 81 tuổi, hiện nay là cư dân duy nhất của Villa Epecuen.
Nhà thờ Thánh Nicholas ngập trong lũ nổi lên mặt hồ nhân tạo
Không xa thác nước cao nhất ở Balkans là Hồ Mavrovo, một công viên quốc gia ở Macedonia nổi tiếng với ngôi giáo đường chìm một nửa dưới nước. Nằm trong cảnh quan ngoạn mục giữa những cao nguyên xanh ngát và những đỉnh núi phủ tuyết trắng, ngôi nhà thờ Thánh Nicholas hoang phế là nạn nhân của hồ nhân tạo được tạo nên để cung cấp nước cho một nhà máy điện địa phương.
Nửa trên của nhà thờ Thánh Nicholas vẫn có thể nhìn thấy, nổi lên từ mặt hồ ngay lập tức cách xa bờ của ngôi làng nó đã từng phục vụ. Ngày nay, tuy những cỏ dại mọc lên từ các phế tích và mái ngói của ngọn tháp đang sụp xuống, nhưng phế tích vẫn là một tiêu điểm nổi bật ngoạn mục giữa cảnh quan trong những năm tới.
Cảnh quan chìm dưới nước biến thành công viên quốc gia
The Grüner See (còn có tên là Hồ Xanh) tọa lạc ở Styria, Áo. Nó nổi tiếng với các quang cảnh đẹp mắt và làn nước màu xanh lục bảo lộ ra ở phía dưới ngọn núi tuyết phủ. Vào mùa đông, trước khi băng tan, hồ chỉ sâu 1-2m và khu vực chung quanh được sử dụng như một công viên quốc gia. T
uy nhiên vào mùa xuân, vùng đất lòng chảo phía dưới núi chứa đầy nước, biến con hồ thành một cảnh quan ngầm dưới mặt nước sâu gần 12m. Grüner See không ô nhiễm và là điểm du lịch rất nổi tiếng đối với những người đi bộ đường dài, người cắm trại và những nhà thám hiểm muốn thưởng ngoạn thiên nhiên.
Phố người Hoa trồi lên sau khi chìm 5 năm
Bức ảnh lạ lùng này cho thấy toàn bộ một ngôi làng nổi lên khỏi hồ sau năm năm bị lũ lụt tràn ngập hoàn toàn qua một trận động đất dữ dội. Gần 10 tòa nhà, bao gồm những ngôi nhà, cơ quan và một trường tiểu học, đã nổi lên khỏi mặt nước kể từ khi làng Xuanping bị phá hủy năm 2008. Một trận động đất 8 độ Richter phá hủy ngôi làng ở hạt Beichuan, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), khiến nó bị chìm hoàn toàn dưới hồ.
Thành phố ma ở miền Tây nổi lên khi Nevada hạn hán
Saint Thomas, thành phố tiên phong của người Mormon, đã bị chìm cách đây 70 năm khi nước sông Colorado dâng cao tạo thành hồ Mead. Hiện nay những phế tích của nó đã phơi bày khi hạn hán kéo dài làm cho con hồ cạn xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Thành phố Thomas được thành lập năm 1865 tại chỗ hợp lưu của hai con sông Muddy và Virgin do những người Mormon được phái đến miền nam Nevada để trồng cây bông và mở rộng sự bành trướng nhà thờ của họ tới bờ Tây. Thành phố có 500 cư dân vào thời điểm nó bị ngập vào năm 1938.
Những nền móng bê tông của Saint Thomas được phát hiện lần đầu tiên bởi những ngư dân vào năm 2003. Ngày nay, những bụi cây liễu bách phủ khắp quang cảnh. Cục Cải tạo Môi trường Mỹ gần đây đang cân nhắc một số đề xuất xử lý hạn hán trên dòng sông hiện đang cung cấp nước và năng lượng cho hàng triệu người thuộc các tiểu bang miền Tây.
Nhà thờ Venezuela nổi lên sau 33 năm bị chìm
Từ năm 1985 đến năm 2008, những ngư dân và du khách đi thuyền dọc theo con hồ được tạo thành bởi khu dự trữ nước Uribante ở Táchira (Venezuela) đã nhìn thấy một sự kiện lạ: một cây thánh giá nhô lên khỏi mặt nước.
Năm 2008, cây thánh giá bắt đầu nhô lên ngày càng cao hơn để lộ ra cả một kiến trúc gothic phía dưới. Nước cạn dần, để lộ ra những gì nó đã che khuất trong hai thập niên. Năm 2010, nước cạn gần như hoàn toàn phơi bày toàn bộ ngôi nhà thờ cổ. Nhà thờ thuộc về thành phố Potosi, trong năm 1985 đã bị ngập chìm do quá trình ngăn sông làm đập thủy điện. Tất cả những cư dân ở Potosi đều đã được tái định cư.
Làng Vilarinho das Furnas, Bồ Đào Nha
Một ngôi làng nhỏ bé đang sống trong thanh bình bỗng chốc bị chìm mất trong làn nước lũ do công ty điện lực địa phương gây ra nhằm xây dựng thủy điện trong khu vực. Khi công việc kết thúc, dân làng gom góp những hiện vật và kỷ vật cùng với những câu chuyện để tạo thành một bảo tàng tưởng niệm lại thị trấn cũ ngày xưa của họ.
Đó là những gì đã xảy ra tại thị trấn Vilarinho da Furna 2000 năm tuổi ở vùng Minho ở Bồ Đào Nha. Theo văn hóa truyền khẩu dân gian, ngôi làng được cho là do người La Mã thành lập vào thế kỷ I và phát triển mạnh mẽ trong hai thiên niên kỷ trước khi bị Công ty Điện lực Bồ Đào Nha làm chìm ngập trong cơn lũ vào năm 1972.
Năm 1981, một bảo tàng dành riêng cho thị trấn ngập nước được mở ra ở São João do Campo; tòa nhà được xây dựng bằng đá lấy từ một số ngôi nhà cổ của ngôi làng và trưng bày các hiện vật từ thị trấn. Nhưng đó không phải là tất cả: những tàn dư từ thị trấn có thể được nhìn thấy trong các thời gian khô ráo vào mùa xuân và mùa thu, khi mực nước trong hồ lắng xuống, và những phế tích của các bức tường, cửa sổ và cửa ra vào của thị trấn cũng tái xuất hiện.