Trong vô số các nghề nghiệp, vẫn có một số ít những nghề vô cùng độc đáo hoặc khác thường ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, chẳng hạn như những nghề sau đây tại một số quốc gia trên thế giới.
1. Oshiya: Nghề đẩy hành khách
Công ty Hỏa xa Nhật Bản thuê những Oshiya, tức là “những người đẩy”. Công việc của họ là đẩy những hành khách vào bên trong xe lửa khi xe lửa đã chứa quá nhiều người.
Thay vì mở rộng mạng lưới hoặc hoạt động thường xuyên, Hỏa xa Nhật Bản đã thuê những Oshiya để nhồi nhét người vào xe lửa nhằm giảm thiểu tình trạng chậm trễ. Nói chung, các Oshiya là những nhân viên làm việc bán thời gian, chẳng hạn như giới sinh viên và các nhân viên trạm xe lửa.
2. Nghề lấy nọc rắn
Lấy nọc rắn là một nghề nguy hiểm vì người làm nghề này lúc nào cũng phải đối diện với những con rắn độc. Nghề này xuất hiện trên khắp thế giới, công việc bao gồm vắt nọc rắn vào trong một hộp thiếc để sản xuất thuốc kháng nọc độc.
Ông Bill Haast, nhà lấy nọc rắn huyền thoại, đã sống sót sau khi bị 172 con rắn độc cắn trong suốt đời hành nghề của ông. Bị rắn độc cắn lần đầu tiên vào năm 12 tuổi, ông đã sống thọ tới 100 tuổi.
3. Nghề thu gom chất nôn mửa
Đây là một trong những nghề bẩn thỉu nhất và những công viên giải trí buộc phải thuê các nhân viên thu gom chất dịch nôn mửa.
Có nhiều công viên giải trí nổi bật với roller coaster (tàu lượn siêu tốc) làm cho những người khách phải nôn ói bữa ăn của họ ngay lập tức sau chuyến đi tàu lượn, và những nhân công thu gom có nhiệm vụ lau rửa, dọn sạch những thứ nôn ói.
Lý do chính khiến người ta phải thu gom là vấn đề lo sợ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn là mùi hôi thối.
4. Nghề ngồi xem sơn khô
Bạn có bao giờ hình dung ra có một nghề chỉ nhìn chăm chăm vào các bức tường không? Công nghệ sơn đã tuyển dụng công nhân ngồi xem sơn khô, được xem như một trong những nghề nghiệp đáng chán nhất thế giới.
Tiến sĩ Thomas Kerwin đã làm việc với hãng sơn tầm cỡ quốc tế Dulux trong 4 năm, công việc cơ bản hàng ngày của ông là nhìn vào những bức tường đã sơn xong.
Trách nhiệm này được cho là quan sát màu sắc thay đổi sau khi sơn lên tường và số thời gian để có thể sờ vào được bức tường mà không bị dính sơn.
5. Nhân viên xử lý hiện trường án mạng
Bạn có từng ngạc nhiên khi nghe nói về những người chuyên dọn sạch xác chết tại hiện trường điều tra vụ sát nhân?
Nghề của nhân viên xử lý xác chết tại hiện trường không chỉ là việc kéo tử thi ra khỏi hiện trường, mà họ còn phải làm sạch những giòi bọ bám vào xác chết. Điều này khiến họ trở thành một trong những nghề nghiệp kinh hãi và kỳ quặc nhất trên đời.
6. Những người ngủ chuyên nghiệp
Công nghiệp khách sạn thuê Những người ngủ chuyên nghiệp để thử nghiệm mức độ dễ chịu, êm ái của giường ngủ. Những người bị chứng mất ngủ có thể yên tâm khi mua những giường ngủ chất lượng cao.
Những người ngủ chuyên nghiệp sẽ phải viết ra chi tiết trải nghiệm của họ cùng với những yêu cầu cải thiện mức độ tiện nghi của chiếc giường.
Thoạt nghe có vẻ lạ đời, nhưng những người trong nghề cho đây là một công việc hết sức bình thường như bao nghề nghiệp khác.
7. Nghề di dời băng sơn
Những băng sơn trên đại dương là một trong những mối nguy cho tàu thuyền đi lại trên khắp thế giới. Cơ quan Tuần tra Băng sơn Quốc tế (IIP) đã thành lập một tổ chức sau thảm kịch Titanic để phòng tránh bất kỳ tình huống bất hạnh nào tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Tổ chức này được thành lập bởi Bắc Mỹ và các quốc gia châu Âu khác, với những nhân viên di dời băng sơn chuyên nghiệp để dọn những khối băng sơn lớn.
Hiển nhiên đây là một nghề nghiệp lý tưởng khi họ đi đến mọi nơi trên thế giới để dọn sạch các băng sơn, nhưng nó cũng có những giới hạn. Khi gặp phải những con sóng lớn, tàu có thể bị lật nhào. Công việc di chuyển một băng sơn mất khoảng 72 giờ vì con tàu chỉ đi được với tốc độ 1 hải lý mỗi giờ.
8. Nghề ngửi xì hơi
Nghề ngửi xì hơi là một trong những nghề cần thiết nhất và cũng kinh hãi nhất ở Trung Quốc, với những người được trả lương để ngửi hơi khí thải độc hại của con người.
Họ sẽ ngửi hơi rắm cách người bệnh khoảng vài mét. Do đây là một nghề rất hiếm có và yêu cầu kỹ thuật cao nên cuộc thi tuyển dụng cho nghề này rất ít người đăng ký tham gia.
9. Những người lấy ráy tai chuyên nghiệp ở Ấn Độ
Đây là một công việc thú vị. Giả sử như bạn đang đi trên đường phố ở Ấn Độ và sực nhớ còn để quên miếng bông gòn trong tai sau khi tắm.
Bạn đừng lo: đã có những người làm sạch tai chuyên nghiệp giải cứu. Họ vẫn đi rảo quanh các đường phố với bông gòn và cây kim, và họ sẽ vui vẻ chăm sóc ráy tai cho các khách hàng.
Mehboob, 45 tuổi, đã học được nghề này khi anh tìm việc làm ở Mumbai cách đây 25 năm, khi tên cũ của thành phố này còn là Bombay.
Mehboob lấy giá 20 rupee, tương đương với khoảng 30 xu, cho một lần làm sạch cả hai tai với bông gòn và hydrogen peroxide.
Nếu có điều trị với kem dưỡng da, dầu dừa và thảo dược ayurvedic, chi phí sẽ là 50 rupee hoặc 80 xu. Chiếc nhíp sẽ giúp anh lấy ra những ráy tai cứng. Một ngày trung bình anh có khoảng 10 khách hàng.
Anh bác bỏ lời khuyên của các bác sĩ rằng các bệnh nhân bị đau tai không nên đến thăm những người như anh, cảnh báo về nhiễm trùng. Anh giải thích: “Tất nhiên các bác sĩ sẽ nói như vậy, nó có lợi cho việc làm ăn của họ”.
10. Người khóc mướn chuyên nghiệp (châu Phi, Trung Quốc, Trung Đông)
Bạn cần tổ chức đám tang cho một người nhưng gia cảnh lại không có mấy thân nhân? Không cần phải nghĩ ngợi nhiều, bạn chỉ cần thuê một người khóc mướn chuyên nghiệp để làm tăng thêm không khí đau buồn và trang trọng cho tang lễ. Trên thực tế, khóc mướn là một nghề nghiệp chuyên môn hẳn hoi.
11. Nghề ngửi trứng thối
Những người làm nghề ngửi trứng hư được gọi là những người ngửi trứng và họ được trả tiền để ngửi và phân biệt giữa những trái trứng hư với trứng tốt.
Nói đúng hơn, công việc của họ là loại bỏ những trái trứng thối. Nhờ họ mà các học sinh bán trú hoặc nội trú có thể yên tâm về món trứng đã ăn.
12. Nghề câu xe đạp
Ở Amsterdam có những con kênh đào (chính xác là 165) và xe đạp cũng thế vì mọi người thích đi lại bằng xe đạp của họ. Đến mức số xe đạp còn nhiều hơn số dân cư tới 20%. Những chiếc xe đạp bị rớt xuống các dòng kênh cũng nhiều.
Theo ước tính, mỗi năm số xe đạp được vớt từ kênh lên tới trên 15.000 chiếc, và nghề câu xe đạp ra đời. Cơ quan Cấp nước Amsterdam chịu trách nhiệm trả thù lao cho những người vớt xe đạp từ những dòng kênh này.
13. Nghề ôm chuyên nghiệp
Ngày nay đây là một nghề thực sự. Những quán cà phê ôm đã được mở ở Nhật Bản cách đây vài năm và gần đây đã xuất hiện tại một số nơi ở Mỹ.
Ở Nhật, khách có thể ngủ bên một người ôm chuyên nghiệp với giá 30 USD/giờ. Ở Mỹ, người ta tính giá 1 USD/ phút.
14. Nghề lo trang phục cho voi (Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Hàn Quốc)
Nói một cách ví von thì công việc này còn cầu kỳ, hào nhoáng hơn cả thời trang của những nữ diễn viên Hollywood; đó là thời trang của những chú voi.
Tại các quốc gia có những buổi lễ lớn hay lễ hội liên quan đến tôn giáo thường có bao gồm những con voi, ban tổ chức lễ hội thuê những người chuyên phụ trách trang phục cho voi để những người này lo liệu chưng diện cho chúng.
Công việc không có gì khó khăn, ngoại trừ đôi khi những con voi cảm thấy khó chịu và trở chứng biến thành nguy hiểm.