Tuổi thơ thường đi đôi với những niềm tin kỳ diệu. Trẻ em được dạy rằng những người cư xử tốt sẽ được thưởng bằng một chuyến viếng thăm từ “yêu tinh giáng sinh” (một trợ lý của ông già Noel) vào trước đêm Giáng sinh. Một chú thỏ kỳ diệu ghé thăm vào lễ Phục sinh, để lại những giỏ quà và trứng. Tại sao bà tiên răng lại muốn lượm những cái răng rụng của trẻ em, và trả tiền mặt cho chúng trong đêm khuya?… Trong số nhiều huyền thoại như vậy, trẻ em còn được dạy cho không ít những kiến thức sai mà cho đến nay chúng vẫn tưởng là đúng.
Lạc đà trữ nước trong bướu của chúng
Mọi người đều biết lạc đà di chuyển trên những quãng đường dài qua các sa mạc khô cằn, đi trong nhiều ngày và thậm chí nhiều tuần không có nước. Cả lạc đà Bactrian (hai bướu) và Dromedary (một bướu) đều có khả năng tồn tại lâu hơn bất kỳ động vật vận chuyển nào khác mà không cần dùng đến nước. Các bướu của chúng đóng vai trò những bồn chứa nước, giảm dần kích thước khi nước được con vật hấp thụ. Lạc đà đổ đầy bướu của nó với nước khi đến suối hoặc ốc đảo sa mạc, sẵn sàng dấn thân vào một chuyến đi dài khác qua những vùng đất hoang vu. Các trẻ em đã được dạy từ lâu như thế. Trong thực tế, bướu của lạc đà không lưu trữ nước. Các bướu này lại lưu trữ mỡ.
Chất béo cho phép con vật được nuôi dưỡng trong thời gian dài giữa các bữa ăn, một thuộc tính của lạc đà ít được biết đến. Khi chất béo bị đốt cháy bởi quá trình trao đổi chất của con vật, bướu bị chùng xuống, và được bổ sung khi lạc đà lại tiếp cận với thức ăn. Lạc đà uống một lượng nước lớn, lên tới 76 lít mỗi lần, nước được lưu trữ trong máu, chứ không phải trong bướu của chúng. Trên thực tế, bướu lạc đà có ít nước và không lưu trữ gì trong những chuyến đi dài trên sa mạc.
Nuốt kẹo cao su sẽ nằm ở dạ dày trong nhiều năm
Cảnh báo trẻ em không được nuốt khi nhai kẹo cao su thường ẩn chứa mối đe dọa rằng kẹo cao su vẫn còn trong dạ dày trong nhiều năm, tạo thành một quả bóng lớn khi các miếng cao su bổ sung tham gia vào nó. Cảnh báo đến với trẻ em chủ yếu thông qua các giáo viên phản đối việc nhai kẹo cao su trong lớp. Hình ảnh về các vùng tiêu hóa bị tắc nghẽn với các loại nước ngọt trái cây hoặc kẹo cao su Big Red được tiêu thụ để ngăn chặn hành vi sai trái đó, hoặc ít nhất cũng hy vọng như thế. Nếu một đứa trẻ nhổ kẹo cao su của mình, đó là sự thừa nhận rõ ràng về hành vi sai trái. Vì thế nó đã nuốt kẹo cao su để khỏi bị rắc rối, từ đó tạo ra ngộ nhận về những khối kẹo cao su khổng lồ trong dạ dày.
Mặc dù có những người được dạy rằng kẹo cao su vẫn còn trong dạ dày tới bảy năm, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Kẹo cao su vẫn còn trong dạ dày không lâu hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, tùy thuộc vào sự trao đổi chất của từng cá nhân trong khoảng 30 phút đến hai giờ. Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, dạ dày được làm trống trong khoảng thời gian đó, đó là một lý do người ta thường ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Người nhai kẹo cao su không có ý định nuốt, nhưng ý nghĩ rằng nó tồn tại trong dạ dày vô thời hạn, phát triển thành một khối lớn hơn, là hoàn toàn sai lầm.
Vạn lý trường thành là vật thể nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ không gian
Mỗi khi các giáo viên mô tả nền văn minh Trung Quốc cổ đại, họ thường nhắc đến Vạn Lý Trường Thành, xem như vật thể nhân tạo duy nhất trên Trái đất có thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ. NASA không đồng ý. Trường thành không thể nhìn thấy từ “quỹ đạo Trái đất thấp”, nhưng nó vẫn được nhì thấy từ Trạm vũ trụ quốc tế và tất cả các sứ mệnh không gian có người lái trong lịch sử, cũng như những người được gửi lên Mặt trăng trong chương trình Apollo vào những năm 1960 và 1970. Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy bởi các camera và kính viễn vọng, nhưng mắt người nếu không được hỗ trợ sẽ không thể phát hiện ra nó từ không gian, ngoại trừ trong các điều kiện quan sát phi thường, chẳng hạn như có đèn rọi từ phía sau tới trên trái đất.
Các cấu trúc nhân tạo khác có thể nhìn thấy từ không gian, bao gồm cả các thành phố, đặc biệt là vào ban đêm khi chúng được chiếu sáng. Khu phức hợp nhà kính Tây Ban Nha tại Almeria, nơi sản xuất phần lớn các loại trái cây và rau quả được bán ở Tây Ban Nha và khắp Tây Âu, có thể được nhìn thấy. Với điều kiện quan sát rõ ràng, các kênh đào và hồ chứa nhân tạo đã được quan sát bởi các phi hành gia. Họ cũng nhìn thấy Mỏ đồng Kennecott, cuộc khai quật lớn nhất của con người trên thế giới.
Phần lớn nhiệt độ cơ thể thoát ra qua đầu, vì vậy hãy đội mũ vào mùa đông
Điều này cũng không giới hạn đối với trẻ em. Cho đến gần đây, ngay cả Quân đội Hoa Kỳ cũng chỉ dẫn cho các tân binh của họ rằng gần một nửa nhiệt lượng cơ thể thoát ra khỏi đầu, khiến việc đội mũ trở nên cần thiết trong kiểm soát thân nhiệt. Trong những năm 1950, các thí nghiệm liên quan đến mất nhiệt ở người đã dẫn đến kết luận rằng hầu hết nhiệt độ cơ thể thoát ra khỏi đầu, mặc dù nghiên cứu sau đó cho thấy các thí nghiệm trước đó đã sai lầm. Các đối tượng được che chắn ấm áp ngoại trừ đầu của họ, có nghĩa là nhiều nhiệt hơn đã thoát ra từ phần cơ thể bị phơi bày.
Trong thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những ước tính từ các nghiên cứu trước đây là sai lầm. Nhiệt thoát ra từ tay chân nhiều hơn đầu. Theo một báo cáo trên Tạp chí Y khoa Anh, xuất bản năm 2008, khoảng 7 đến 10% tổn thất nhiệt xảy ra qua đầu khi nó bị phơi nhiễm, thay vì gần 50% như được tin trước đây. Tất nhiên, trong nhiệt độ lạnh lẽo, tất cả các khu vực của da nên được che phủ để bảo vệ chống lại lạnh giá, bao gồm cả đầu và mặt.
Hạt mưa có hình giọt nước mắt
Làm thế nào và tại sao sự ngộ nhận này xuất hiện là một bí ẩn, nhưng những hạt mưa nói chung không có hình dạng giống như những giọt nước mắt. Theo NASA, những hạt mưa, khi chúng rơi xuống Trái đất, có hình dạng tương tự như nửa trên của một chiếc bánh hamburger, phần dưới được làm phẳng bởi sức cản của không khí. Chúng cũng thay đổi hình dạng khi chúng rơi, bị ảnh hưởng bởi gió, khối lượng của riêng chúng, tác động với các giọt khác và những yếu tố khác. Hình ảnh của những hạt mưa hình giọt nước được củng cố bằng các tường thuật thời tiết trên truyền hình, và trong các tác phẩm nghệ thuật, nhưng điều đó là sai.
Những hạt mưa cũng không rời khỏi những đám mây theo cách tương tự như nước nhỏ giọt từ chiếc vòi bị rò rỉ. Khi ở trong một đám mây, các giọt có dạng hình cầu, được giữ nguyên hình dạng bởi sức căng bề mặt của chúng. Chúng giữ được hình dạng tròn khi bắt đầu hành trình xuống đất, trước khi các yếu tố khác như đã nói, khiến chúng bị xẹp xuống phía dưới. Sức căng bề mặt tương tự giữ cho chúng giữ nguyên hình tròn ở đỉnh cho đến khi tới đích. Những giọt lớn hơn thậm chí có thể phát triển hình dạng giống như chiếc dù, nhưng phần trên vẫn giữ hình tròn, thay vì là hình giọt nước.
Christopher Columbus đã chứng minh trái đất tròn
Đây là một trong những sai lầm sớm nhất của lịch sử được dạy cho trẻ em trong trường học và trong giải trí. Christopher Columbus đã chứng minh thế giới là tròn, và ông cũng không gặp phải sự kháng cự đối với lập luận của mình từ những người thuộc khoa học và tôn giáo. Gần như tất cả những người có học đều biết thế giới hình tròn trước khi Columbus ra khơi vào năm 1492. Có những cuốn sách mô tả trái đất vào thời điểm đó, một trong số đó đã đi cùng Columbus trong chuyến đi của mình. Chưa kể rằng, đối với một số người ngày nay, Columbus đã không phát biểu như thế, và trong thực tế, ông đã nói rằng trái đất phẳng.
Những người bảo trái đất phẳng thường tin rằng hành tinh này bằng phẳng, với Bắc cực ở trung tâm và các cạnh bên ngoài giáp với khối băng được gọi là Nam cực. Những người khác tin rằng yrái đất phẳng vì Kinh thánh nói rằng nó phẳng, thường đề cập đến “các đầu cuối của trái đất” (28 lần trong bản Kinh thánh của vua James – tức vua James đệ nhất của nước Anh). Có lẽ ngày nay vẫn có nhiều tín đồ tin trái đất phẳng hơn so với thời Columbus. Ngay cả những nhà thờ có ảnh hưởng lớn trong thời đại của ông cũng chấp nhận ý tưởng trái đất có hình cầu. Sự ngộ nhận mà ông phải vượt qua sự chống đối của họ dựa trên niềm tin về một trái đất phẳng phát sinh vào thế kỷ 19, với các tác phẩm của Washington Irving và những người khác.
Albert Einstein đã trượt môn toán và thường là một học sinh kém ở trường
Những học sinh có thành tích học tập kém thường nghe lời khẳng định rằng Albert Einstein đã trượt môn toán ở trường tiểu học, được các học sinh và phụ huynh thốt ra có ý nghĩa như một sự khuyến khích chúng. Sự khẳng định này được hỗ trợ bởi các trang web, tiểu sử, video và nhiều nguồn khác. Điều đó là sai. Khi Robert Ripley lặp lại sự ngộ nhận trong tiết mục Tin hay không (Believe it or Not), Einstein đã trả lời bằng cách lưu ý rằng ông đã thành thạo phép tính tích phân ở tuổi 15. Ông tự học đại số, bắt đầu từ năm 12 tuổi. Ông không bao giờ thi trượt môn toán, nhưng tại sao trẻ em lại được dạy khác đi? Điều đó là một bí ẩn.
Có nguồn tin nói rằng rằng ông đã nộp đơn vào Trường Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich lúc 17 tuổi, học sớm hơn một năm rưỡi. Ông đã vượt qua các phần toán học và khoa học của kỳ thi tuyển sinh, nhưng đã trượt các phần về các môn lịch sử và khoa học xã hội. Einstein đã học tại một trường thương mại thêm một năm trước khi làm lại bài kiểm tra đầu vào, và ông đã vượt qua. Dần dần, việc không vượt qua bài kiểm tra đầu vào trong lần thử đầu tiên đã biến thành chuyện hoang đường rằng một trong những bộ óc vĩ đại nhất lịch sử đã thi trượt môn toán cơ bản ở trường.
Máu người có màu xanh trước khi được oxy hóa
Màu sắc của các mạch máu có thể nhìn thấy qua da người dẫn đến niềm tin, thường được củng cố bằng cách dạy điều đó cho trẻ em, rằng máu trong tĩnh mạch có màu xanh, trong khi đó trong các động mạch có màu đỏ. Việc mọi người luôn chảy máu đỏ khi bị cắt được giải thích bằng cách tuyên bố rằng việc tiếp xúc giữa máu với không khí ngay lập tức oxy hóa nó nên nó mang màu đỏ. Lập luận được hỗ trợ bởi sự xuất hiện của các tĩnh mạch, vốn trông có màu xanh xuyên qua da, đó là một hiệu ứng từ mắt nhìn chứ không phải là loại máu mà các tĩnh mạch chứa. Máu người luôn luôn đỏ.
Đúng là máu trong các động mạch được oxy hóa và đang trên đường nuôi dưỡng các tế bào trên khắp cơ thể, có màu đỏ tươi hơn so với dòng máu trở về tim trong các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch xuất hiện màu xanh lam vì ánh sáng xuyên qua da khiến ta nhìn thấy chúng ở các độ dài sóng khác nhau và ánh sáng xanh thành công hơn trong việc thâm nhập qua làn da và đó là những gì mắt đã thấy. Đó là một ảo ảnh quang học, dẫn đến việc trẻ em được dạy không đúng rằng máu của chúng thường có màu xanh.
- Xem thêm: Trí thông minh là gì?