Một số kỳ quan vĩ đại nhất thế giới là những di tích lịch sử đã tồn tại hàng trăm năm, đôi khi hàng ngàn năm. Nhiều thứ trong số chúng đã biến mất khỏi kho tàng tri thức của con người trong nhiều thế kỷ trước khi được tái phát hiện. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, thiên tai và ô nhiễm, nhiều khả năng những địa điểm lịch sử này sẽ một lần nữa bị biến mất trước khi thế kỷ này kết thúc.
Công viên quốc gia Sông Băng
Khoảng 10.000 năm trước, băng ở khu vực công viên quốc gia Sông Băng ở Montana dày khoảng 1,6km. Khi công viên được thành lập vào năm 1910, tại đây có khoảng 150 sông băng. Ngày nay chỉ còn lại 25 trong số những sông băng khổng lồ này, và người ta nghi ngờ rằng tất cả sông băng có thể sẽ biến mất vào năm 2030.
Sông băng Grinnell, trái tim của công viên quốc gia, đã mất hơn 90% băng của nó trong thế kỷ qua. Không có gì ngạc nhiên khi sự nóng lên toàn cầu là nguyên nhân chính, nhưng công viên quốc gia Montana dường như bị ảnh hưởng tệ hơn những nơi khác: nhiệt độ trong khu vực đã tăng gấp 1,8 lần so với các khu vực khác trên thế giới.
Ở đây không chỉ là vấn đề sông băng có nguy cơ biến mất. Những dòng nước băng giá chảy ra từ những tảng băng lớn giữ cho hệ sinh thái của công viên hoạt động, với những bầy sói, đàn nai và một trong những quần thể gấu xám lớn nhất ở vùng Trung Mỹ. Nếu các dòng chảy của sông băng biến mất, không chỉ phần còn lại cuối cùng của Kỷ băng hà sẽ biến mất, nhiều loài sẽ thấy ngôi nhà của chúng bị rơi vào tình trạng hỗn độn.
Thung lũng Các Vị Vua
Những địa điểm an nghỉ của các pharaoh hùng mạnh của Ai Cập như Ramses II và vị vua trẻ Tutankhamun, đã lan truyền cảm hứng cho người dân Ai Cập và thế giới qua nhiều thế kỷ. Thật không may, chúng cũng truyền cảm hứng cho nhiều thợ săn kho báu, và không ít những tên trộm và cướp bóc.
Nhưng giờ đây, thung lũng các vị vua đang phải đối mặt với một mối đe dọa khác. Chúng không đến từ những kẻ truy tìm cổ vật mà là hàng ngàn khách du lịch có thiện ý. Nấm đã bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát xung quanh các ngôi mộ và các nhà khoa học tin rằng ký sinh trùng đã phát triển mạnh do hệ thống thông gió kém và sự hô hấp của hàng ngàn du khách. Người đứng đầu bộ phận cổ vật của Ai Cập đã cảnh báo rằng các ngôi mộ có thể biến mất trong vòng 150 năm nữa.
Các bản khắc và tranh vẽ bên trong các ngôi mộ đã bắt đầu biến mất. Để khắc phục tình trang này, chính quyền Ai Cập đã hạn chế số lượng khách du lịch được phép vào bên trong các ngôi mộ, và một số nơi trưng bày hiện vật đã bị đóng cửa hoàn toàn. Hy vọng rằng những hạn chế này, cùng với việc sử dụng các hệ thống thông gió mới trong các ngôi mộ, sẽ đủ sức để cứu chúng khỏi nguy cơ biến mất.
Seychelles
Có lẽ mọi người đã không nghe nói về quần đảo Seychelles, một nhóm gồm khoảng 115 hòn đảo nằm không xa đảo Madagascar nổi tiếng hơn. Chúng bằng cách nào đó hoàn toàn không có người ở cho đến khi công ty Đông Ấn của Anh phát hiện ra vào những năm 1600. Sau đó, chúng trở thành thiên đường cho những tên cướp biển. Ngày nay, chúng được biết đến như một trong những nơi tuyệt vời nhất để nhìn thấy loài cá lớn nhất của biển khơi: cá mập voi. Seychelles được nhiều báo cáo khoa học ghi nhận sớm nhất về các sinh vật tuyệt vời được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, các hòn đảo có thể chìm dưới nước chỉ trong vòng nửa thế kỷ, phần lớn là do sự phá hủy của các hàng rào san hô xung quanh các bãi biển. Seychelles đã trở thành nạn nhân của một trong những sự cố tẩy trắng san hô trên toàn thế giới. Nhiệt độ tăng cao đã phá hủy san hô và để lại một màu trắng đáng lo ngại, gần giống như bộ xương, phá hủy toàn bộ hệ sinh thái và khiến tất cả những người sống trên đảo dễ bị tổn thương trước các sự kiện thiên tai tàn phá như các trận cuồng phong.
Olympia
Khi nghĩ về Hy Lạp cổ đại, phần lớn chúng ta liên tưởng đến các vị thần Hy Lạp, đến các chiến binh Sparta hoặc thế vận hội. Trong khi mọi người đều biết rằng thế vận hội khởi nguồn từ Hy Lạp thì không có nhiều người biết về thành phố nơi chúng được thành lập.
Olympia đã bị chiếm giữ bởi nhiều giáo phái khác nhau trong nhiều năm, những người tôn thờ một số vị thần khác nhau; từ Kronos, vua của những người khổng lồ (Titans) đến nữ thần Sắc đẹp Aphrodite. Theo thời gian, một giáo phái đã tuyên bố thành phố hoàn toàn thuộc về vị thần của họ, người cai trị Olympia, chính là thần Zeus. Gần như mọi thứ trong thành phố đều được thiết kế để tôn vinh ông, từ pho tượng cao 13m tráng lệ được phủ vàng và ngà voi (đáng buồn thay, nó không còn tồn tại) cho đến các môn thể thao Olympic. Ngày nay, ngọn lửa Olympic vẫn được đốt cháy từ thành phố này và sau đó được vận chuyển đến bất cứ nơi nào mà thế vận hội sẽ được tổ chức.
Trớ trêu thay, ngọn lửa đó lại đe dọa đến khu vực đã sinh ra các môn thể thao yêu thích. Năm 2007, một số vụ hỏa hoạn bắt đầu bởi những kẻ chủ mưu đã lan nhanh trên khắp đất nước, khiến hơn 60 người thiệt mạng. Ngọn lửa hầu như không được khống chế bởi một đội lính cứu hỏa chuyên dụng chỉ cách một sườn đồi, đã quét sạch địa điểm lịch sử của các môn thể thao gốc. Do sự nóng lên toàn cầu, các đám cháy đã trở nên phổ biến và mạnh mẽ hơn nhiều, đe dọa đốt cháy toàn bộ khu vực này và khiến mọi nỗ lực bảo vệ nó trở nên vô ích.
Khu khảo cổ Chan Chan
Chan Chan, nơi giữ danh hiệu thành phố tiền Columbus lớn nhất được phát hiện và là thành phố lớn nhất từ trước đến nay, bao phủ khoảng 20km2 ở Peru. Ban đầu, nó là nơi sinh sống của người Chimu. Họ đã chia thành phố thành 9 thành lũy khác nhau, mỗi thành lũy đều thực hiện chế độ tự trị.
Chan Chan cũng được các nhà nhân chủng học gọi là “xã hội kỹ thuật thực sự đầu tiên của thế giới mới”. Các dự án của nó, chẳng hạn như một hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho toàn bộ thành phố và nỗ lực của họ để tạo ra một kênh đào khổng lồ kéo dài đến sông Chicama 80km về phía Bắc, chưa từng thấy ở nền văn minh châu Âu. Chan Chan đã tồn tại hơn 600 năm trước khi đế chế Inca cuối cùng tìm cách lật đổ nó.
Ngày nay, kỳ quan khảo cổ này đang bị tấn công không chỉ từ những người đến cướp bóc mà còn từ những cơn bão do hiện tượng El Nino gây nguy cơ chết người. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, các trận động đất mạnh khiến thành phố có nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn.
Quần đảo Galapagos
Mọi người từng học ở trường trung học đều biết về Charles Darwin và cách ông được truyền cảm hứng để đưa ra thuyết tiến hóa của mình trong khi nghiên cứu động vật hoang dã của những hòn đảo hẻo lánh này. Gần 9.000 loài – nhiều loài trong số đó không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên toàn thế giới – xem những hòn đảo này là nhà. Tuy nhiên, động vật hoang dã làm cho quần đảo Galapagos trở nên độc đáo đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Khi số lượng công nhân nhập cư và khách du lịch tăng lên, số liệu mới nhất là hơn 12% mỗi năm, và số lượng các loài động vật xâm lấn cũng tăng lên tương tự. Dê và lợn ăn thức ăn mà các loài bản địa cần để tồn tại và những kẻ săn mồi làm chuột biến mất bằng cách săn những con non và yếu. Trong hàng ngàn năm, không có loài thú săn mồi nào trên các hòn đảo, và quá trình tiến hóa hoạt động quá chậm với nhiều loài động vật độc đáo này, hy vọng chúng có thể bắt kịp thời gian để tồn tại.
Khu vực khảo cổ Chersonesos
Mặc dù nằm ở Ukraine hiện đại, phía Tây Nam bán đảo Crimea, Chersonesos thực sự là một địa điểm Hy Lạp cổ đại, được thành lập từ năm 300 đến năm 200 trước Công nguyên. Tuy nhiên, giống như Ukraine hiện tại, nó không phải là một khu vực hòa bình. Mặc dù đó là một trong số ít các xã hội tương đối dân chủ vào thời điểm đó, các ghi chép lịch sử đã chỉ ra rằng thành phố- nhà nước này liên tục có chiến tranh chống lại người Scythia và đế quốc La Mã. Cuối cùng, nó cũng mất đi sự độc lập.
Vào thế kỷ 5, hầu hết các tòa nhà và đền thờ của Hy Lạp đều bị phá hủy khi Kitô giáo trở thành tôn giáo thống trị. Tuy nhiên, việc trở thành một phần của đế quốc Byzance vẫn không đủ để cứu xã hội, khi các bộ lạc du mục đột kích và đốt cháy nó khoảng 8 thế kỷ sau đó.
Liên Xô đã phát hiện ra địa điểm này khi họ sáp nhập Crimea vào những năm 1800. Nó được bảo vệ và xây dựng lại một cách nghiêm túc, trở thành một trong những địa điểm quan trọng nhất để các nhà sử học và khảo cổ Nga nghiên cứu. Ngày nay, nó đang bị tấn công bởi cả lực lượng tự nhiên và nhân tạo, khi xói mòn bờ biển, ô nhiễm và xâm lấn đô thị đe dọa hủy diệt của nó.
Intramuros
Tên của quận Manilla này, thành phố lớn thứ hai ở Philippines, có nghĩa là “Trong các bức tường”. Đó là một biệt danh rất thích hợp khi xem xét rằng nó đã được bảo vệ bởi cùng một bức tường kể từ khi được xây dựng vào thế kỷ 16, mặc dù thiệt hại khủng khiếp và sự hủy diệt mà nó phải chịu đựng. Đây là thủ đô ban đầu của thành phố, khi đế quốc Tây Ban Nha còn sở hữu lãnh thổ này.
Trong Thế chiến thứ hai, quân đội đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm Philippines. Manilla bị ảnh hưởng nặng nề và một số tòa nhà lịch sử trong Intramuros, chẳng hạn như nhà thờ Santo Domingo và Đại học nguyên thủy Santo Tomas đã bị tàn phá. Tuy nhiên, sự hủy diệt thực sự xảy ra khi Mỹ chiến đấu để dành lại thành phố từ tay phát xít Nhật. Sau cuộc tấn công, chỉ có 5% cấu trúc ban đầu còn đứng vững và 40% các bức tường đã biến thành đống đổ nát.
Năm 1951, Intramuros được tuyên bố là một di tích lịch sử. Sự phục hồi của nó đã được thực hiện với tiến độ chậm, bao gồm sự trở lại của 5 cổng ban đầu của nó. Tuy nhiên, những bức tường cổ này không thể tránh khỏi đô thị hóa. Các cửa hàng nhượng quyền thương mại của Starbucks và McDonald đã được dựng lên xung quanh thành phố cổ, và những con hào xung quanh nó đã được chuyển đổi thành sân golf. Các nhà sử học run sợ trước những gì có thể xảy ra tiếp theo.
Cung điện Hisham
Cung điện Hisham, đã bị chôn vùi dưới cát vào năm 747 và vẫn ở đó cho đến khi nhà khảo cổ người Palestine D.C. Baramki bắt đầu khai quật nó vào năm 1934. Đáng buồn thay, các nhà sử học sợ rằng địa điểm này có thể không tồn tại trong vòng 100 năm tới.
Thú vị thay, không ai chắc chắn cung điện Hisham được xây dựng để làm gì. Khi nó biến mất khỏi tầm nhìn, nó dường như cũng biến mất khỏi bất kỳ văn bản lịch sử nào. Gợi ý duy nhất mà các nhà khảo cổ tìm thấy là một khối gốm mang tên “Hisham.” Đồng nghiệp của Baramki, Robert W. Hamilton, đã lập luận rằng đây là bằng chứng cho thấy cung điện thuộc về người thừa kế của nhà vua hồi giáo Al-Walid II. Tất cả những gì chúng ta thực sự biết chắc là nó được xây dựng vào đầu thế kỷ 8 và bị phá hủy bởi một trận động đất lớn.
Đáng thương thay, chúng ta có thể không bao giờ biết những bí mật cung điện. Nó bị đe dọa bởi sự bành trướng lớn từ vùng lân cận Jericho hiện đại cũng như cực kỳ dễ bị tổn thương trước các yếu tố tự nhiên sau khi bị chôn vùi dưới cát quá lâu. Cát dường như đang tìm cách vùi lấp nó một lần nữa.
Lamu, Kenya
Thành phố này là Di sản thế giới từ năm 2001, nhưng nó đã có từ thế kỷ 14. Lamu là một trong những khu định cư gốc của người Swahili, được thành lập ở bờ biển phía Đông châu Phi, và nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, Lamu là một trong những thành phố lớn nhất, một trung tâm nghệ thuật, chính trị và văn học. Thành phố này sau đó trở thành một địa điểm chiến lược quan trọng đối với cả Đức và Anh, và nó chỉ giành được độc lập cùng với Kenya trong những năm 1960.
Mặc dù Lamu từng là một thị trấn nhộn nhịp, chứa đầy người trong nhiều thế kỷ, nhưng ngày nay mọi người đang cố hết sức để tránh đi hoặc rời bỏ nó. Năm 2011, du lịch tới Lamu đã bị cấm do nhiều vụ bắt cóc do nhóm khủng bố Al Shaabab thực hiện, theo đó họ tuyên bố trả thù cho vùng đất Hồi giáo bị đánh cắp là động cơ cho các vụ bắt cóc cũng như một số vụ tấn công tàn bạo vào thành phố chỉ trong năm nay đã khiến cho nhiều người chết. Các cuộc tấn công khủng bố làm cho việc bảo tồn các di tích lịch sử như pháo đài Lamu là không thể.