Ngoài những kỳ quan thế giới đã được xác định, thế giới này còn có những kỳ quan kiến trúc mà ai cũng nên được thấy một lần trong đời. Một số những kỳ quan này đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng vài cái chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây thôi.
Chúng tôi đã tổng hợp lại những kỳ quan kiến trúc mà ai cũng nên thấy một lần trong đời.
Các tòa nhà kiến trúc có thể là những tác phẩm nghệ thuật xuất chúng nhất mà ta có. Các kiến trúc cũ cho phép chúng ta nhìn lại quá khứ, trong khi các kiến trúc hiện đại hơn cho ta biết thế giới này sẽ hướng về đâu.
Sau đây là một trong những dự án phi thường nhất của nhiều kỹ sư trên toàn thế giới. Công trình của họ đã tồn tại hàng ngàn năm qua.
Được xây vào 9500 năm trước Công Nguyên, tòa nhà cổ nhất trong danh sách là Gobekli Tepe, hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà khảo cổ học không thể xác định công dụng của nơi này, nhưng có lẽ nó đã được xây vì những mục đích về tôn giáo.
Kể từ đó, con người đã dựng nên nhiều nền kiến trúc xuất chúng. Chỉ trong một năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự kiện khai trương có triển vọng như Fulton Center ở New York…
…và trường Penleigh and Essendon ở Melbourne, Úc.
Golden Temple (hay còn gọi là Đền Vàng) ở Amritsar, Ấn Độ, là một kiến trúc xuất sắc được bao quanh bởi một hồ bơi rộng lớn. Đây là trung tâm của đạo Sikh, và, khi đêm xuống là một khung cảnh lộng lẫy.
Thánh đường Las Lajas ở Narino, Colombia mang một nét đẹp bí ẩn như thể nơi đây không hề bị ảnh hưởng bởi trọng lực.
Antoni Gaudí, một nhà kiến trúc sư theo phong cách hiện đại, đã không sống được tới ngày Sagrada Família của ông được hoàn thành – thật ra thì nó vẫn còn đang trong tình trạng xây dựng. Ngoại thất của tòa nhà như thể được lấy từ bộ phim Narnia…
…và nội thất lại còn đáng kinh ngạc hơn nữa.
Ở đất nước Bồ Đào Nha láng giềng, tòa tháp Belém từng có những hầm tối dùng để giam giữ các tù nhân. Đây cũng là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất của nền kiến trúc gothic của Bồ Đào Nha.
Tòa nhà Flatiron ở New York là một trong những toà nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới…
…cùng với tòa nhà Woolworth với không khí ảm đạm. Nơi này đã giữ lấy danh hiệu toà nhà cao nhất thế giới từ năm 1913 tới năm 1930.
Các cặp đôi thường đến Tháp Nguyện Chapel ở Onomichi, Nhật Bản để tổ chức đám cưới – và ta hoàn toàn có thể hiểu lý do tại sao.
Nhà thờ Light of Life ở Seoul, Hàn Quốc cũng được bao bọc bởi một màu xanh tươi mát.
Nhà thờ trông rất khác biệt ở bên trong.
Nói một cách đơn giản thì căn hộ Marina City ở Chicago là một thiết kế vô cùng độc đáo. Được xây vào năm 1964, đây là tòa nhà đầu tiên được xây bằng cần cẩu ở Mỹ.
Tòa nhà chọc trời Taipei 101 ở Đài Loan từng là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc là một kỳ quan khó bỏ lỡ. Tòa tháp này có chiều cao hơn 500m, khiến nó lọt vào danh sách những tòa nhà cao nhất trên thế giới.
Ở bên trong có một thiết bị giảm chấn khối lượng điều chỉnh giúp giữ cân bằng cho cả toà nhà và bạn có thể thấy được nó từ nhiều tầng khác nhau.
- Xem thêm: Thăm bảo tàng bóng đá trên thế giới
Hầu như không ai có thể vượt mặt tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, thuộc tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Nơi đây đã nắm giữ danh hiệu toà nhà cao nhất thế giới từ năm 2009 tới nay.
Không phải kiến trúc phi thường nào cũng phải đụng tới nóc bầu trời cả. Nhà thờ Temppeliaukio ở Helsinki được xây ở trong một tầng hầm đá ở dưới lòng đất, song vẫn có được nhiều ánh nắng mặt trời.
Nhà thờ Thánh George ở Lalibela, Ethiopia, đã được gọt từ một nguyên khối đá vào thế kỷ 12.
Với 3500 bậc thang, giếng nước Chand Baori ở Ấn Độ đã đưa nghệ thuật điêu khắc lên hẳn một tầm cao mới. Quá trình xây dựng giếng nước này đã kéo dài hơn 10 thế kỷ. Những bậc thang cổ nhất được ghi nhận đã có từ thế kỷ thứ 8.
Một số tòa nhà đẹp đẽ nhất có xu hướng hòa vào với phong cảnh. Phản ánh lại trên tòa nhà Turninn ở Reykjavík là nét đẹp hoang dã của Iceland.
Ludwig Mies van der Rohe, một nhà kiến trúc sư kỳ cựu với phong cách hiện đại, đã sử dụng những đường lát và không gian mở để tạo ra các toà nhà tưởng chừng như đang nổi trên không trung – tương tự với toà nhà Neue Nationalgalerie được xây vào những năm 1960 ở Berlin.
Berlin cũng là nơi ở của thánh địa nhạc điện tử theo phong cách chủ nghĩa thô mộc: Berghain.
Hoà vào với phong cảnh xung quanh là một trong những ý tưởng kiến trúc cổ xưa nhất. Thủ đô Kyoto của Nhật Bản có một số ví dụ tiêu biểu như Golden Pavillion – Đền Vàng với vẻ đẹp xuất chúng…
…và Silver Pavillion – Đền Bạc với vẻ đẹp tinh tế.
Nhà Thờ Lớn – Great Mosque – của Djenné ở Mali là một trong những kiến trúc làm từ bùn lớn nhất trên thế giới. Nó có thể chứa được 3000 người.
Trung tâm Pompidou ở Paris là một tác phẩm theo chủ nghĩa hậu hiện đại: người ta có thể thấy rõ cấu trúc bên trong của toà nhà từ bên ngoài.
- Xem thêm: 10 trụ sở chính phủ trên khắp thế giới
Được xây vào khoảng năm 1200, nhà thờ Chartres ở miền Bắc nước Pháp là một ví dụ tiêu biểu cho phong trào kiến trúc gothic. Hãy để ý tới những khung cửa công phu được dùng làm cửa ra vào của nhà thờ…
…và nội thất lộng lẫy của nó ở bên trong.
Nhà thờ duy nhất có thể sánh vai với sự lộng lẫy của nhà thờ Chartres có lẽ là Thánh Đường Xanh ở Istanbul. Nó đã được xây vào tầm những năm 1600, lúc Đế Quốc Ottoman còn thịnh vượng.
Nội thất bên trong của nó có hơn 20000 lát gạch được làm bằng tay.
Lâu đài Neuschwanstein ở Bavaria, Đức đã được coi là nguồn cảm hứng để Walt Disney tạo ra tòa lâu đài của nàng công chúa ngủ trong rừng. Ta có thể dễ dàng thấy được lý do tại sao.
Đại học Trinity ở Dublin là một viên đá quý trong làng đại học.
Ngôi trường này có một thư viện kiểu mẫu. Ở đây còn có một khu vực đẹp nát lòng người với tên gọi vô cùng phù hợp, Long Room (căn phòng dài).
Tử Cấm Thành là phiên bản tối thượng của phong cách kiến trúc Trung Hoa. Cố Cung là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh (1420 – 1912).
Ngày nay, nhiều toà nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại và thử thách nhất thế giới đang được xây ở Bắc Kinh, như tháp trụ sở CCTV, hay còn được gọi là “The Trousers”.
Đại học Bách khoa Hong Kong là cách để Zaha Hadid làm điều duy nhất cô ấy có thể – biến phong cách hiện đại rõ ràng và gọn gàng thành một thứ gì đó có tổ chức.
Đặt trên cao đỉnh núi Andes ở Peru, Machu Picchu là ví dụ tiêu biểu nhất cho kiến trúc của Đế quốc Inca . Các nhà khảo cổ học cho rằng nơi đây đã được xây vào khoảng năm 1450.
Mở cửa khai trương vào năm 2007, Parque Biblioteca España (thư viện công viên của Tây Ban Nha) ở Mendellín, Colombia được thiết kế bởi kiến trúc sư người Colombia, Giancarlo Mazzanti. Ba tòa nhà này đã được xây sao cho giống với đá hết sức có thể.
Nhà hát opera của Sydney xứng đáng là đại sứ cho nền kiến trúc của nước Úc.
Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đan Mạch, Jørn Utzon và mở cửa khai trương vào năm 1973, nơi này quả thật đã trở thành một bức tranh để mọi công chúng cùng tận hưởng.
Đại học, thư viện và nhà thờ al-Qarawiyyin đều được thành lập bởi Fatima El-Fihriya vào năm 859 – khoảng thời gian đại số học được sinh ra.
Trung tâm này đã mở cửa chào đón công chúng một lần nữa vào tháng 6 – 2016 sau hơn 1.000 năm đóng cửa.
Cung điện Alhambra ở Tây Ban Nha cùng được xây vào khoảng thời gian đó. Mặc cho vẻ bề ngoài vô cùng gọn gàng, cung điện Alhambra là sân chơi cho nhiều tác phẩm kiến trúc độc đáo.
Trần nhà tổ ong, những căn phòng được khắc hoạ bởi thư pháp và gạch mosaic đủ để thuyết phục mọi người nên đến đây ít nhất một lần trong đời.