Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
13/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Nhịp sống Không gian sống Kiến trúc

Nhà vuông ở Nam bộ

Nguyễn Thanh Lợi Đăng bởi Nguyễn Thanh Lợi
23/12/2019
Trong Kiến trúc
Nhà vuông ở Nam bộ - 9

Miếu Tiên Sư, ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang (ảnh Phí Thành Phát)

Share on Facebook

Vào thời Nguyễn, ở Nam bộ phân biệt ba loại làng: làng lớn (đại thôn), gọi là xã; làng vừa (trung thôn), gọi là thôn; làng nhỏ (tiểu thôn), gọi là lân hoặc ấp. Các làng nghề thì gọi là mạn (vạn), phường, nậu… là loại làng nhỏ, lệ thuộc vào thôn hay xã.

Thiết chế tín ngưỡng ở Nam bộ bao gồm đình – chùa – miếu – võ, đình là thiết chế của xã thôn, miếu và nhà vuông là thiết chế của lân ấp. Các làng lớn như xã thôn được phép xây nhà vuông phía sau đình làm trụ sở hành chính, gọi là “nhà vuông cái” như ở Bình Dương.

Nhà vuông ở Nam bộ - 1
Võ Tiên Sư Bình Đường 1 (Dĩ An, Bình Dương)
Nhà vuông ở Nam bộ- 2
Nhà vuông ở Phú Lâm (ảnh tư liệu)

Từ điển xưa nhất ghi chép về nhà vuông là Tự vị Annam Latinh (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine: “Dỏ: điếm canh trên các đường xa”, “Điếm dỏ”, “Canh dỏ: đứng canh ở điếm”.

Năm 1838, Dictionarium Anamitico – Latium của Taberd chép: “Dỏ: excubiarum domus in viis” [điếm canh giờ trên đường]. “Điếm dỏ”, “Canh dỏ: exeubias in ejusmodi speculis agere” [đứng gác ở những nơi tương tự như chốt canh, tức canh dỏ].

Năm 1895, trong Đại Nam quấc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Paulus Của viết: “Nhà vuông: nhà làng, dỏ làng, xích hậu”, “Dỏ: xích hậu, trại thủ, trại sách trong mỗi làng. Dỏ điếm. Dỏ canh”.

Dictionnaire Vietnammien – Francais (1898) của J.F.M. Génibrel giảng: “Dỏ (điếm): maison, poste de garde. Dỏ điếm (id:) corps de garde. Canh điếm: monter la garde. Dỏ làng: maison de garde du village”. “Le vuông: officiel à l’usage de l’administration” [nhà gác ở làng (điếm canh), nhà việc].

Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais (1957) của Eugène Gouin ghi: “Dỏ điếm. Dỏ làng: maison de garde du village” [nhà gác ở làng (điếm canh)].

Gustave Hue trong Tự điển Việt – Hoa – Pháp (1971) cũng cho định nghĩa: “Dỏ: poste de garde”, “Dỏ điếm. Dỏ làng”.

Từ điển phương ngữ tiếng Việt (2009) do Phạm Văn Hảo chủ biên ghi nhận từ “dỏ” là phương ngữ Trung bộ và Nam bộ, để chỉ “nhà thờ tổ nghệ của một làng”, ví dụ “cúng tại dỏ”.

Từ điển phương ngữ Nam bộ (2015) của Bùi Thanh Kiên định nghĩa: “Nhà vuông là nhà cất trên nền cao chủ yếu có bốn cột lớn ở giữa rồi phát triển rộng ra hai mái trước và hai chái hai bên. Nơi đây, khi trong xóm ấp có vấn đề gì cần thông báo với dân hoặc tập hợp tráng đinh đi bắt trộm cướp, người ta đánh mõ”.

Cũng ở sách này còn có mục từ “Dỏ: điếm canh, chỗ gác do làng xã cất để canh chừng trộm cướp”, “Dỏ điếm (cũng gọi dỏ canh): chỗ canh gác”.

Như vậy, các từ điển đều cho biết “dỏ” còn có những tên gọi khác nhau như điếm dỏ, dỏ điếm, dỏ canh, dỏ làng, nhà làng, nhà vuông, xích hậu và chức năng chủ yếu là một điếm canh của ấp, để chỉ ngôi nhà trống trải bốn phía; đây là phương ngữ Trung bộ và chủ yếu dùng ở Nam bộ.

Nhà vuông ở Nam bộ -3
Đường Nhà vuông cạnh nhà vuông ấp Mỹ Hòa 1
Nhà vuông ở Nam bộ - 4
Miễu Tiên Sư ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, Tiền Giang (ảnh Lê Công Lý)
Nhà vuông ở Nam bộ - 12
Cúng ông Tiên Sư ở nhà vuông ấp Mỹ Hòa 1 (Hóc Môn)

Hiện nay, các “nhà vuông” ở Nam bộ còn gọi được là miếu Tiên Sư, nhà thờ Tiên Sư, đền Tiên Sư, nhà võ, võ ca, võ ca Tiên Sư, võ Tiên Sư. Võ là cách phát âm xưa ở Nam bộ để chỉ “vũ” 宇 (giọng Bắc) với nghĩa là “ngôi nhà bốn phía trống trải”.

Tên của nhà vuông Nam bộ gắn với tên ấp hoặc đặc trưng ở địa phương như: nhà vuông ấp 1, ấp 2 (xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh), nhà vuông Cây Trôm (xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi), nhà vuông Huyện Cơ (xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh), nhà vuông khu phố 3-4 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức), nhà vuông ấp 4 (xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn), nhà vuông đình Phong Đước (quận 8), nhà vuông Bưng Ông Thoàn (quận 9), nhà vuông Bình Đường 1 (thị xã Dĩ An, Bình Dương)… Nhà vuông còn được dùng làm địa danh: đường Nhà Vuông (ấp Mỹ Hòa 1, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn), ngã ba Nhà Vuông (ấp Hòa Hưng, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), gò Nhà Vuông (ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An)…

  • Xem thêm: Kiến trúc sư Hồ Mộng Long – Ứng dụng triết lý Cho và Nhận của Phật giáo trong kiến trúc

Nhà vuông phân bố ở nhiều tỉnh thành Nam bộ, nhiều nhất là ở TP. Hồ Chí Minh với 59 nhà vuông. Cụ thể là các nhà vuông: khu phố 3, khu phố 5, khu phố 6 (phường Hiệp Bình Phước), khu phố 8 (phường Hiệp Bình Chánh) của quận Thủ Đức; bốn nhà vuông ở phường Phước Long B, Tăng Nhơn Phú (quận 9); khu phố 1 (phường 12), khu phố 1 (phường 12), khu phố 2 (phường 14) quận Bình Thạnh; phường 7, phường 16 của quận 8; khu phố 5 (phường 10, quận 6); phường Tân Thới Nhất, phường Trung Mỹ Tây, phường An Phú Đông, phường Thạnh Lộc của quận 12; khu phố 8, khu phố 11 (phường Bình Hưng Hòa), khu phố 7 (phường Bình Hưng Hòa B), khu phố 9 (phường Bình Trị Đông B) của quận Bình Tân; khu phố 13 (phường 3), khu phố 13 (phường 16) của quận Gò Vấp; huyện Bình Chánh còn 17 nhà vuông ở các xã Vĩnh Lộc A (3), xã Vĩnh Lộc B (8), xã Hưng Long (6); ba nhà vuông ở 2 xã Hiệp Phước và Long Thới (huyện Nhà Bè); huyện Hóc Môn còn 15 nhà vuông ở khu phố 8 (thị trấn Hóc Môn), xã Xuân Thới Sơn (2), xã Xuân Thới Thượng (4), xã Xuân Thới Đông (2), xã Bà Điểm (3), xã Thới Tam Thôn (1), xã Nhị Bình (1), xã Tân Xuân (1). (Võ Thanh Bằng, Tín ngưỡng dân gian ở TP. Hồ Chí Minh, 2008).

Nhà vuông ở Nam bộ - 11
Võ Tiên Sư Bưng Ông Thoàn (quận 9, TPHCM)

Khu vực Hiệp Bình Chánh, Bình Triệu xưa có các nhà vuông: Trung Nhất, Trung Nhì, Đông Hưng, Đông Lân, Bình Triệu… nay chỉ còn nhà vuông Bình Chánh 2 (khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh), nhà vuông liên khu 3-4 (phường Hiệp Bình Phước) của quận Thủ Đức. Hai phường này vốn thuộc địa bàn xã Hiệp Bình, huyện Thủ Đức trước đây.

Số lượng nhà vuông ở vùng Sài Gòn – Gia Định nhiều hơn so với Tây Nam bộ do số lân ấp ở đây nhiều hơn và cũng ít bị tác động của chiến tranh.

Tây Ninh hiện còn các nhà vuông ở các xã An Tịnh, Gia Lộc, An Hòa, Phước Chỉ (huyện Trảng Bàng). Nhà vuông ấp Phước Tân 2 (xã Phan, huyện Dương Minh Châu) đến năm 1975 đã bị hư hại, nay địa điểm đó là Trường Tiểu học xã Phan nằm bên cạnh gốc me già như một chứng nhân lịch sử.

Các nhà vuông ở Tiền Giang gồm: ấp An Khương (xã An Thạnh Thủy), ấp Bình Khương 1 (xã Bình Phục Nhứt), ấp Hòa Lạc Trung (xã Hòa Định), xã Bình Ninh của huyện Chợ Gạo; ấp 4 (xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông); ấp Bình Hòa Đông (xã Bình Nhì), ấp Bình Tây, ấp Tân Thạnh (xã Thạnh Nhựt), ấp Xóm Thủ (xã Bình Tân) của huyện Gò Công Tây; ấp Chợ Mới (xã Long Hòa), ấp Kim Liên (xã Long Hòa), ấp Tân Xã (xã Long Hòa), ấp Gò Tre (xã Long Thuận) của thị xã Gò Công; ấp Thân Đức (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành); ấp Phú Thạnh (xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước).

Tỉnh Long An có các nhà vuông: phường 6 (TP. Tân An), xã Long Sơn (huyện Cần Đước); huyện Đức Hòa có các nhà vuông: Sò Đo, Gò Cao (thị trấn Hậu Nghĩa), An Hưng (xã An Ninh Đông), Giồng Voi, Rừng Muỗi (xã Tân Mỹ), Hòa Hiệp 2 (xã Hiệp Hòa), Gò Sao (xã Tân Phú), Mỹ Hạnh (xã Mỹ Hạnh Bắc)… (theo Lê Công Lý, Phí Thành Phát và tài liệu điền dã).

Nhà vuông ở Nam bộ - 8
Trống mõ đền Tiên Sư (Khu phố 3, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TPHCM)

Nhà vuông có chức năng là trạm thông tin, điếm canh, nơi họp dân, một thứ “công sở” của ấp. Do đó nó thường xây dựng nơi ngã ba, ngã tư, cạnh bờ sông, nơi thuận tiện giao thông. Ở đây có thể làm nơi hóng mát, tránh nắng, ngồi chờ đò xe, nơi nghỉ cho khách bộ hành, giống như chức năng của các tha la ven đường lộ của người Khmer. Đồ âm công để thực hiện mai táng của lân ấp cũng đặt nơi đây. Nhà vuông còn là nơi làm lễ cầu an trong xóm, tống tiễn thần ôn hoàng dịch lệ vào đầu mùa viêm nhiệt. Ngày xưa, đây cũng là nơi tiễn lính, chẳng thế mà:

Anh đưa em tới nhà vuông
Quay lưng trở lại nước mắt tuôn hai hàng. (Ca dao)

Chức năng chính của nhà vuông là điếm canh, nên trai tráng trong làng tối tối lại ra đây để canh chừng trộm cướp:

Ngày thì bồi lộ đông tây
Tối thì ra dỏ, roi dây hẳn hòi.
(Năm canh điểm mục)

Mặt bằng của nhà vuông có hình vuông vức với mỗi chiều 3m, bốn mái, lợp ngói âm dương, cột gỗ, bốn bề trống trải. Kết cấu nhà vuông theo kiểu tứ trụ, có bốn cột chính ở giữa, tổng cộng 16 cột, giống kiểu kiến trúc đình miễu phổ biến ở Nam bộ. Trải qua các đợt trùng tu tái thiết, các nhà vuông đều được xây dựng bán kiên cố với cột bêtông, kèo gỗ, mái tôn, nền lót gạch tàu hoặc tráng xi măng. Sau năm 1975, nhiều nhà vuông bị bom đạn hoặc hư hại, được tái thiết vội vã, nên chỉ còn là cái miếu nhỏ, nhưng một số nhà vuông lại có quy mô lớn hơn cả ngôi đình, còn gọi là “đình nhà vuông” như trường hợp ở ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, Long An.

Nhà vuông bài trí khá đơn giản, ở giữa là bàn thờ hay tran thờ Tiên Sư, hai bên là tran Tiền hiền, Hậu hiền, liễn đối. Ở vùng Bình Dương, Đồng Nai, tran thờ Tiên Sư được đặt trên cao, trang trí cầu kỳ, còn giữ được nét cổ kính. Trong nhà vuông còn có một cái bàn và hai ghế dài hai bên đóng từ các tấm ván, một cái trống thu không và một cái mõ điểm mục. Có nơi còn có dụng cụ phòng chống trộm cướp, hỏa hoạn như dây, gàu, gậy, giáo mác…

  • Xem thêm: Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây Ninh

Tiên Sư được thờ ở nhà vuông được hiểu là bậc thầy ngày trước trong xóm, tổ sư của các đội dân phòng, để phân biệt với Tiên Sư được thờ trong đình, là thầy của hương chức, tổ sư ngành hành chính. Thời Pháp thuộc, các nhà vuông trở thành điếm canh, Tiên Sư được đưa về nhà việc (nhà hội, trụ sở hành chính của xã) hay đưa về đình.

Trống ở nhà vuông dùng để báo hiệu thời gian sáng sớm và chiều tối, ngày nay chỉ còn dùng để báo đám tang. Mõ thì dùng để điểm phiên gác, mỗi đêm chia thành năm phiên gác với năm canh và mỗi lần thay phiên gác phải khai mõ báo hiệu. Dân ấp đều thuộc lòng các điệu mõ: mõ hồi ba (3 hồi) báo tin mời họp, âm điệu thư thả, mỗi nhà cử người đến vuông nghe lệnh truyền của quan; mõ hồi hai (2 hồi) báo tin trong ấp có cải vả, đánh lộn, trùm ấp và những người có trách nhiệm phải chạy đến can thiệp; mõ hồi một (1 hồi) nhịp điệu liên tiếp, dồn dập, tất cả dân làng đều phải xách gàu, gậy, giáo mác đến tiếp cứu. Mõ nhà vuông dùng để báo hiệu mời hương chức, gọi quân. Dân làng ai cũng đều có thể đánh mõ, nếu vô cớ đánh sẽ bị phạt vạ. (Trương Ngọc Tường, Tiếng mõ nhà vuông ở Nam bộ, 2005)

Các nhà vuông ban đầu chỉ thờ Tiên Sư, rồi do nhiều lý do khác nhau như chiến tranh tàn phá, bị hư hại qua thời gian nên nó được dựng lại, dân chúng lại đưa nhiều đối tượng thờ tự khác vào làm mất đi ý nghĩa ban đầu. Miếu Tiên Sư (ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) thờ Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Bác Hồ, Chúa Xứ, Cậu Tài Cậu Quý, Cửu Huyền Thất Tổ, Phật, bên hông có miếu Chiến sĩ. Miếu đã có ngoài trăm năm lợp lá, sau lợp ngói và vừa trùng tu lại cách đây hai năm và thỉnh Bà Chúa Xứ từ miếu khác về thờ.

Nhà vuông ở Nam bộ - 5
Nhà vuông xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang)
Nhà vuông ở Nam bộ - 6
Nhà vuông ấp Chánh Tây (phường Tân Thới Hiệp, quận 12)
Nhà vuông ở Nam bộ - 7
Nhà vuông ấp Bến Sắn (xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai)

Nhà vuông ấp Tịnh Phước (xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) trở thành miếu Bà Chúa Xứ Cây Dương, thờ Bà Chúa Xứ, Tiền Hiền, thần Nông, thần Hổ, Thanh Long Bạch Hổ, Chiến Sĩ. Miếu Rừng Miễu (ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng) thờ Bà Cậu thực chất trước đây là một nhà vuông, dấu vết còn lưu ở bài vị “Tiên Sư Tổ Sư chứng minh” cùng với Cậu Trài, Chủ Ngọc Thiên Y, Cửu Huyền Nữ Nương Nương, Cậu Bảy, Cậu Ba. Nhà vuông ấp Hòa Hưng (xã An Hòa, huyện Trảng Bàng) cũng trở thành miếu thờ Cửu Thiên Huyền Nữ!?

Nhà vuông / miếu Ngũ Hành ở xã Tân Tây (thị xã Gò Công) xây năm 1760, trùng tu 2005, 2011, thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu, Võ Quốc Công (Võ Tánh). Nhà vuông / miếu Ngũ Hành (ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công) thờ Ngũ Hành, bên hông có nghĩa từ thờ Tiên Hữu Thần Vị. Nhà vuông / miếu Tiên Sư xã Bình Nhì (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) thờ Tiên Sư Bổn Cảnh, Tả Ban, Hữu Ban. Miếu đã có khoảng trăm năm, bên cạnh miếu có ngôi mộ hình voi phục cùng độ tuổi (theo Phí Thành Phát).

Nhà vuông Bưng Ông Thoàn (phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP.HCM) còn đưa nữ thần, Quan Công, Quan Âm, Bác Hồ vào thờ. Trước nhà vuông còn có bình phong, tượng Ông Hổ như ở đình làng.

  • Xem thêm: Chức việc làng xã ở Nam bộ xưa

Ngày cúng ở nhà vuông diễn ra không thống nhất. Xã Phước Thiền (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) có bốn nhà vuông, thì hai nhà vuông Bến Cam, Bến Sắn cúng ngày 12-1 Âm lịch, còn hai nhà vuông Ấp Trầu, Ấp Chợ cúng ngày 10-1 Âm lịch. Miếu Tiên Sư (ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) cúng 16 và 17-3 Âm lịch, nhà vuông/ miếu Tiên Sư xã Bình Nhì (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) cúng ngày 25 và 26-2 Âm lịch, nhà vuông/ miếu Ngũ Hành ở xã Tân Tây (thị xã Gò Công) cúng ngày 16-1 Âm lịch, gọi là cúng bổn xóm. Nhà vuông ấp An Hưng (xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, Long An) cúng ngày 26-3 Âm lịch, lệ ba năm một lần. Nhà vuông phường 14 (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cúng Tiên Sư ngày 25-12 Âm lịch, cúng cô hồn ngày 16-7 Âm lịch. Nhà vuông ấp khu phố 7 (phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh) cúng ngày 15-2 Âm lịch, nhà vuông khu phố 2A (phường Đông Hưng Thuận, quận 12) cúng ngày 20-10 Âm lịch… Một số nhà vuông có điều kiện còn mời đoàn hát bội về diễn.

Nhà vuông ở Nam bộ - 9
Miếu Tiên Sư, ấp Bình Tây, xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang (ảnh Phí Thành Phát)
Bài vị miếu Rừng Miễu

Một số nhà vuông đến nay vẫn duy trì lễ Tống ôn (Tống gió) nhằm tiễn đưa thần Ôn Hoàng Dịch lệ, đám rước đi khắp lân ấp, tổ chức thả tàu ở các sông rạch gần đó. Lễ Hạ nêu tại nhà vuông còn gọi là lễ Khai sơn vào ngày 7-1 Âm lịch, tế Sơn thần (Bạch hổ) để nông dân vào rừng núi khai thác sau khi nghỉ xuân.

Lễ vía Tiên Sư có tính chất cầu an, là ngày hội chung của ấp, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ nam nữ, mọi người đều có thể đến với ước vọng an cư lạc nghiệp. Vật cúng có thể là heo quay, gà vịt, bánh trái… ai có gì mang nấy, rồi tổ chức ăn uống vui vẻ, tạo sự đoàn kết của xóm làng. Nhà vuông hiện nay thường nằm cạnh nhà văn hóa của ấp, tồn tại song song với thiết chế văn hóa mới như một sự bổ sung cần có.

Nhà vuông là một thiết chế quan trọng của làng xã xưa, vừa có chức năng hành chính, vừa có chức năng tín ngưỡng, có thể xem như “ngôi đình” thu nhỏ của lân ấp, phản ánh sinh hoạt xã hội Nam bộ vào buổi đầu khẩn hoang.

Nguồn KTNN 1015
Từ khoá: điếm canhkiến trúc đình miễumiếu Tiên SưNam bộNhà vuôngtín ngưỡng dân gian
Bài trước đó

Việt Nam có tỷ lệ máy tính bị nhiễm mã độc đứng thứ 33 trên toàn thế giới

Bài kế tiếp

Ferrari công bố chi tiết siêu xe Grand Tourer Roma 612 HP mới

Bạn có thể quan tâm

Pham Huu Son Architects giành giải Platinum tại APDC 2024 với thiết kế nghỉ dưỡng ấn tượng
Kiến trúc

Pham Huu Son Architects giành giải Platinum tại APDC 2024 với thiết kế nghỉ dưỡng ấn tượng

Đăng bởi Vinh Nguyen
10/04/2025
Printemps New York: Cuộc dạo chơi nghệ thuật giữa lòng Phố Wall
Kiến trúc

Printemps New York: Cuộc dạo chơi nghệ thuật giữa lòng Phố Wall

Đăng bởi An Yên
06/04/2025
Giải pháp xanh hóa đô thị: Vert và sức mạnh từ gỗ sồi đỏ tại London - 1
Kiến trúc

Giải pháp xanh hóa đô thị: Vert và sức mạnh từ gỗ sồi đỏ tại London

Đăng bởi Minh Anh
13/11/2024
Mitsubishi Jisho Design giới thiệu dự án tại Dubai Design Week 2024 và Cityscape Global 2024 - 1
Kiến trúc

Mitsubishi Jisho Design giới thiệu dự án tại Dubai Design Week 2024 và Cityscape Global 2024

Đăng bởi Minh Nguyệt
13/11/2024
ICISE - kiến trúc bản địa phát triển bền vững
Kiến trúc

ICISE – Kiến trúc bản địa trong câu chuyện nghệ thuật và phát triển bền vững

Đăng bởi Trâm Anh
17/08/2024
LAE Exhibition: Sự quyến rũ của áo dài qua lăng kính đương đại
Kiến trúc

LAE Exhibition: Sự quyến rũ của áo dài qua lăng kính đương đại

Đăng bởi An Yên
14/04/2024
AI lấy cảm hứng từ 'Dune': Cung điện Arrakis của NK INTERIOR Design Studio - 5
Kiến trúc

AI lấy cảm hứng từ ‘Dune’: Cung điện Arrakis của NK INTERIOR Design Studio

Đăng bởi Minh Anh
09/04/2024
Câu chuyện về một ngôi nhà cũ biến hình thành trung tâm thẩm mỹ hiện đại
Kiến trúc

Câu chuyện về một ngôi nhà cũ biến hình thành trung tâm thẩm mỹ hiện đại

Đăng bởi Minh Anh
28/03/2024
Đáp ứng một xu hướng du lịch mới
Kiến trúc

Đáp ứng một xu hướng du lịch mới

Đăng bởi Hùng Võ
07/10/2023
Xem thêm
Bài kế tiếp
Ferrari công bố chi tiết siêu xe Grand Tourer Roma 612 HP mới - 12

Ferrari công bố chi tiết siêu xe Grand Tourer Roma 612 HP mới

MỚICẬP NHẬT

Bay lên giữa trời xanh - khi cánh diều kể chuyện hòa bình - 10
Du lịch

Bay lên giữa trời xanh – khi cánh diều kể chuyện hòa bình

Đăng bởi Diên Vỹ
13/05/2025

Khi ánh nắng đầu hè nhuộm vàng bờ biển Pinarella, từng cánh diều khổng lồ và kỳ ảo lại rủ...

Xem thêmDetails
Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc - 1

Sheraton Saigon và nghệ thuật bánh bá trạng: Khi ẩm thực là một món quà được gói bằng cảm xúc

13/05/2025
Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

Gần 10.000 xe điện VinFast bán ra chỉ trong tháng 4

13/05/2025
Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn - Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

Kingston FURY Renegade G5: Tốc độ PCIe 5.0 chạm ngưỡng giới hạn – Sẵn sàng cho mọi cuộc chơi

13/05/2025
Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

Avnet Ai Tech Days 2025 – Khi tương lai ai được đánh thức tại Việt Nam

13/05/2025

NỔI BẬT

  • Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    Cuộc đua robot hình người 2024: Khi “Iron Man” đã không còn là viễn tưởng

    154 chia sẻ
    Chia sẻ 62 Tweet 39
  • Cargill Việt Nam hoàn thành 4 điểm trường mới tại vùng cao, hướng tới cột mốc 150 trường vào năm 2030

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Tục ăn trầu ở châu Á

    311 chia sẻ
    Chia sẻ 124 Tweet 78
  • Hai chiến dịch cộng đồng của TCP Việt Nam lọt Top 10 CSR nổi bật trên mạng xã hội cuối 2024

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Nữ thần lúa ở Đông Nam Á

    899 chia sẻ
    Chia sẻ 360 Tweet 225
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.