Người sinh ra để sáng tạo
Để một viên bảo thạch phát ra được những tia sáng chói lóa, không phải là vấn đề thời gian, mà là vấn đề kỹ thuật; để một người có thể phát huy được sự huy hoàng của cuộc đời, thì không phải là vấn đề kỹ thuật, mà lại là vấn đề thời gian.
Lorenz Bäumer đã dùng 40 năm trong cuộc đời mình, trở thành một nhà thiết kế thiên tài có sức ảnh hưởng đến toàn bộ giới trang sức.
Cũng giống như ngọc trai được hình thành từ một hạt cát, viên ngọc trai của giới trang sức này được nuôi dưỡng trong một gia đình ngoại giao của Đức.
Là con trai của một nhà ngoại giao, cuộc sống thuở nhỏ của Lorenz Bäumer đa số là chu du khắp các quốc gia trên thế giới. Sinh ra tại Mỹ, sau đó gia đình ông đi đến Jordan, sau đó là Úc, rồi lại trở về Đức, tiếp đến là Canada, rồi Israel.
Cuộc sống “du cư” thuở ấu thơ luôn kề cạnh với sự cách biệt to lớn về văn hóa và địa lý, có lẽ chính bởi điều này đã phần nào ăn sâu vào trong tiềm thức của Lorenz Bäumer, khiến ông so với những người bạn cùng lứa sớm có một sự cảm nhận sâu sắc về sự đa dạng hóa của thế giới. Mỗi một lần chuyển nơi ở, là mỗi một lần Lorenz Bäumer được hấp thụ những bài học mới.
Ông dùng cuộc sống của mình để tìm hiểu về những nét văn hóa và cách sống khác nhau của những người dân địa phương, những hình tượng thị giác khác lạ và những ký ức về sắc màu ở những nơi ấy đã trở thành nguồn tài sản phong phú và vô giá có một sức ảnh hưởng to lớn đến Lorenz Bäumer.
Những tháng ngày liên tục chuyển nơi ở, không có được một người bạn cố định trong thời gian dài, Lorenz Bäumer học được cách tự tạo niềm vui cho mình.
Hồi tưởng lại một ký ức đã xa, Lorenz Bäumer nói: “Tôi luôn thích sáng tạo những thứ mà tôi muốn có được, so với những món quà được làm sẵn, tôi thà tự mình làm ra một món gì đó thú vị”.
Những đứa trẻ yêu thích hội họa thường thì bởi vì chúng có một sức tưởng tượng phong phú vô tận và muốn biểu đạt nó qua những cây cọ, những bột màu và những trang giấy, thế là mẹ của Lorenz Bäumer gợi ý cho ông hãy vẽ lên những món đồ bằng gốm sứ.
Cha mẹ của Lorenz Bäumer hết lòng ủng hộ ông, đem đến cho ông một khoảng không gian rộng lớn tha hồ sáng tạo.
Những sự ngợi khen và cổ vũ của thời niên thiếu khiến Lorenz Bäumer tin chắc rằng, ý nghĩa cho sự ra đời của ông chính là thể hiện một sức sáng tạo vô biên cho thế gian này, sức sáng tạo là bản năng được ban tặng, cũng giống như những con đại bàng khi vừa ló đầu ra khỏi vỏ trứng đã được sở hữu đôi cánh mạnh mẽ.
Dưới sự ủng hộ và dẫn dắt của người mẹ, thời gian đầu, ông thử sức với việc chế tạo nên đồ nội thất, các sản phẩm thủy tinh… chỉ cho đến một ngày, sức mê hoặc của thiết kế trang sức khiến ông không tài nào dứt ra khỏi nó được.
Vào năm 16 tuổi, Lorenz Bäumer lại một lần nữa dời nhà, và lần này ông đã gặp được thành phố định mệnh của cuộc đời mình: Paris.
Não trái lý tính, não phải nghệ thuật
Thiên tài thường thì có những điểm khác người bất thường, não trái phụ trách logic lý tính còn não phải nắm giữ cảm tính nghệ thuật, và trong cơ thể của Lorenz Bäumer thì chúng được phối hợp một cách vô cùng ăn ý.
Từ năm 1985, Lorenz Bäumer theo học tại Trường Ecole Centrale, khi tốt nghiệp ông cầm trong tay không phải là chiếc bằng thiết kế trang sức mà là giấy chứng nhận học vị Công trình học.
Nhưng Lorenz Bäumer là một người chủ nghĩa hoàn mỹ luôn đeo đuổi theo lý tưởng, năm 1988 sau khi tốt nghiệp, cuối cùng ông đã có thể dốc hết tâm sức vào cái nghề mà ông vô cùng đam mê: thiết kế trang sức.
Sau này có nhiều người hỏi Lorenz Bäumer, vì sao quyết định kết thúc vận mệnh của một cử nhân khoa công trình để đeo đuổi theo trang sức, Lorenz Bäumer nói một cách thẳng thắn: “So với xe hơi và đường sắt, thì những dáng vẻ mà nghệ thuật thể hiện nên càng làm mê lòng người hơn”.
Một người thông minh thì không bao giờ hoang phí những tri thức mà anh ta đã học được, những kỹ năng của môn công trình học rất hay thường được Lorenz Bäumer vận dụng vào trong thiết kế trang sức.
Mỗi lần ông suy nghĩ phải chăng sử dụng một loại chất liệu đặc biệt nào đó, thì đều đánh thức những kỹ năng công trình học của bản thân đi giải quyết vấn đề.
Có đôi lúc những kỹ thuật mà công trình học đem đến những tổ hợp hình thức và nguyên tố, thì đang phát huy một cách tự do Lorenz Bäumer trong một khoảnh khắc nào đó nảy ra được những ý tưởng diệu kỳ.
Ở điểm này khiến ông rất hài lòng: “Tôi đem các loại nguyên tố đều hòa lẫn vào với nhau, những tác phẩm hoàn mỹ vì thế mà được cho ra đời.
Có đôi lúc tôi không hiểu rõ được những thứ này từ đâu mà có, đó là điều tôi hy vọng được giải thích, nhưng không có đủ khả năng để giải thích một cách hoàn chỉnh một bộ phận nào đó. Có một họa sĩ lừng danh từng nói, điều đẹp nhất của nghệ thuật chính là phần bạn không thể nào giải thích được”.
Ngôi sao trang sức mới của Place Vendome
Loạt trang sức đầu tay của Lorenz Bäumer được ra mắt vào năm 1989 và đạt được thành công vang dội.
Nhân sự khởi đầu đầy tốt đẹp và đang tạo nên cơn sốt này, ông nhanh chóng cho ra đời cửa hàng đầu tiên tại số 23 nằm trên con đường Rue Royale, bán các mặt hàng trang sức do chính ông thiết kế, đồng thời nhận các đơn đặt hàng thiết kế trang sức đắt giá.
Một ngày mùa xuân ấm áp vào năm 1992, một đơn đặt hàng đặc biệt đã vén lên bức màn đưa Lorenz Bäumer lần đầu chạm tay đến với trang sức cao cấp.
Đó là một chiếc nhẫn vàng hình vòng xoáy, những dòng xoáy bằng vàng xoay xung quanh một viên kim cương rực rỡ. Sự thành công của “vòng xoáy hoàng kim” lại một lần nữa, đưa những đơn đặt hàng bay đến bên người Lorenz Bäumer như tuyết rơi vào mùa đông lạnh giá.
Năm 1995, khi nhãn hiểu “Lorenz” được khai trương cửa hàng trang sức cao cấp tại Place Vendome, “khu rừng” của những nhãn hiệu hàng đầu quốc tế, nhanh chóng trở thành điểm nhấn tiêu biểu cho sự nho nhã của trang sức tại Paris.
- Xem thêm: Phong cách nghệ thuật của đồ trang sức Ý
Bốn năm sau, cửa hàng trang sức mang thương hiệu Lorenz Bäumer đã trở thành “khu vui chơi” của những quý bà quý cô giàu có và thời thượng nhất tại Paris.
Tuy vậy để trở thành khách hàng của Lorenz Bäumer không phải là điều dễ dàng, quá trình đó đôi lúc còn khiến nhiều người đành phải chùn bước.
Trong căn phòng hoa lệ ấy, Lorenz Bäumer có thể nói chuyện với khách hàng của mình cả tiếng đồng hồ, chỉ để hiểu rõ nội tâm, tình cảm, thậm chí cả món ăn mà họ yêu thích.
Ông hy vọng đạt đến được mục tiêu là “thiết kế nên món trang sức có thể đại diện cho khí chất độc đáo rất riêng của khách hàng, cho dù khách hàng vẫn chưa đeo nó lên người, nhưng người đứng kế bên đã biết được món trang sức ấy thuộc về ai”.
Dĩ nhiên cái giá phải trả cho sự tiếp đón chuyên dành cho VIP này chính là phải xếp hàng chờ đến lượt, và với danh sách chờ gia tăng theo mỗi ngày cùng độ dài miên man của nó, buộc bạn phải có một sức kiên nhẫn bền bỉ.