Nghệ phẩm xơ dừa Orissa

Nghệ phẩm xơ dừa Orissa 10

Nghề thủ công tạo tác xơ dừa đã nổi tiếng hàng thế kỷ ở Orissa, Ấn Độ. Những nghệ phẩm đặc sắc này được tạo tác từ các cuộn xơ dừa vô cùng độc đáo.

Xơ dừa là một chất liệu hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với môi trường; đó là những sợi thớ xơ đặc biệt được kéo bện từ vỏ các quả dừa.

Việc sản xuất ra loại chất liệu thô này đòi hỏi nỗ lực rất lớn và liên quan đến một số quy trình. Thật kỳ diệu khi chúng có nhiều dụng công, ứng dụng trong lĩnh vực thủ công và trang trí nhà cửa. Xơ dừa thân thiện với môi trường, phân hủy sinh học và cách âm.

Nghệ phẩm xơ dừa Orissa 2

Có nhiều thành phần xã hội ở Orissa góp công tạo tác nghệ phẩm xơ dừa để sinh sống, chẳng hạn như Vaishya (nhà buôn), Khandayak, Dhobi và tương tự như Brahmin (tu sĩ). Xơ dừa được sử dụng để làm hàng loạt các món đồ chơi thân thiện môi trường, màn treo tường, móc chìa khóa, những món đồ trang trí Giáng sinh, ống cắm bút và các vật phẩm trang trí khác…

1. Các dụng cụ đơn giản được sử dụng bằng tay để chế tác những món đồ chơi bằng xơ dừa, đó là: 1/Kéo: Có 2 loại kéo khác nhau được sử dụng cho các mục đích riêng. Chiếc kéo lớn hơn được sử dụng để cắt sợi xơ dừa và chiếc kéo nhỏ hơn được sử dụng để cắt chỉ và các chất liệu khác. 2/Kìm: Được sử dụng để kéo kim trong khi khâu. 3/Kim: Được sử dụng để khâu. Kích thước của kim phụ thuộc vào loại sản phẩm tạo tác mà nó đòi hỏi. 4/Băng dính: Các nghệ nhân buộc băng cello quanh các ngón tay của mình để không bị cắt vào ngón tay trong khi cột buộc hoặc xâu những xớ/sợi xơ dừa.

Nguyên vật liệu thô cần thiết để tạo tác các nghệ phẩm xơ dừa rất cơ bản và sẵn có. Đó là 1/ Xơ dừa được xử lý theo truyền thống từ những vỏ quả dừa khô được ngâm trong nước muối hoặc nước sạch trong vòng 8 đến 10 tháng qua một quá trình gọi là “giầm đay gai” để tăng tính mềm dẻo, độ bền và độ dai của xơ. 2/ Fevicol được pha loãng với nước và sau đó được sử dụng để dán xơ dừa trên cốt.

Sau khi hoàn thành sản phẩm, nó sẽ được nhúng vào fevicol pha loãng để tăng độ bền và cứng chắc. 3/Len màu được sử dụng để trang trí bề mặt cho các sản phẩm xơ dừa. 4/ Giấy bìa được sử dụng định hình hình dạng và độ cứng cho phù hợp. Những tấm giấy bìa được cắt thành các hình dạng cần thiết sau đó xơ dừa được dính lên đó. 5/Sợi bông được sử dụng để quấn các sản phẩm xơ dừa để cố định hình dạng.

2. Quá trình tạo tác sản phầm xơ dừa theo các công đoạn như sau:

3. Sản phẩm làm từ sợi xơ dừa chủ yếu là các nghệ phẩm trang trí. Các món đồ chơi làm bằng xơ dừa rất phổ biến như các sản phẩm giáo dục, được sử dụng để giảng dạy cho trẻ em trong trường mẫu giáo và mầm non. Một số sản phẩm tiện ích đã đi vào cuộc sống trong thời gian gần đây là đồ chơi, đồ treo tường, ống cắm bút, đế lót ly, giá để tạp chí, các vật phẩm trang trí…

Kỹ thuật – công nghệ:

Sợi xơ dừa thô trước tiên được tách ra bằng tay nên giá thành chất liệu thô cao nhưng bây giờ đã có máy chế biến xơ dừa nên giá thành hạ và công việc dễ dàng, nhẹ nhàng hơn.

Tiêu chuẩn thân thiện với môi trường luôn được tuân thủ nên các nghệ nhân không sử dụng màu hóa học hoặc xơ dừa đã tẩy nhuộm. Thay vào đó chỉ sợi hoặc len được ứng dụng.

Thiết kế:

Do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngành công nghiệp, nên việc thay đổi từ thảm xơ dừa sang các sản phẩm trang trí và tiện ích cũng được tạo tác.

Thị trường:

Giờ đây, các doanh nghiệp thực hiện mở rộng thị trường từ nội địa sang quốc tế vì có những thiết kế hấp dẫn với giá cả hợp lý.

Trước đó nghề thủ công này chỉ được sử dụng cho mua bán trong nước như các thảm chùi chân, dây thừng. Nhưng ngày nay địa hạt này đã được khai phá và thêm những nghệ phẩm hiện được sản xuất một cách nhanh chóng.

– Tổng hợp
Exit mobile version