Những hình vẽ dương vật được thể hiện một cách rõ ràng trên tường bên ngoài các ngôi nhà và tòa nhà trên khắp đất nước Bhutan, đặc biệt là ở các ngôi làng sẽ khiến cho du khách nửa bất ngờ nửa bối rối khi đặt chân đến vùng đất này. Ở Bhutan, các biểu trưng truyền thống về một dương vật cương cứng đã được sử dụng từ lâu đời để xua đuổi mắt quỷ và những tin đồn ác ý.
Theo lịch sử, các biểu trưng dương vật được sử dụng bắt nguồn từ tăng sĩ Drukpa Kunley, và nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Bhutan (CBS) đã chứng minh rằng dương vật là một phần không thể thiếu của tôn giáo bản địa buổi đầu đã tồn tại ở Bhutan trước khi Phật giáo trở thành quốc giáo và được liên kết với Bon giáo. Trong Bon giáo, dương vật không thiếu trong tất cả các lễ nghi. Dasho Lam Sanga, nguyên hiệu trưởng của Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa (ILCS), trong phát biểu của mình, đã cho rằng không có bất cứ tài liệu thư tịch nào đề cập đến dương vật. Ông cũng cho biết thêm: “Nhưng sự thờ cúng dương vật được tin là để thực hành thậm chí ngay cả trước khi có sự xuất hiện của quân sư/Guru Rinpoche và Shabdrung Ngawang Namgyal… Những gì chúng ta biết về nó là những gì chúng ta đã được nghe từ chính tổ tiên mình”.
Nói chung, các biểu tượng dương vật không được thể hiện trong các điện thờ và cộng đồng Dzong (“Dzong” là một từ ngữ biểu tượng trong lịch sử đất nước Bhutan để ám chỉ một địa danh giống như một thành lũy bao gồm lâu đài, cung điện của vua và tu viện. Tất cả các sinh hoạt chính trị, hành chính và tôn giáo của Bhutan đều được điều khiển từ các “Dzong”), nơi thờ phụng các vị Lạt-ma hoặc tăng ni Phật giáo – những người đã theo đuổi lý tưởng của cuộc sống thiêng liêng. Tuy nhiên, những ngôi nhà ở vùng nông thôn và của các thường dân vẫn tiếp tục thể hiện chúng.
Lịch sử
Nguồn gốc biểu trưng của dương vật này thường được cho là bắt nguồn từ vị thánh tăng người Bhutan nổi tiếng Drukpa Kunley (1455-1529). Ông từng tu tập tại tu viện Ralung ở Tây Tạng và là môn đệ của Pema Lingpa. Sau đó, ông đến Bhutan, du hành khắp đất nước Bhutan và được biết với cách thuyết giảng Phật giáo không chính thống. Khai thác tính dục của bản thân bao gồm bản thân và bản tôn của mình. Ông hoàn toàn không quan tâm đến tất cả các quy ước xã hội.
Ý định của Drukpa Kunley là gây sửng sốt cho giới tăng lữ, tuy nhiên, cách của ông đã thu hút các môn đệ. Chính ông là người truyền bá truyền thuyết về các bức họa dương vật tô vẽ trên những bức tường, dương vật treo từ mái nhà của một ngôi nhà để xua đuổi linh hồn ma quỷ và ngăn ngừa việc biến thành yêu ma. Do đó, ông cũng được gọi là “vị thánh tăng của phúc lộc – sự màu mỡ phì nhiêu và khả năng sinh sản”.
- Xem thêm: Thú vị như cuộc sống ở Bhutan
Biểu tượng dương vật khi tô vẽ được gọi là “Tiếng sét của sự vi diệu chói lóa” vì nó khiến cho yêu ma và quỷ dữ bị lung lạc tinh thần và được xoa dịu. Vì lý do này mà dương vật, như một biểu tượng, được mô tả trong các bức tranh vẽ trên tường của những ngôi nhà nơi đây, và Drukpa Kunley được thể hiện trong các tranh thangka tay cầm một “cây gậy bằng gỗ với đầu dương vật”.
Các nyônpa (các tăng sĩ được biết với cách thuyết giảng khác thường) sống ở một nơi được biết đến như là Lobesa gần Chimi Lhakhang để xua đi quỷ dữ và bảo vệ người dân địa phương. Theo truyền thuyết, ông đã đánh các thế lực tà ác cùng với dương vật và biến chúng thành các vị thần bảo hộ. Chimi Lhakhang được xây dựng trong sự kính trọng vị thánh tăng này bởi người anh em họ của ông. Nó tọa lạc trên một ngọn đồi trong một thung lũng để trợ giúp người dân địa phương bằng cách khuất phục các thế lực tà ác và yêu ma với các biểu trưng dương vật. Nó được xây dựng vào năm 1499 với sơ đồ hình vuông và chóp nhọn bằng vàng. Tất cả các ngôi nhà bên đường theo lối vào từ ngôi làng Yowakha đều được tô vẽ với các biểu tượng dương vật này.
Các ngôi nhà tu viện hiện nay có một vài dương vật bằng gỗ bao gồm một dương vật có cán bằng bạc (“Tiếng sét của Lạt-ma”), được cho là đã được mang đến từ Tây Tạng. Giờ đây, nó thường được sử dụng bởi các Lạt-ma đương thời của tu viện để gõ lên trên đầu những người phụ nữ như ban phước lành cho việc sinh con. Tu viện cũng cất giữ một bức tượng Lạt-ma Drukpa Kunley cùng với con chó cưng Sachi. Hình ảnh của Ngawang Namgyal (vị Lạt-ma của Phật giáo Tây Tạng, người thống nhất Bhutan như một quốc gia), Đức Phật Gautama và Bồ tát Quán Thế Âm cũng được sùng bái trong tu viện. Những người phụ nữ đến tu viện tìm kiếm phước lành về đường con cái bằng cách để vị Lạt-ma chủ trì với các dương vật bằng gỗ và xương gõ vào đầu. Tên của đứa trẻ sắp sinh cũng được chọn bằng cách lựa các thanh tre đặt trên án thờ đã ghi sẵn tên cho các bé trai và bé gái. Người ta cũng cho rằng bảo tháp nhỏ tại bàn thờ được tạo tác bởi chính ông.
Các nhà nghiên cứu biện luận rằng dương vật là một biểu trưng của “những ham muốn ảo tưởng trần tục”, và nó được coi như một biểu tượng của sức mạnh và khả năng sinh sản theo thuyết duy linh của Bon giáo nên biểu trưng dương vật đi vào với Phật giáo ở Bhutan. Các miêu tả tương tự về dương vật có thể được tìm thấy ở Thái Lan, Bali (Indonesia) và các nền văn hóa khác.
Giai thoại và thực tiễn
Một số giai thoại kể về “sự kỳ lạ” của Drukpa Kunley. Người ta kể rằng vào một dịp đặc biệt, ông được tặng một sợi chỉ thiêng liêng để quấn quanh cổ. Tuy nhiên, ông đã làm mọi người sửng sốt khi nói rằng ông sẽ cột sợi dây quanh dương vật và mong cầu nó sẽ mang lại “sự may mắn cho những người phụ nữ”.
Trong một số cộng đồng ở miền Đông Bhutan, mỗi năm trong suốt một thời gian cụ thể, các dương vật được thờ cúng với hoa, ara (rượu mạnh/rượu tăm màu đỏ) và sữa trong một nỗ lực tìm kiếm sự bảo vệ khỏi các linh hồn ma quỷ. Ở miền Trung Bhutan, một dương vật bằng gỗ được nhúng/ngâm trong những cái cốc trước dâng cho các vị khách uống. Một số dương vật, đặc biệt là ở vùng nông thôn Bhutan, được phú thêm khả năng với đôi mắt hài hước.
Bức vẽ dương vật cũng được cho là một dạng thể chế hóa mỹ thuật đường phố. Nó được tô vẽ trong các thiết kế khác nhau và một đồ án khác thường thể hiện con rồng cưỡi dương vật. Một đặc tính phổ biến nhận thấy là dương vật luôn được miêu tả như đang xuất tinh.
Biểu tượng
Tín niệm cho rằng biểu tượng dương vật sẽ mang lại phúc lộc, sự may mắn và xua đuổi những linh hồn ma quỷ đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Bhutan. Các biểu tượng này thường được tô vẽ bên ngoài bức tường của những ngôi nhà mới và thậm chí được tô vẽ trên các biển số xe tải. Các dương vật chạm khắc gỗ được treo (đôi khi được để bắt chéo nhau với một thanh kiếm hoặc dao găm) bên ngoài, tại 4 góc trên mái hiên gie ra của những ngôi nhà mới xây.
Các dương vật bằng gỗ cũng được đóng trên các cánh đồng hoa màu như một loại bù nhìn, khi cây trồng bắt đầu nảy chồi. Trong lễ hội Tsechu phổ biến được tổ chức hàng năm tại các tu viện khác nhau trên khắp Bhutan, dương vật bằng vải sơn cũng được trang trí trên chiếc mũ mà các Atsaras (những chú hề đeo mặt nạ) đội. Những chú hề này nhảy múa với chiếc roi da thiêng và dương vật bằng gỗ. Trên đoạn đường từ sân bay Paro đến Thimpu, những bức tranh rõ ràng về dương vật là một cảnh tượng chung trên “những bức tường của các ngôi nhà, cửa hàng và quán ăn được sơn trắng.”
Ở tu viện Chimi Lhakhang, ngôi đền dành riêng cho Drukpa Kunley, một số dương vật bằng gỗ được dùng để ban phước cho những người đến viếng thăm tu viện trong chuyến hành hương tìm kiếm phước lành trong việc sinh đẻ, cầu tự hoặc cầu xin phúc lạc cho con cái. Các dương vật được biểu thị rõ ràng trong tu viện như là một mảnh gỗ màu nâu với tay cầm/quai bằng bạc, một di vật tôn giáo được coi là sở hữu quyền năng thiêng liêng và do đó được sử dụng để ban phúc lộc cho con người về mặt tinh thần. Nó cũng được cho là để ngăn ngừa những xung đột, cãi vã giữa các thành viên trong gia đình cư ngụ trong những ngôi nhà được sơn vẽ với biểu tượng này.
Một số hình vẽ dương vật trên tường của những ngôi nhà ở Bhutan
Nghi lễ hâm nóng ngôi nhà
Như là một phần của nghi lễ sưởi ấm những ngôi nhà mới, một nghi thức thú vị được cử hành ở Bhutan đòi hỏi phải đặt các biểu tượng dương vật ở 4 góc của mái hiên nhô ra của ngôi nhà và một ở bên trong ngôi nhà. Nghi lễ này bao gồm việc nâng một giỏ đầy các dương vật được đục đẽo bằng gỗ lên mái nhà để đóng/lắp chúng ở bốn góc chính. Các nhóm cả nam và nữ được người chủ nhà thuê tới để nâng chiếc giỏ đó lên trên mái nhà.
Trong khi những người đàn ông kéo chiếc giỏ lên với một sợi dây buộc chặt từ mái nhà, còn những người phụ nữ thì cố gắng kéo nó xuống; trong suốt quá trình này, những bài hát khôi hài/tục tiễu về dương vật được xướng ca và mỗi lần kéo mọi người xem đều vui vẻ la lớn “laso”. Một thể hiện mô phỏng được diễn bởi những người đàn ông ví như họ không nâng được chiếc giỏ và chiếc giỏ rơi xuống đất. Mục đích là để được người chủ nhà thưởng cho những cốc rượu mạnh/rượu tăm để họ có sức mạnh nâng cao chiếc giỏ. Sau khi uống rượu, cuối cùng những người đàn ông cũng nâng chiếc giỏ lên mái nhà và lắp các dương vật vào bốn góc trên mái nhà vào cuối buổi tối.
- Xem thêm: Trị liệu rối loạn cương: Từ cổ chí kim
Các dương vật cũng gắn với một con dao găm (redi) và được vẽ bằng 5 màu khác nhau; màu sắc này được cho là các yếu tố có ý nghĩa cho năm biểu hiện thiêng liêng: “Con dao găm trắng đại diện cho hòa bình, thuần khiết và hài hòa phía Đông; con dao găm màu đỏ biểu trưng cho sự giàu có và quyền lực được đặt ở phía Tây, con dao găm vàng đại diện sự thịnh vượng được đặt ở phía Nam, và phía Bắc được đặt con dao găm màu xanh lá cây đại diện cho sự bảo hộ. Con dao găm thứ năm được đặt bên trong ngôi nhà thường có màu xanh dương và biểu trưng cho sự khôn ngoan”. Tín niệm phổ biến trong việc sửa chữa, tôn tạo những biểu trưng dương vật này để nó không chỉ xua đuổi các linh hồn ma quỷ, mà còn là một biểu tượng cho sự phúc lộc, sự màu mỡ, phì nhiêu và khả năng sinh sản.
Một sốt tượng dương vật ở Bhutan