Thay vào đó sẽ có những thỏa thuận liên kết khu vực (LKKV) để tự do hóa thương mại. Nếu năm 1990 chỉ có khoảng 70 LKKV thì nay con số đó đã tăng lên hơn 300. Thỏa thuận mới nhất vừa được công bố hôm 16-12 là kết quả đàm phán giữa Liên minh Châu Âu và Singapore. Nhiều thỏa thuận lớn hơn đang hình thành như thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu và đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Hoa Kỳ, một số nước châu Á và khu vực Mỹ Latin có thể hình thành trong năm 2013.
Bộ trưởng Công thương Singapore Lim Hng Kiang (trái) bắt tay Cao ủy thương mại Liên minh Châu Âu (EU) Karel De Gucht ngày 16-12 tại Singapore sau khi hai bên hoàn tất đàm phán FTA
Các LKKV có ảnh hưởng thế nào đến việc giảm thuế quan và trợ cấp của các chính phủ cho sản xuất hàng hóa trong nước? Một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) thực hiện từ năm 2011 đối với 55 LKKV nhằm đánh giá việc giảm thuế đối với nông sản có kết quả hay không. Thực tế cho thấy thỏa thuận giữa các nước giàu và các nước đang trỗi dậy đã giúp nâng số sản phẩm được trao đổi giữa hai nhóm từ 68% lên 87% trong vòng mười năm. Các thỏa thuận giữa các nước đang trỗi dậy giúp nâng tỷ lệ phát triển thương mại khá ngoạn mục: từ 28% lên 92%! Tuy nhiên, một số sản phẩm như đường, sữa… có vẻ khó giải quyết nhất ngay cả đối với LKKV tốt nhất vì có đến 3/5 LKKV cấm trợ cấp xuất khẩu.
Giảm thuế quan không phải là thước đo duy nhất của sự thành công, mà rào cản kỹ thuật và các quy định khác mới đóng vai trò thật sự quan trọng. Khi các quốc gia không thể cùng nhau thống nhất các quy định thì thương mại quốc tế rất khó phát triển. Một số quan niệm khác biệt giữa các đối tác có thể trở thành vấn đề lớn, chẳng hạn chế độ thử nghiệm dược phẩm phải được tiến hành như thế nào hay định nghĩa thế nào là rượu mạnh, rượu mùi…
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ gần đây đã khảo sát 11 LKKV lớn hình thành trong giai đoạn 1975-2005, tập trung vào thực phẩm – một lĩnh vực dễ gây tranh cãi trong thương mại. Hai LKKV được xem xét là các thỏa thuận trong Liên minh Châu Âu và thỏa hiệp tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Kết quả nghiên cứu của họ đã giải thích được vì sao LKKV được ưa chuộng. Nhờ có LKKV nên có tới 10 trong 11 trường hợp mua bán thực phẩm trong Liên minh Châu Âu tăng lên, còn mậu dịch trong NAFTA thì cứ mỗi năm tăng bình quân 3%. Đối với sáu trong 11 trường hợp các nước bên ngoài LKKV cũng tăng như tương tự như trong NAFTA, riêng mua bán ngũ cốc và rau quả tăng 2%/năm…
Thiên Bảo theo The Economist, 4-1-2013