Một nghịch lý gây nhức nhối là trong khi lao động nước nhà đang thất nghiệp như vậy thì lao động Trung Quốc lại ê hề, hiện diện ở hầu hết các tỉnh thành, nơi nào ít ra cũng vài trăm người. Ai cũng thấy điều đó không bình thường nhưng rất khó truy tìm căn nguyên của vấn đề vì các cơ quan chức năng thường đổ vấy cho nhau. Chính quyền địa phương nói chỉ có chức năng quản lý về mặt cư trú, giữ gìn an ninh trật tự, còn các sở Lao động, Thương binh và Xã hội thì chỉ kiểm tra được giấy phép lao động chứ không thể xử lý được các lao động phổ thông Trung Quốc, trong số đó có những người được gắn mác kỹ sư nhưng thật ra là lao động phổ thông. Ngành xây dựng không quản nổi vì công trình đã qua đấu thầu và thắng thầu là doanh nghiệp Trung Quốc.Là nhà thầu chính, họ có nhiều quyền, trong đó có quyền sử dụng chuyên gia và giao một số hạng mục cho các nhà thầu phụ là doanh nghiệp Việt Nam thực hiện. Cũng cùng một công việc thợ xây nhưng lao động Trung Quốc được trả lương cao gấp từ ba đến sáu lần lao động trong nước vì người lao động Việt Nam phải ký hợp đồng với nhà thầu phụ. Hàng ngàn lao động Trung Quốc cứ vậy mà lũ lượt tràn sang Việt Nam, cơ bản theo đường du lịch, nhưng ngành du lịch và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng chỉ biết nhìn và… bó tay!
Lao động Trung Quốc tại Hải Phòng
Nguyễn Thắng