Không nên xem thường bệnh táo bón

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu. Trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi ngoài, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi ngoài. Bệnh táo bón trên lâm sàng khá nhiều, nhất là ở người già và người béo, nhưng gần đây, tình trạng táo bón trong giới trẻ, nhất là những người làm việc nơi công sở đang gia tăng, số người bị táo bón ngày càng lớn.

Nguyên nhân gây táo bón có thể là: (1) Do thói quen sinh hoạt không khoa học (ăn nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động); (2) Thường xuyên bị mất ngủ, bị stress hoặc sử dụng thuốc tây (thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày…) vốn có tác động phụ gây táo bón; (3) Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu, tóm lại là thói quen đi đại tiện không đều; (4) Hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê. Đối với trẻ em, chứng táo bón thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ thường xuyên dùng thức ăn nhanh, giàu chất béo (gà rán, khoai tây chiên, trà sữa) và đường (kẹo, nước ngọt có gas) có thể bị táo bón thường xuyên hơn.

Ngoài việc gây phiền phức trong cuộc sống, táo bón làm suy giảm chức năng tuyến giáp và là nguyên nhân của bệnh trĩ. Nếu như tình trạng táo bón kéo dài, phân cứng cộng thêm quá trình co thắt nhu động ruột dễ gây nên tổn thương niêm mạc đại tràng, dẫn tới tình trạng viêm đại tràng. Nhiều trường hợp nặng có thể gây nên tình trạng thủng đại tràng rất nguy hiểm.

 

DN627_SK021015_Benh-tao-bonĐể điều trị táo bón, cần chú trọng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, nhất là thường xuyên vận động, tập thể dục. Trẻ bị táo bón phải được điều trị sớm, tránh biến chứng về sau. Điều trị táo bón là một quá trình lâu dài, người bệnh phải kiên nhẫn thực hiện lời khuyên của thầy thuốc và nên theo những chỉ dẫn dưới đây:

 

 

Exit mobile version