Chuyên gia tâm lý, diễn giả và tác giả cuốn sách “13 Things Metally Strong People Don’t Do” (13 điều những người có tinh thần mạnh mẽ không làm) được dịch sang 20 thứ tiếng, Amy Morin, chia sẻ: “Mỗi người đều có khả năng khám phá sức mạnh tinh thần để điều chỉnh những suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và cuộc sống tốt hơn trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Dưới đây là những cách hiệu quả nhất.
Tự nhủ với bản thân giống như một người bạn đáng tin cậy
Theo ước tính của các nhà khoa học Phòng thí nghiệm Neuro Imaging, Hoa Kỳ, mỗi ngày chúng ta có khoảng 70.000 suy nghĩ, tức là 70.000 cơ hội có thể giúp bản thân mạnh mẽ hoặc yếu đuối hơn, bởi những suy nghĩ có ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận và cách hành xử.
Thực tế là khả năng độc thoại có xu hướng trở thành một lời “tiên tri” hoàn hảo của mỗi người. Chẳng hạn như, khi bạn tự nhủ mình không bao giờ làm được điều này hoặc không có ai muốn lắng nghe mình, chúng đều có thể làm thay đổi hành vi của bạn và trở thành hiện thực.
Vậy nên, hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực thành những suy nghĩ thực tế hơn. Tự nhủ với bản thân rằng những suy nghĩ của bạn không nhất thiết phải là sự thực, sau đó nghĩ đến những ngôn từ tử tế và dịu dàng dành cho chính mình.
Chịu trách nhiệm cảm xúc bản thân
Cho phép những cảm xúc chi phối cuộc sống làm suy yếu nội lực tinh thần. Không có gì sai nếu đôi khi tâm trạng bạn không cảm thấy thoải mái hoặc có những suy nghĩ tiêu cực. Thế nhưng, sự buồn chán có thể dẫn đến tự thương hại, tức giận có thể trở thành đau khổ và lo lắng có thể trở thành sợ hãi, nếu thiếu thận trọng.
Có nhiều vấn đề xuất phát từ một mong muốn nhằm tránh né sự không thoải mái. Chẳng hạn như, những người sợ hãi sự thất bại thường tìm cách tránh né những thử thách mới để xua tan sự lo lắng. Tuy nhiên, tránh né sự không thoải mái về cảm xúc chỉ là giải pháp tạm thời, có thể dẫn đến những vấn đề khác lâu dài hơn.
- Xem thêm: Giải bài toán “cái tôi”
Trong khi đó, phát triển nhận thức về cảm xúc có ảnh hưởng đến cuộc sống. Vậy nên, hãy quyết định kiểm soát tốt cảm xúc thay vì để cảm xúc kiểm soát bản thân. Can đảm đối diện với những cảm xúc không thoải mái và chịu trách nhiệm cuộc sống của bạn. Bởi càng chịu đựng sự không thoải mái càng có khả năng cao để chấp nhận những thử thách mới.
Đưa ra những lựa chọn hiệu quả
Tinh thần không thể mạnh mẽ khi những nỗ lực tốt nhất bị phá bỏ. Nhiều người thường chiều theo bản thân bằng những thói quen chưa tốt, chẳng hạn như phàn nàn về công việc hiện tại hoặc cố gắng làm vui lòng mọi người…
Những thói quen ấy tuy nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, khiến những nỗ lực của bạn trở nên phản tác dụng. Trong khi đó, thời gian và năng lượng cuộc sống của bạn có giới hạn. Nếu dành năng lượng cho những việc không nên làm sẽ khiến mệt mỏi và làm chậm tiến trình hướng đến những mục tiêu của bạn.
Cân bằng cảm xúc theo logic
Chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi có sự đồng điệu giữa cảm xúc và logic. Nếu mọi quyết định thiên về cảm xúc, sẽ không dành dụm được nhiều tiền bạc khi về hưu bởi bạn quá bận rộn cho việc chi tiêu cho những thứ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc ngay lúc này. Nhưng nếu mọi quyết định của bạn là logic, cuộc sống sẽ nhàm chán, thiếu tình yêu và sự thư giãn.
Vậy nên, cho dù là mua một căn nhà hoặc suy nghĩ về công việc, hãy cân nhắc sự cân bằng giữa những cảm xúc và logic. Nếu đang trong tâm trạng phấn khích hoặc lo lắng, hãy viết ra một danh sách những ưu và nhược điểm để quyết định tiến lên phía trước.
Làm một việc khó mỗi ngày
Nội lực tinh thần không được cải thiện một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, những gì là thách thức đối với bạn có thể không phải là của người khác. Vậy nên, cần phân tích đâu là ranh giới an toàn, sau đó chọn ra điều gì đó bên ngoài ranh giới và thực hiện từng bước mỗi ngày, để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn so với ngày hôm qua.
Lập ra các mục tiêu
Bộ não chúng ta luôn hướng đến việc đạt được các mục tiêu, thay vì chỉ một mục tiêu như muốn giảm 5kg trong thời gian sắp tới. Vậy nên, hãy đặt ra nhiều mục tiêu khả thi ngắn hạn. Với mỗi mục tiêu đạt được, sẽ tăng sự tự tin về khả năng đạt được các mục tiêu. Điều này còn giúp nhận biết được những mục tiêu không thực tế và mức độ thử thách cần có của mục tiêu.
Tận dụng những thất bại nhưng không dừng lại ở những sai lầm
Những người có nội lực tinh thần mạnh mẽ biết tận dụng những sai lầm bởi biết rằng sai lầm là con đường dẫn đến sự thành công. Bởi không ai từng thành công thực sự mà không trải qua những thất bại đầu tiên. Những đột phá lớn nhất thường đến khi chúng ta cảm thấy thất vọng và khó khăn nhất. Thất vọng ấy khiến bạn có nhiều suy nghĩ khác nhau, có cái nhìn bao quát hơn và tìm thấy cách giải quyết vấn đề đã bị bỏ lỡ.
Không dừng lại ở những sai lầm, người có nội lực tinh thần mạnh mẽ hiểu được sự tập trung sẽ quyết định trạng thái cảm xúc. Khi khắc phục những vấn đề đang đối diện, họ không tạo ra thêm những căng thẳng, cảm xúc tiêu cực có thể cản trở năng suất làm việc. Bởi khi tập trung tốt hơn cho bản thân và hoàn cảnh, sẽ tạo ra ý thức về hiệu quả cá nhân, nhiều cảm xúc tiêu cực và cải thiện tình hình.
Sử dụng nguyên tắc 10 phút
Nội lực tinh thần tăng động lực và năng suất làm việc, ngay cả khi bạn thiếu động lực. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn khi đưa ra một quyết định hãy sử dụng nguyên tắc 10 phút.
- Xem thêm: Độc thoại tích cực
Để mắt bạn nhìn vào một vật đồng thời lên kế hoạch tập chạy bộ và tự nhủ sẽ di chuyển trong 10 phút. Nhưng nếu tâm trí không thể “chiến thắng” cơ thể sau 10 phút, hãy buông bỏ điều này. Bắt đầu thường là phần khó nhất. Nhưng một khi làm được bước đầu tiên, sẽ không quá khó như bạn nghĩ và có thể tiếp thêm động lực tiếp tục thực hiện bước tiếp theo.
Không để bất cứ ai hạn chế niềm vui của mình và không hạn chế niềm vui của người khác
Cảm giác vui vẻ và hài lòng xuất phát từ việc tự so sánh với những người xung quanh khiến chúng ta không thể làm chủ hạnh phúc của chính mình. Trong khi đó, người có nội lực tinh thần mạnh mẽ thường hài lòng về mọi thứ họ làm, không bị lung lay bởi ý kiến hay thành tựu của những người xung quanh. Hơn nữa, khi nội lực tinh thần mạnh mẽ, bạn sẽ không phán xét người khác bởi biết rằng mỗi người đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau.
Sử dụng nội lực tinh thần một cách thông minh. Bằng cách không tập trung vào những việc không thể kiểm soát, cố gắng phục hồi những gì đã xảy ra ngày hôm qua hoặc lo lắng những gì có thể xảy đến sẽ làm suy kiệt nội lực. Hãy dành nguồn nội lực quý giá ấy vào các hoạt động hữu ích, hạn chẳng như các vấn đề đang cần được giải quyết và điều chỉnh những suy nghĩ tiêu cực, nếu có.