Hướng dẫn trẻ thiết lập những mục tiêu cá nhân

Việc dạy con bạn lập ra những mục tiêu khi trẻ còn nhỏ giúp tạo một thói quen tốt trong suốt cuộc đời của trẻ. Theo giải thích của Tổ chức Giáo dục Gia đình của Hoa Kỳ, các bậc phụ huynh hãy cùng con lập ra những mục tiêu cụ thể, phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ. Một khi con bạn đã lập được những mục tiêu cá nhân, hãy tìm cách hỗ trợ để trẻ hoàn thành chúng.

Lợi ích của lập những mục tiêu đối với trẻ

Mục tiêu về sức khỏe

Chú ý đến sức khỏe nên bắt đầu từ lúc trẻ còn nhỏ, đây cũng là một trong những lĩnh vực đầu tiên của việc thiết lập mục tiêu. Trẻ có xu hướng làm theo những thói quen giữ gìn sức khỏe từ cha mẹ của chúng. Do vậy, hãy dạy con bạn rằng, có nhiều yếu tố để khỏe mạnh và duy trì sức khỏe tốt, bao gồm sự di truyền, ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Giúp trẻ nhận thức được AND của mỗi người là không thể thay đổi. Trẻ có thể kiểm soát những gì chúng ăn, để trẻ thực hiện mục tiêu cá nhân về một chế độ ăn uống đủ chất. Duy trì thể lực cũng là một khía cạnh khác của sức khỏe nằm trong khả năng kiểm soát của trẻ. Phụ huynh và trẻ có thể cùng làm việc để lập ra một mục tiêu về tập luyện mà trẻ yêu thích.

Hướng dẫn trẻ thiết lập những mục tiêu cá nhân 1

Mục tiêu về tiền bạc

Một trong những nguyên nhân chính gây ra stress đối với hầu hết mọi người thường liên quan đến vấn đề tài chính. Hãy bắt đầu những mục tiêu tài chính để giúp con bạn biết ưu tiên, biết dành dụm và thực hiện quyền tự chủ bằng tiền bạc. Đưa ra một ví dụ cụ thể để trẻ có thể hiểu rõ vấn đề. Tạo điều kiện cho trẻ làm việc kiếm tiền để trẻ hiểu được giá trị của tiền bạc. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến ngân hàng để mở tài khoản cho trẻ. Khuyến khích trẻ làm từ thiện bằng cách trích một khoản tiền nhỏ từ thu nhập của chúng.

Mục tiêu về trường lớp

Khi con bạn còn đi học, việc lập ra những mục tiêu về những gì trẻ muốn để đạt điểm số tốt và các hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết. Cha mẹ cần nắm bắt đúng năng lực con trẻ và khuyến khích chúng lập ra những mục tiêu khả thi. Những mục tiêu có thể điều chỉnh lại một khi con bạn hoàn thành những mục tiêu ban đầu. Hãy phân chia những mục tiêu thành các mục nhỏ hơn.

Nếu mục tiêu của con bạn là tăng hạng ở cấp độ tiếp theo, hãy xác định cần bao nhiêu thời gian cho trẻ học mỗi ngày để đạt được các kỹ năng cần thiết, bao gồm thời gian làm bài tại nhà và ở lớp. Một khi trẻ đủ lớn để biết những gì chúng muốn làm trong cuộc sống, cha mẹ hãy giúp trẻ lập một kế hoạch hành động để trẻ có thể đạt được mục tiêu.

Mục tiêu cá nhân

Hãy bổ sung một mục tiêu cá nhân vào danh sách những mục tiêu của con bạn. Nếu trẻ dễ lẫn lộn, hãy lập một mục tiêu về tổ chức và một kế hoạch để loại bỏ sự bừa bộn, đồng thời dành nhiều thời gian để giải quyết mọi thứ. Một số trẻ thường lập mục tiêu chơi một loại nhạc cụ nào đó.

Trường hợp này, hãy lập một lịch trình tập luyện với một mục tiêu thực tế về mức độ hoàn thành cụ thể của trẻ, cho dù đó là tập một bài hát hoặc chơi trong một ban nhạc. Nếu trẻ dễ mất bình tĩnh, có thể lập một mục tiêu để giải quyết mọi thứ một cách bình tĩnh, hợp lý.

Exit mobile version