Nhà thơ vĩ đại người Hy Lạp này, được Alexandre Đại Đế và Victor Hugo tôn sung, có phải thực sự đã viết nên 2 thiên sử thi hùng tráng “Iliade” và “Odyssee” không?
Gương mặt của Homère đã nổi danh khắp thế giới. Sở dĩ, Homère được ngưỡng mộ bởi vì Homère là tác giả của 2 thiên sử thi hùng tráng cổ xưa nhất và nổi tiếng nhất của nền văn học phương Tây, đó là Illiade và Odyssée mà người ta chưa hoàn toàn biết rõ. Vậy thì chúng ta bắt đầu từ thời điểm mà nhà văn hào Hy Lạp đã sống.
Theo văn bản cổ nhất mà nhà sử học Hy Lạp Herodote đã viết, thì Homère sinh vào thế kỷ thứ IX trước Công nguyên (TCN), tại thành phố Smyrne (nay là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ). Ông mồ côi cha, được một thầy giáo làng nhặt và nuôi đến lớn khôn. Khi đến tuổi trưởng thành, ông lên đường phiêu lưu đến vùng Địa Trung Hải như một tay lãng sĩ, tay cầm cây đàn guitar và cây đàn cổ phorminx để vừa giải khuây vừa kiếm cơm. Khi ông đặt chân đến thành phố Colophon, một thành phố nhỏ thuộc Tiểu Á, thì ông lâm bệnh và bị mù lòa. Ông đã qua đời trên hòn đảo Ios và được chon cất ở đây.
Iliade và Odyssée được xem như một loại sử thi thời cổ đại
Thi hào Homère đã để lại cho hậu thế những khúc sử thi của cuộc đời ông: Iliade và Odyssée. 2 sử thi này đã kể lại những khúc anh hùng ca của những vị anh hùng “bán thần bán nhân”, đã làm nên chiến thắng này. Iliade thuật lại giai đoạn thần thánh của cuộc chiến thành Troie (Troy tiếng Anh) diễn ra vào thế kỷ thứ XIII trước Công nguyên. Còn Odyssée thuật lại nổi gian truân của người anh hùng Ulysse (cũng được đề cập đến trong Iliade) trên biển Địa Trung Hải, biểu tượng cho sự bành trướng của đế chế Hy Lạp vào đầu thế kỷ thứ IX. Có thể kể những hiểm nguy mà Ulysse đã gặp như: Nữ thủy quái Scylla, Những nàng tiên cá Syrenes và Thần khổng lồ một mắt Cyclops.
Thần khổng lồ một mắt Cyclops
Tuy nhiên, Iliade và Odyssée không phải đơn thuần là những áng văn chương. Thật vậy, trong thời cổ đại 2 tác phẩm này không những người dân sinh ra phải đọc mà còn phải học thuộc lòng nữa. Bởi vì Homère không những đã phác họa một bản đồ địa dư về các vùng đất mà Ulysse đã đi qua mà còn nêu lên những đức tính đáng quý của những nhân vật anh hùng, như Achille, hay là vô số các thảo mộc được mô tả trong sử thi này.
Người ta còn tìm thấy trong Iliade và Odyssée những lời khuyên thiết thực trong cuộc sống, kể cả những chi tiết nhỏ nhất như cách điều khiển chiếc xe hay cách uống rượu khai vị kèm với hành. Bộ sưu tập về Homère của nhà khảo cổ học Alexandre Farnoux được trưng bày tại Viện Bảo tàng Louvre-Lens (Pas-de-Calais).Trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải trên trang web Philosophie Magazine, nhà khảo cổ còn cho rằng Odyssée là một Wikipedia của thời cổ đại: nó có thể giải đáp cho mọi thắc mắc. Chính điều đó làm cho Homere nổi tiếng suốt thời cổ đại.
Vào thế kỷ thứ IV TCN, Alexandre Đại đế không bao giờ đi đâu mà không đem theo cuốn Iliade, đặc biệt đây là cuốn đặc biệt mà Aristote soạn dành cho Đại đế. Người ta còn thuật lại rằng Đại đế Alexandre còn hỏi ý kiến của Homère trong giấc mơ về cách chinh phục thành Alexandrie… Có rất nhiều giai thoại kỳ thú về thi háo. Người ta còn khẳng định rằng ông chính là đứa con trai út của Ulysse. Hoặc người ta thêu dệt rằng sở dĩ ông bị mù là do nhìn tia chớp trên ngôi mộ của Achille. Còn trong tiếng Hy Lạp, Homère còn có nghĩa là “con tin”. Để kết luận, người ta cho rằng Homere là một cư dân của Babylone bị người Hy Lạp bắt làm tù binh. Một số khác cho rằng tên của ông có nghĩa là “mù lòa”.
Bí ẩn về Homère đã xuyên qua nhiều thế kỷ. Để chọc thủng màn bí ẩn này, Victor Hugo đã làm “quay các cốc thủy tinh” trong buổi lễ cầu hồn để hy vọng có thể tiếp xúc với hồn của Homère. Lamartine cũng đã tìm cách tiếp xúc với hồn của Homère bên bờ sông là nơi mà Homère sẽ tái sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 1795, một triết gia người Đức, tên là August Wolf, đã khiến các “fan” cuồng mộ Homère kinh ngác bằng câu tuyên bố lạnh lung: Homère không có thực. Iliade và Odyssée chỉ là những câu chuyện truyền khẩu, được chế tác bởi nhiều tác giả nối tiếp nhau, nên nếu khẳng định đó là văn phong của một người duy nhất, thật là một điều hoang tưởng. Điều đó giải thích vì sao tiểu sử của Homère có nhiều điểm mơ hồ bởi vì đó là “tiểu sử của một bóng ma”! Có rất nhiều yếu tố biện minh cho giả thuyết này.
Chẳng hạn như trong Iliade, có nhiều nhân vật đã chết rồi thì lại xuất hiện trong rất nhiều trang sau, hoặc là những đoạn cảm hứng khác nhau lại nằm liền một chỗ. Hơn nữa, trong 2 sử thi này, có những sự kiện về đời sống Hy Lạp lại phản ánh những thời đại khác nhau. Hơn nữa, nếu đối chiếu một vài thanh kiếm được mô tả trong sử thi với các nguồn khảo cổ học thì thấy chúng thuộc về thế kỷ thứ XVI TCN. Trong khi độ chính xác của việc phân tích kim loại lại cho thấy thuộc về thế kỷ thứ X hay IX mà thôi.
Như vậy, hai áng thơ văn tuyệt tác đó có phải do các thế hệ nhà thơ cổ đại sang tác như Wolf đã nhận thấy hay không? Sự hiện hữu của Homère chỉ là huyền hoặc? May thay, không phải vậy! Phần lớn các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng triết gia Wolf đã đi quá xa, quá xa! Theo họ, chắc chắn là có nhiều tác giả tham gia vào Iliade và Odyssée mà một người trong số đó, có óc sang tạo hơn hẳn, đã sáng tác như là của Homère thực. Khủng khiếp hơn là cách đây vài chục năm, một nhà sử học người Anh đã gây ra một cuộc bút chiến khi khẳng định Homère là… một nữ thi hào xứ Sicile của thế kỷ thứ VII TCN. Homère mãi mãi vẫn là ẩn số đối với chúng ta!