Sau hai vở opera Cô Sao và Người tạc tượng của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được diễn vào những năm cuối thập niên 1960 và 1970, Việt Nam hầu như vắng bóng nhạc kịch – thể loại được cho là hàn lâm và kén khán giả.Sở dĩ như thế vì các vở opera đa số đều lấy từ các nguyên tác kinh điển của nước ngoài, có sự khác biệt lớn về tần số văn hóa, không gian cuộc sống mà phần đông khán giả khó thẩm thấu được. Không nghĩ như thế, nhạc sĩ Huy Tiến ấp ủ “tham vọng” dựng opera theo kiểu Việt Nam để phổ cập opera cho khán giả Việt Nam.
Vở nhạc kịch đầu tiên ông viết năm 17 tuổi là Những năm tháng cuối thế kỷ, viết về thời tuổi trẻở Trường Sơn của ông và đồng đội. Tác phẩm đã được ông viết hoàn chỉnh, từng tập cho các chiến sĩ, nhưng không có điều kiện để dàn dựng lên sân khấu. Sau ngày giải phóng, ông vào sống ở miền Nam, tuy vẫn làm nghệ thuật nhưng vì mưu sinh đã khiến ông phải dành thời gian cho các việc sáng tác ca khúc, phối khí, sản xuất âm nhạc…
Vở opera Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame De Paris) là một trường hợp đặc biệt, nếu thiếu sự kiên nhẫn lẫn đam mê, ông đã không thểtheo đuổi đến ngày nay. Vở này đã được ông âm thầm “thai nghén” cách đây hơn 30 năm. Từ ý tưởng, ông đã dày công biên soạn, viết mới hoàn toàn để dàn dựng theo kiểu opera Việt Nam. Đêm diễn đầu tiên chính thức ra mắt công chúng cũng là đêm diễn duy nhất vào cuối năm 2012 tại Nhà hát Quân Đội.Mãi tiếp sau đó là hai đêm diễn tại sân khấu Nhạc viện TP.HCM (ngày 12, 13-1-2014) đã được khán giả đón nhận với tình cảm yêu mến. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề kinh phí, vở diễn không thể tiếp tục diễn ở sân khấu trên. Không đành lòng để đứa con của mình chết non, nhạc sĩ Huy Tiến tìm cách xoay trở. May sao, ông gặp được một người đồng điệu, sẵn sàng cùng anh chơi hết mình với nhạc kịch. Đó là ca sĩ Cao Minh.
Hai anh em vắt óc suy nghĩ, cuối cùng quyết định làm nhạc kịch theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”. Thế là ca sĩ Cao Minh biến sân khấu ca nhạc tại quán cà phê của anh thành sân khấu nhạc kịch. Lần này thì nhạc sĩ Huy Tiến phấn chấn hẳn: “Nhờ có sự giúp sức từ nhiều anh em mà mọi việc chuẩn bị cho sân khấu sáng đèn đã sẵn sàng. Hy vọng chúng tôi sẽ không phụ lòng yêu mến của khán giả”. Tuy nhiên, nhạc sĩ Huy Tiến vẫn còn chút tâm tư, đó là nếu có điều kiện đầu tư thêm về ánh sáng, thiết kế sân khấu, phục trang và dàn nhạc giao hưởng để hoàn thiện sân khấu hơn.
Ca sĩ Cao Minh “làm nhạc kịch theo kiểu Việt Nam để phục vụ khán giả Việt Nam”
Anh khá im tiếng lâu nay, vì sao bây giờlại ôm đồm làm “ông bầu” nhạc kịch?
Tôi làm rất nhiều việc chứ có bao giờ nghỉ ngơi đâu. Là ca sĩ, từ lâu tôi đã mơước Việt Nam cũng có một loại ca kịch hay nhạc kịch nào đó được làm trên giai điệu âm nhạc mới. Chủ đích của tôi là muốn gợi ý, đóng góp cho người nghe về ca hát để thấy được cái đẹp, cái hay thật sự của nghệ thuật.Xác định đây là một việc làm khó, không dễ thực hiện trong thời gian ngắn nên tôi nỗ lực làm hết sức có thể. Gặp gỡ nhạc sĩ Huy Tiến là một duyên may để tôi thực hiện ý định của mình, vì Nhà thờ Đức Bà Paris là một vở diễn hay mà anh đã dành quá nhiều tâm huyết. Tôi sẽ làm nhạc kịch theo kiểu Việt Nam để phục vụ khán giả Việt Nam.
Chỉtay ra khoảng không gian sân khấu với những cảnh trí, ánh sáng, đã sẵn sàng trước đêm diễn, anh tiếp lời: “Dù không có tiền nhưng có dư nhiệt huyết nên tôi vẫn quyết tâm làm. Phải mất hơn hai tháng tôi mới xây dựng tất cả mọi thứ để có một sân khấu như hôm nay”.
Làm kinh doanh cần sự tỉnh táo, trong khi tâm hồn nghệ sĩ thì lãng mạn, bay bổng. Anh có tự tin với vai trò này không?
Tôi nói thật, ít có nghệ sĩ nào sống được bằng nghề. Ai cũng có nghềtay trái cả, dù công việc đó do nghệ thuật đem lại. Tôi làm nghệ thuật lâu rồi nhưng bây giờ thấy nghệ thuật, nhất là nhạc trẻ bị phiền hà là không chân thật, lừa tai người nghe từ âm thanh điện tử, giai điệu, âm nhạc, luôn cả ngôn từ. Bởi thế, tôi muốn làm một cái gì đó để công chúng có cái nhìn khác công tâm hơn về nghệ thuật.
Tôi và nhạc sĩ Huy Tiến biết nhau đã lâu, tôi hiểu anh là người có tài năng mà rất thầm lặng nên trước lời mời hợp tác của anh, tôi không cần suy nghĩ, đắn đo gì cả. Tôi làm bằng tất cả khả năng có được của mình chứ tôi xác định mình không kinh doanh nghệ thuật.Những nghệ sĩ tham gia cùng tôi cũng chỉ vì tình yêu với nghệ thuật. Hiện tại tôi cảm thấy tự tin với những gì mình đang làm, còn lại là chia sẻ cảm nhận của khán giả.
Chỉ có một vở diễn thôi sao?Anh còn có dự định gì nữa với sân khấu này?
Tôi dự kiến vở này sẽ diễn mỗi tuần một đêm trong suốt bốn tháng, sau đó sẽ diễn những vở khác cũng do nhạc sĩ Huy Tiến viết kịch bản. Anh đã viết xong vở Chùa Đàn từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân.
Xin cảm ơn anh.
Thu Ngân