Những thách thức
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15km2, là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các nhà nước là gì?
Huyện đảo Trường Sa, Việt Nam-
1. Mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
Như chúng ta đã biết, theo luật quốc tế, việc một nhà nước sở hữu một lãnh thổ trên biển sẽ cho phép có những đặc quyền đối với một phạm vi lãnh hải và EEZ. Việc các nhà nước xung quanh Biển Đông tranh giành quyền sở hữu các đảo nhỏ và đảo san hô không có người ở và không thể sinh sống được tại Trường Sa và Hoàng Sa trước hết không chỉ nhằm giành chủ quyền các hòn đảo này mà quan trọng là nhằm mở rộng EEZ. Chính vì lý do này mà Trung Quốc, nước có EEZ rộng 880.000km2 (Mỹ có EEZ rộng 12 triệu km2, Nhật 4,4 triệu km2, Pháp 11 triệu km2) đang dòm ngó 3,5 triệu km2 Biển Đông.
2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hải sản
Hai quần đảo trên dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng cá ước tính nhiều triệu tấn, các nguồn hải sản phong phú (các loài hải sản có giá trị cao như tôm hùm, rùa, đồi mồi, bào ngư quý hiếm…). Ngoài sự hiện diện của nguồn phốt phát trên các hòn đảo còn tiềm ẩn trữ lượng lớn các mỏ kim loại dưới đáy biển. Khoảng 10% trữ lượng cá của thế giới nằm tại Biển Đông.
3. Kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quốc tế
Biển Đông bao quát nhiều eo biển: Eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia, nối biển Andaman ven Ấn Độ Dương với Biển Đông tại phía Nam; eo biển Sonde chia cắt các đảo Java của Indonesia với đảo Sumatra; eo biển Lombok nối biển Java và Ấn Độ Dương chia cắt các đảo Bali và Lombok của Indonesia; eo biển Macassar chia cách phía tây đảo Borneo và phía đông đảo Sulawesi. Với chiều rộng trung bình 15km và dài khoảng 800km, eo biển này cho phép thông thương giữa biển Celebes và biển Java; eo biển Balabac nối biển Sulu với Biển Đông. Eo biển này chia cách đảo Balabac (thuộc tỉnh Palawan củaPhilippines) với các đảo nằm ở phía bắc của Borneo, thuộc bang Sabah củaMalaysia, rộng 55km; eo biển Luzon nằm giữa các đảoLuzonvà Đài Loan; eo biển Đài Loan, giữa quần đảo này với Trung Quốc đại lục.
Biển Đông là một ngã tư thông thương của các tuyến hàng hải thương mại quan trọng bởi đây là tuyến ngắn nhất nối giữa Bắc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trước tiên liên quan đến tuyến vận chuyển năng lượng, eo biển Malacca vận chuyển nhiều dầu mỏ gấp sáu lần kênh đào Suez và nhiều hơn 17 lần kênh đào Panama. Biển Đông là nơi vận chuyển 2/3 nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% nguồn năng lượng của Nhật Bản và Đài Loan, 80% nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, tức hơn một nửa nhập khẩu năng lượng của khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, việc nắm quyền kiểm soát hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ giúp kiểm soát hầu như một phần lớn EEZ và tuyến thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.
4. Các nguồn tài nguyên dầu khí
Theo tác giả Robert D. Kaplan, Biển Đông có trữ lượng dầu thô đạt 7 tỉ thùng (so với 1.383 tỉ thùng trên đất liền toàn thế giới theo tính toán của Tập đoàn BP năm 2010, chiếm 0,5% trữ lượng dầu của thế giới) và có trữ lượng khí đốt đạt 25.000 tỉ m3 khí (so với 187.100 tỉ m3 khí trên đất liền toàn thế giới, chiếm 13,4% trữ lượng khí đốt toàn cầu).
Giàn khoan Thăng Long ở nam Biển Đông thuộc lãnh hải Việt Nam
5. Phạm vi triển khai một hạm đội tàu ngầm
Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại ưu tiên, thậm chí cốt yếu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Không chỉ có tầm quan trọng về thương mại, Biển Đông còn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự, đặc biệt đối với Trung Quốc. Chúng ta phải thừa nhận là Trung Quốc đang tăng cường khả năng của các đội tàu ngầm trong khu vực, đặc biệt là việc nước này xây dựng căn cứ tàu ngầm tại cảng hải quân Tam Á ở phía nam đảo Hải Nam. Dường như tham vọng của Trung Quốc tại các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa hay các quần đảo khác cũng như các vùng nước sâu tại Biển Đông không nhằm mục đích nào khác ngoài bảo đảm cho nước này một khu vực triển khai an toàn đội tàu ngầm tấn công. Dù bất kể thế nào Biển Đông vẫn là vùng biển xung quanh Trung Quốc có vùng nước sâu cho phép tàu ngầm nước này dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương.
Tàu Bình Minh 2 của Việt Nam từng bị tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm