Giá vàng thế giới có thêm một phiên tăng nhẹ lên trên 1.255 USD/ounce do đồng USD hạ nhiệt. Trong khi đó, hai thương hiệu vàng trong nước là SJC và Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lại có sự trái ngược, khi vàng SJC giảm nhẹ, trong khi Rồng Thăng Long tăng vọt 100.000 đồng/lượng.Cụ thể, giá vàng SJC mở cửa sáng nay (5-7) tại thị trường Hà Nội đang được giao dịch ở mức 36,67 – 36,88 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu sáng nay tăng 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Hiện đang được niêm yết ở mức 35,36 – 35,81 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường vàng thế giới, chốt phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 4,2 USD lên 1.256,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng xoay nhẹ quanh mức này. Giá vàng giao tháng 8/2018 tăng 5,4 USD lên 1.258,9 USD/ounce.
Giá vàng thế giới phiên đêm qua tiếp tục tăng nhờ đồng USD hạ nhiệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại cận kề, khi ngày 6-7 tới 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh thuế, và ngược lại Trung Quốc cũng đã tuyên bố cứng rắn sẽ đáp trả tương ứng.
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng Sáu của Fed dự kiến công bố vào ngày mai 5-7, sau ngày nghỉ lễ Quốc khánh của Mỹ.
Một thôn tin đáng chú ý vừa được Bloomberg đăng tải, tờ báo này dẫn nguồn cho biết lượng nhập khẩu vàng của Ấn Độ, một trong hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong tháng 6 vừa qua đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trong cả 6 tháng từ đầu năm, thì con s này giảm tới 40%, còn 343 tấn.
Nguyên nhân bởi đồng nội tệ Rupee giảm giá khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Tháng trước, tỷ giá đồng Rupee so với USD đã xuống mức thấp kỷ lục.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay giảm xuống 94,53 điểm.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay (5-7) được Ngân hàng Nhà nước công bố là 22.638 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Biên độ dao động của tỷ giá USD hôm nay ở mức 21.959 – 23.317 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 22.700 – 23.050 đồng/USD.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại giao dịch quanh mức 23.000 – 23.080 đồng/USD, cụ thể:
-Tại Vietcombank, tỷ giá đang giao dịch ở mức 22.995 – 23.065 đồng/USD, giảm 5 đồng so với chiều ngày hôm qua.
-Tại BIDV, tỷ giá hiện đang giao dịch ở mức 23.000 – 23.070 đồng/USD, không đổi so với chiều ngày hôm qua.
-Tại Vietinbank, tỷ giá hiện đang ở mức 22.990 – 23.070 đồng/USD, tăng 6 đồng so với chiều ngày hôm qua.
-Tại Techcombank, tỷ giá hiện giao dịch tại mức 22.970 – 23.070 đồng/USD.
-Tại ACB, tỷ giá hiện đang giao dịch tại 23.000 – 23.080 đồng/USD.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do giao dịch ở mức mua vào khoảng 23.085 đồng/USD và bán ra là 23.105 đồng/USD, tăng khoảng 20 đồng so với ngày hôm qua.
-Theo ĐTCK
Cụ thể, giá vàng SJC mở cửa sáng nay (5-7) tại thị trường Hà Nội đang được giao dịch ở mức 36,67 – 36,88 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu sáng nay tăng 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Hiện đang được niêm yết ở mức 35,36 – 35,81 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường vàng thế giới, chốt phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 4,2 USD lên 1.256,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng xoay nhẹ quanh mức này. Giá vàng giao tháng 8/2018 tăng 5,4 USD lên 1.258,9 USD/ounce.
Giá vàng thế giới phiên đêm qua tiếp tục tăng nhờ đồng USD hạ nhiệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại cận kề, khi ngày 6-7 tới 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc sẽ bị Mỹ đánh thuế, và ngược lại Trung Quốc cũng đã tuyên bố cứng rắn sẽ đáp trả tương ứng.
Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi biên bản cuộc họp tháng Sáu của Fed dự kiến công bố vào ngày mai 5-7, sau ngày nghỉ lễ Quốc khánh của Mỹ.
Một thôn tin đáng chú ý vừa được Bloomberg đăng tải, tờ báo này dẫn nguồn cho biết lượng nhập khẩu vàng của Ấn Độ, một trong hai thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong tháng 6 vừa qua đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trong cả 6 tháng từ đầu năm, thì con s này giảm tới 40%, còn 343 tấn.
Nguyên nhân bởi đồng nội tệ Rupee giảm giá khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ. Tháng trước, tỷ giá đồng Rupee so với USD đã xuống mức thấp kỷ lục.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay giảm xuống 94,53 điểm.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay (5-7) được Ngân hàng Nhà nước công bố là 22.638 đồng/USD, tăng 8 đồng so với ngày hôm qua. Biên độ dao động của tỷ giá USD hôm nay ở mức 21.959 – 23.317 đồng/USD.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 22.700 – 23.050 đồng/USD.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại giao dịch quanh mức 23.000 – 23.080 đồng/USD, cụ thể:
-Tại Vietcombank, tỷ giá đang giao dịch ở mức 22.995 – 23.065 đồng/USD, giảm 5 đồng so với chiều ngày hôm qua.
-Tại BIDV, tỷ giá hiện đang giao dịch ở mức 23.000 – 23.070 đồng/USD, không đổi so với chiều ngày hôm qua.
-Tại Vietinbank, tỷ giá hiện đang ở mức 22.990 – 23.070 đồng/USD, tăng 6 đồng so với chiều ngày hôm qua.
-Tại Techcombank, tỷ giá hiện giao dịch tại mức 22.970 – 23.070 đồng/USD.
-Tại ACB, tỷ giá hiện đang giao dịch tại 23.000 – 23.080 đồng/USD.
Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do giao dịch ở mức mua vào khoảng 23.085 đồng/USD và bán ra là 23.105 đồng/USD, tăng khoảng 20 đồng so với ngày hôm qua.
-Theo ĐTCK