Bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp?
Khoảng 11 độ C trong hầm rượu là lý tưởng. Vấn đề quan trọng là dao động nhiệt độ đừng quá chênh chệch, chẳng hạn cũng có thể bảo quản tốt ở 17-18 độ C trong suốt năm.
Những bọt khí lăn tăn giúp nhận biết champagne ngon. Trong ảnh là kiểu ly riêng biệt uống champagne Salon
Ông có thể cho biết Salon được chuộng ở những quốc gia nào?
Chỉ có 3% sản phẩm làm ra là tiêu thụở Pháp, 97% dành cho xuất khẩu. Thị trường lớn nhất của chúng tôi là Nhật, kế đó là Mỹ, Ý, Anh… Trung Quốc thì chỉ mới bắt đầu, cũng nhưở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi không muốn phát triển thị trường quá nhanh vì thật ra cũng không có nhiều sản phẩm có sẵn, đôi khi buộc phải lấy từ thị trường khác. Chẳng hạn những chai Salon phục vụ tại bữa tiệc ở TP.HCM là từ Nhật chuyển sang. Nếu chỉ để đáp ứng nhu cầu của người Nhật thì có lẽ toàn bộ sản lượng sẽ dành hết cho thị trường này. Người Nhật uống Delamotte với sushi, sashimi, nhưng khi dùng Salon thì họ chọn bào ngư. Riêng tôi thì thích dùng với xúp miso.
Theo ông, người tiêu dùng châu Á có thích champagne hay vang sủi bọt nói chung?
Có chứ, với chút khác biệt ở Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, rõ ràng người tiêu dùng có gu thưởng thức rượu vang và champagne. Có thể đó là do văn hóa lịch sử và thói quen ẩm thực. Điều khiến chúng tôi cảm thấy dễ chịu là người tiêu dùng châu Á rất ham học hỏi cái mới.
Ông có cho rằng sẽ dễ thuyết phục họ uống champagne mỗi ngày?
Ở một số quốc gia có mức tiêu dùng cao như Nhật, người ta uống champagne mỗi ngày, kể cả buổi trưa, tối và sau bữa ăn. Người Nhật đang thay đổi thói quen tiêu dùng trong 30 năm qua. Từ chỗ thích uống cognac, rồi đến whisky, vang đỏ Bordeaux, rồi Bourgogne, kể cả khi đi hát karaoke, nay champagne lên ngôi. Mỗi năm họ uống 8 triệu chai champagne, 35% trong số đó là cuvée spéciale (loại hảo hạng), trong khi tỷ lệ này trên thế giới chỉ là 5%. Các quốc gia khác ở châu Á cũng đang theo xu hướng này. Ở châu Âu, chỉ nước Ý là đạt tỷ lệ cuvée spéciale cao nhất với 30% vì người Ý rất thích thương hiệu.
Ở Việt Nam, thị trường vang sủi bọt đang phát triển tốt. Tôi ủng hộ điều này vì nó mở cánh cửa cho người tiêu dùng đến với champagne khi họ đã quen dùng vang sủi bọt. Trong khi ở Trung Quốc, chúng tôi gần như khởi đầu từ con số 0 vì đa số người tiêu dùng không thích vang sủi bọt.