Đại dịch Covid-19 đang hoành hành toàn cầu, trên mặt báo tràn đầy thông tin cập nhật cùng những con số khô khan. Bên cạnh đó, những chuyện bên lề có thể giúp bạn đọc phần nào có cái nhìn bao quát hơn về thế giới Đông Tây, liên quan Coronavirus.
Tỷ số 0:113, Đông y thắng đẹp mắt
Theo thống kê của Viện Trung y TQ, mức độ đóng góp của Đông y trong chiến dịch chống dịch Covid-19 đạt 89%. Vậy tác dụng thực sự của Đông y ra sao?
Ngày 5-3-2020, một nhóm bác sĩ Bệnh viện số 3 (Đông y) Trường Đại học Bắc Kinh dưới sự giám sát chặt chẽ của Ủy ban Sức khỏe TQ đã thông báo một thí nghiệm lâm sàng đã tiến hành ngay tại “tâm dịch” Vũ Hán nhằm so sánh hiệu quả chữa trị bằng 2 phương pháp Đông và Tây y. Họ chia bệnh nhân thành 2 nhóm, mỗi nhóm 320 bệnh nhân theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, kết quả thu được như sau:
- Nhóm A (Đông y) Nhóm B (Tây y)
- Số bệnh nhân thí nghiệm 320 320
- Số ca tử vong 0 113
- Tỷ lệ tử vong 0 35,5%
- Thời gian chữa trị bình quân 7 ngày >20 ngày
- Phương thức chữa trị Thuốc Bắc/châm cứu Chloroquine, azatanavir
- Di chứng không Xơ hóa phổi, viêm cơ tim, tăng urea huyết…
- Chi phí NDT/người 600 > 40.000
Theo bác sĩ chủ nhiệm đề tài Tăng Hải Cơ, thuốc Bắc được sử dụng gồm bách hợp cứu phế thang, ma hạnh thạch cam thang, ngũ vị bại độc thang, không dùng bất kỳ loại Tây dược nào. Vào cuối đợt thí nghiệm, nhiều bệnh nhân từ nhóm B bỏ chạy sang nhóm A và đều được chữa khỏi; nếu không, tỷ lệ tử vong của nhóm B sẽ là 40%. Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng kiến toàn bộ cuộc thí nghiệm đã hết lời khen ngợi.
Nhìn những con số tròn trịa trên, tôi không khỏi băn khoăn nhưng không có thêm tài liệu tường tận để tra cứu:
– Thí nghiệm tương tự đều do phía Đông y tiến hành; còn Tây y, do coi Đông y không phải là đối thủ xứng tầm, nên không bao giờ tiến hành.
– Nếu thí nghiệm trên bệnh nhân nhẹ, có thể còn tin được, đây lại là lấy mẫu ngẫu nhiên, tức gồm cả bệnh nặng và nguy cấp, nếu không nhờ phương tiện của Tây y, như thở máy và xét nghiệm, làm sao có thể chữa trị được?
Tuy cuộc thí nghiệm trên được giám sát chặt chẽ, nhưng thí nghiệm khoa học đòi hỏi phải lặp lại nhiều lần mới được công nhận; sau cơn dịch, không dễ gì tổ chức những cuộc thí nghiệm quy mô như vây.
Cuộc truy tìm tung tích “bệnh nhân số 0”
Các nhà khoa học hiện đang muốn xác định bệnh nhân số 0, tức người mắc bệnh đầu tiên, có thể giúp họ truy tìm nguồn gốc của virus Corona mới. Bạn đọc có thể cho là tác giả làm ra vẻ huyền bí, chứ sự thật sờ sờ ra đó: chẳng hạn bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam là 2 cha con họ Li người TQ, đâu cần cất công tìm kiếm cho mệt! Xin thưa, đó không phải là bệnh nhân số 0 (Patient Zero) mà bệnh nhân số 1! Virus Corona chủng mới thường được cho là lây sang người từ động vật hoang dã, đó mới là “bệnh nhân số 0”. Cuộc truy tìm lẽ đương nhiên hướng về nơi phát sinh dịch-TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, TQ. Ý nghĩa của việc truy tìm “bệnh nhân số 0” là có thể dựa vào kỹ thuật gien truy ngược nguồn gốc virus.
Nêu một ví dụ về “bệng nhân số 0” nổi tiếng bệnh Ebola Theo tờ New England Medicin Journal, tháng 12-2013, ở làng Meliandoua, miền Đông Guinea hẻo lánh, một bé trai 12 tuổi bị dơi ăn quả cắn, rồi lây sang cho mẹ, các người đến dự tang lễ hầu hết đều bị lây nhiễm. Bé trai nói trên đã trở thành “bệnh nhân số 0”, chứng minh cho vai trò “thủ phạm” truyền bá của dơi ăn quả.
Bác sĩ nhãn khoa trẻ công tác tại Khoa mắt BV Đa khoa Trung tâm Vũ Hán Lý Văn Lượng đã cảm thấy có điều gì bất ổn. 17 giờ 48 phút ngày 30-12-2019, anh đã phát tin nhắn cho 150 đồng sự trong nhóm Weibo. Anh viết: Chợ hải sản Hoa Nam đã xác đinh 17 ca nhiễm SARS, hiện đang điều trị cách ly tại BV chúng tôi. Do khác biệt chuyên môn, anh không thể nhận biết được virus Corona mới xuất hiện khác biệt với bệnh SARS.
Bác sĩ Lý chỉ là “người tuýt còi”, chứ không phải người phát hiện “bệnh nhân số 0”. Trước đó, vào ngày 27-12, bác sĩ Trương Kế Tiên, bệnh viện Đông-Tây Y kết hợp tỉnh Hồ Bắc, nói với các cơ quan y tế của Trung Quốc, rằng căn bệnh này là do một loại virus Corona mới gây ra. Đến ngày đó, hơn 180 người đã bị nhiễm bệnh, nên không thể là “bệnh nhân số 0”.
Chính quyền Trung Quốc ban đầu báo cáo rằng trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên là vào ngày 31-12-2019 và nhiều ca bệnh đầu tiên có triệu chứng giống viêm phổi nhiễm trùng đã ngay lập tức được quy về đầu mối xuất phát từ chợ Hoa Nam, chuyên bán hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Một báo cáo được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet của các bác sĩ Trung Quốc từ Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở Vũ Hán, nơi điều trị cho một số bệnh nhân sớm nhất, cho biết ca nhiễm đầu tiên được biết đến là vào ngày 1-12, người này “không dính dáng” đến chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.
Bà Ngô Văn Quyên, bác sĩ cao cấp của Bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan) Vũ Hán và là một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, nói với Ban BBC Tiếng Trung rằng bệnh nhân số 0 là một người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh Alzheimer mang bệnh ngày 1-12-2019. “Ông ấy sống cách chợ hải sản đến 4 hoặc 5 trạm xe buýt, và vì đang bị bệnh nên hầu như ông ấy chỉ loanh quanh trong nhà, không đi ra ngoài”, bác sĩ Ngô Văn Quyên nói, nhưng bà không chứng minh được đó là bệnh nhân số 0.
Theo dữ liệu của chính phủ mà tờ SCMP (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) có được, ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Trung Quốc có thể được phát hiện từ ngày 17-11-2019, đó là 1 bệnh nhân nam 55 tuổi, họ Trần, người tỉnh Hồ Bắc, tự khai chưa từng đến chợ hải sản Hoa Nam.
Đây có phải là “bệnh nhân số 0”? Câu hỏi vẫn còn đó, nhưng do chính quyền tỉnh Hồ Bắc và TP Vũ Hán lơ là, coi thường nguy cơ ban đầu, nên cuộc “truy tìm” đến đây là bế tắc, cả thế giới cũng hoang phí thời gian 2 tháng quý báu để đối phó với bệnh dịch. Như chúng ta đều biết, sau khi dịch bùng phát, cả Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc và Bí thư Thành ủy Vũ Hán đều đã bị cách chức.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, ngày 3-1-2020, nhà chức trách Bắc Kinh đã ra lệnh “hủy các mẫu SARS-CoV-2, bịt miệng các bác sĩ Vũ Hán và kiểm duyệt những ý kiến trái chiều của công chúng”, điều mà Bắc Kinh ra sức phủ nhận.
Cuộc tranh cãi nẩy lửa về đâu nguồn SARS-CoV-2
Phóng viên Đài BBC Helen Briggs đã tổng hợp thông tin, phác họa “bức tranh” lây nhiễm.
Trên bầu trời TQ có 1 con dơi bay qua, để lại dưới đất bãi phân có dấu vết của Coronavirus dạng mới. Lúc đó, có 1 con động vật hoang dã, có thể là con tê tê đã vô tình mang theo virus từ đống phân đó. Coronavirus dạng mới bắt đầu lan truyền giữa các động vật hoang dã. Một người chưa rõ là ai đã vô tình bị nhiễm Coronavirus dạng mới; tiếp theo virus lây truyền giữa nhân viên làm việc tại chợ động vật hoang dã, một cơn bão táp ảnh hưởng toàn cầu nhen nhúm từ đó.
Để chứng minh bức tranh trên không phải là chuyện khoa học viễn tưởng, các nhà khoa học phải tìm cho ra động vật hoang dã mang virus. GS Andrew Cunningham thuộc Hiệp hội động vật London (Zoological Society London) cho rằng cuộc truy lùng chẳng khác gì pho truyện trinh thám. Ông chỉ ra nhiều động vật hoang dã có thể trở thành vật chủ trung gian của virus, nhất là loài dơi, vốn mang nhiều các chủng Coronavirus khác nhau.
Các nhà khoa học sau khi giải mã Coronavirus được phân lập từ cơ thể người, họ lập tức móc nối ngay với loài dơi ở TQ.
Loài dơi rất giỏi bay, phân bổ khắp thế giới. Chúng có khả năng tự tu sửa bộ gien, nên không mắc bệnh virus, lại trở thành vật mang lý tưởng của đủ các loài virus. Sau khi âm thầm sống vô hại trên cơ thể dơi, Coronavirus truyền bá trên thị trường hải sản Hoa Nam, thủ phạm đáng ngờ nhất là con tê tê (còn gọi là con trút, xuyên sơn giáp) hiền lành.
Tê tê ăn kiến, toàn thân phủ vảy, ăn kiến, nay đã lâm vào cảnh tuyệt chủng. Châu Á là thị trường buôn lậu tê tê lớn nhất thế giới. Chúng không những là mỹ vị trên bàn nhậu, vảy tê tê còn là vị thuốc quý Đông y. Người ta không những ăn thịt dơi, phân dơi cũng là vị thuốc “dạ minh sa”, dùng để chữa đau mắt và giải độc.
Từ lâu, các nhà sinh học đã phát hiện trên cơ thể tê tê có Coronavirus rất gần với chủng SARS-CoV-2. Cũng theo GS Cunningham, dơi và tê tê, một ở trên trời, một ở dưới đất, đáng lẽ chẳng dính dáng gì với nhau, nhưng chợ hải sản Hoa Nam đã gom chúng lại gần, xảy ra lây nhiễm chéo, tạo điều kiện để virus sống trên cơ thể chúng có điều trao đổi thông tin di truyền, tạo ra chủng mới có thể lây nhiễm cho người, gọi là hiện tượng “tràn đầy (spillover) virus”, đã xảy ra ở TQ nhiều năm, là nguồn lây nhiễm cho người.
Chợ hải sản Hoa Nam, ngay khi bùng phát dịch, đã bị dẹp, không còn dấu vết tọa lạc cạnh ngôi chợ, nguyên có một khu mua bán thịt thú rừng bao gồm thịt gấu kaola, lạc đà và chim muông. Theo sưu tầm trên tờ Guardian, có bản liệt kê hàng hóa của một cửa hàng, bao gồm sói con còn sống, ve sầu, bọ cạp, chồn tuyết, nhím, rùa và cá sấu, nhưng lại không có dơi và tê tê, có thể chủ tiệm đã cất giấu.
Ở chùa Dơi ở Sóc Trăng có cả triệu con dơi, nhưng chẳng thấy có dịch gì. Mặc dù mỗi con dơi là 1 “kho” virus, nhưng “loài” là một ranh giới khó vượt qua, thiếu cơ chế “tràn đầy”, không thể trao đổi mã thông tin di truyền với các loài khác, không thể hình thành Coronavirus chủng mới, có thể lây qua người.
Việc đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam cùng việc thất thoát số liệu, đã khiến việc “truy tìm bệnh nhân số 0” trở thành vụ án không đầu mối, dù có Sherlock·Holmes sống lại cũng khó lòng tìm ra hung thủ.
Thuyết “Chiến tranh sinh học”
Ngày 27-2, trong 1 cuộc họp báo ở Quảng Châu, với tư cách chuyên gia hàng đầu về virus, Viện sĩ Chung Nam Sơn đã đề ra quan điểm “Nơi bùng nổ dịch virus, chưa chắc đã là đầu nguồn virus, chúng rất có thể đến từ nơi khác” khiến cuộc tìm kiếm hướng ra ngoài lãnh thổ TQ. Tuy cuộc truy tìm “bệng nhân số 0” vẫn còn tù mù, nhưng không ngăn nổi các nhà khoa học tìm hiểu đường đi nước bước của Coronavirus từ động vật sang người như thế nào.
Ngày 12-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên viết trên mạng xã hội Twitter, cho rằng chính người Mỹ đã gieo rắc Coronavirus đến Vũ Hán. Ông đã đưa ra những sự kiện đáng ngờ xảy ra hồi tháng 10.2019 khi Vũ Hán đăng cai Đại hội Olympic quân đội.
Mỹ, một cường quốc thể thao thế giới, đã cử phái đoàn đồ sộ gồm 369 quân nhân tham dự. Điều không ngờ là Mỹ chỉ được xếp thứ 35, không có huy chương vàng nào. Trong đội xạ kích có 5 “vận động viên” không hề biết bắn súng, họ chỉ dành thời gian lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm Vũ Hán. Đại hội kết thúc, Mỹ ngay lập tức thuê chuyên cơ chở 5 “vận động viên” này về trước, bỏ lại các vận động viên khác 2 ngày sau về bằng máy bay thương mại. Người ta có quyền nghi vấn tại sao 5 “vận động viên” được hưởng đặc ân hiếm hoi này?
Giả thuyết được nhiều báo chí ghi nhận là cả 5 “vận động viên” này đều không phải xạ thủ gì, mà là lính sinh hóa. Sau khi hoàn thành “nhiệm vụ” gieo rắc mầm bệnh, cả 5 “vận động viên” này có triệu chứng phát bệnh, trở thành “bệnh nhân số 0” đích thực. Vì e sợ chân tướng bại lộ cũng như lây nhiễm chéo cho các VĐV Mỹ khác, phía Mỹ không quản ngại tốn kém, tức tốc bốc họ về.
2 trong số 5 “vận động viên” đó từng đến khám ở bệnh viện Vũ Hán, bác sĩ chẩn đoán là bị cúm mùa, cho về. Bệnh án hãy còn đó, nhưng sau này khi dịch bùng phát, lục lại hồ sơ thì cả 5 đã “bay hơi”, không còn tung tích.
Coronavirus gồm 5 nhóm, TQ chỉ có nhóm C, còn ở Mỹ có đủ 5 nhóm A, B, C, D, E, rõ ràng là nguồn gốc khác nhau. Chả nhẽ Mỹ lại thả con rắn độc về cắn gà nhà mình?
Phản pháo lại, tờ Washington Times dẫn tư liệu của Cơ quan Tình báo Isreal, cho rằng Sở Nghiên cứu virus Vũ Hán có một phòng thí nghiệm bí mật sản xuất vũ khí sinh học, nhân viên phòng thí nghiệm đã lén lút bán dơi và tê tê ra chợ hải sản Hoa Nam ngay gần đó, tạo nguồn lây nhiễm.
Phóng viên Tân kinh báo đã chỉ đích danh cô Hoàng Yến Linh mới là “bệnh nhân số 0” thực sự. Cô nguyên là nhân viên Sở Nghiên cứu virus Vũ Hán, chết do bị Coronavirus rò rỉ ra ngoài nhiễm. Xác cô được hỏa thiêu, liên lụy đến 1 công nhân mai táng bị nhiễm. Sở Nghiên cứu virus Vũ Hán đứng ra phủ nhận, cho rằng cô Linh đã tốt nghiệp năm 2015 và đã rời khỏi Sở và còn sống khỏe re, nhưng khi được yêu cầu đối chất công khai thì không được hồi âm.
Ông Triệu Lập Kiên đã dựa vào những tin chưa được kiểm chứng thành quan điểm chính thức của chính phủ TQ, ngày 13-3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã triệu tập Đại sứ TQ Thôi Thiên Khải đến kháng nghị về phát biểu của ông Triệu, nâng cuộc đấu khẩu lên tầm cỡ quốc gia. Trong cuộc họp báo sáng 21-3, ông Trump nói ông bác bỏ lời cáo buộc từ một quan chức ngoại giao Trung Quốc khi đưa ra thuyết âm mưu lính Mỹ mang Covid-19 tới nước này.
Thuyết “Miễn dịch cộng đồng”
Trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, đè bẹp hệ thống y tế công cộng vốn mong manh của nhiều nước Tây Âu, thuyết “Miễn dịch cộng đồng” (Community immunity) đã âm thầm trỗi dậy. Ý nghĩa ban đầu của miễn dịch cộng đồng là chỉ khi tỷ lệ lớn trong quần thể người có sức miễn dịch, các cá thể không có sức miễn dịch sẽ được bảo vệ và không bị truyền nhiễm.
Bệnh nhân thứ 32 của Việt Nam nghi ngờ bị lây nhiễm Coronavirus đã 2 lần đến bệnh viện ở London xét nghiệm, đều chỉ được điều trị tai gia, buộc gia đình phải thuê chuyên cơ về Việt Nam chịu cách ly. Tôi từng thắc mắc trong lúc mọi nơi thu gom bệnh nhân để cách ly, ở Anh, sao đến tận cổng bệnh viện còn bị từ chối? Bây giờ mới vỡ lẽ: Họ theo thuyết “Miễn dịch cộng đồng”!
Tôi hiểu nôm na thuyết “Miễn dịch cộng đồng” là cứ cho dịch lây lan, chỉ điều trị những trường hơp nguy cấp, đánh đổi số đông trong cộng đồng được miễn dịch. Cứ ngồi mát ăn bát vàng, khỏe re! Dường như thuyết cai trị bằng “vô vi” của trường phái Lão-Trang bên TQ đã có truyền nhân! Thế giới đã có tiên lệ về miễn dịch cộng đồng thành công như bệnh đậu mùa và bệnh bại liệt trẻ em, nhưng những thành công đó là nhờ có vác xin tương ứng, còn đối với bệnh chưa có vác xin như Covid-19 thì phức tạp hơn nhiều.
Ngày 13-5, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Quốc Matthew Hancock phát biểu, mục tiêu của Chính phủ Anh là trì hoãn dịch tới đỉnh cao, dành đủ thời gian trong quần thể hình thành miễn dịch cộng đồng. Ngày 20-3, Thủ tướng Boris Johnson xác nhận, sau khi lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, Chính phủ Anh dùng chính sách miễn dịch cộng đồng để đối phó với dịch Covid-19. Theo ông, sử dụng các biện pháp phong thành, cách ly… xã hội sẽ phải trả giá còn cao hơn nhiều, lập tức gây xôn xao dư luận.
Ngay lập tức, đường phố London vắng tanh vắng ngắt, chó mèo cũng trốn biệt, hệt như thời Thế chiến II, khi quân Đức oanh tạc London. Chính phủ Anh đạt được mục đích nhốt dân chúng ỏ nhà mà không tốn mảy may sức lực. Không cần sử dụng cảnh sát xua đuổi đám đông như ở Pháp; không cần tát tai, chửi bới như cảnh sát Tây Ban Nha; không cần dùng gậy gộc gặp ai là đánh như cảnh sát Ấn Độ – chính phủ Anh đã vượt trội hơn tất cả.
Ngày 24-3, nhóm các nhà khoa học ở Đai học Oxford nghiên cứu trên mô hình cho thấy, đã có quá nửa người Anh nhiễm Coronavirus, vượt xa mức dự kiến ban đầu. Theo GS Sunetra Gupya, lãnh đạo nhóm, cho biết nghiên cứu trên đồng nghĩa với không tới 0,1% bệnh nặng đến mức phải nằm viện, tuyệt đại đa số triệu chứng rất nhẹ hoặc hoàn toàn không triệu chứng. Theo ông, dịch Covid-19 xâm nhập Anh vào đầu tháng 1-2020, đến cuối tháng 2 mới công bố dịch, đủ thời gian để hình thành “lá chắn” miễn dịch cộng đồng.
Dưới bối cảnh Coronavirus chưa có thuốc đặc trị, mà theo dự đoán của WHO, vắc xin ngừa Coromavirus chí ít còn phải đợi 12-18 tháng nữa; lúc đó, tôi chỉ e rằng lại đi vào vết xe đổ của dịch SARS: dịch đã tắt mà văc xin vẫn chưa tìm ra, đành phải bỏ cuộc, miễn dịch cộng đồng sẽ trở thành cứu cánh.
Không phải ai qua cơn dịch đều được miễn dịch suốt đời. Dịch Covid-19 mới phát sinh trên 3 tháng, nên không ai trả lời được câu hỏi liệu miễn dịch được bao lâu? Nếu áp dụng thuyết “miễn dịch cộng đồng” mà sức miễn dịch chỉ duy trì được vài tháng, hằng năm “kịch bản Coronavirus” lại tái diễn như cúm mùa thì nước lã ra sông!
Tính đến ngày 30-3, cả nước Anh đã vượt hơn 15.500 ca nhiễm, 1.250 ca tử vong, thấp hơn các nước Tây Âu khác nhiều. Thủ tướng Johnson, Thái rử Charles, Bộ trưởng Hancock đã lần lượt bị nhiễm bệnh… không biết đến khi nào nước Anh mới đạt đến mục tiêu “miễn dịch cộng đồng”.