Bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và thực hiện trước một số việc, bạn có thể làm giảm tình trạng mệt mỏi sau một chuyến bay dài (jet lag) và các chứng rối loạn “nhịp sinh học” khác.
Libby Godlove là một người thường xuyên đi máy bay. Là giám đốc chuỗi cung ứng và hậu cần cho một tập đoàn quốc tế, bà đi đây đó hàng tuần vì công việc lẫn vì niềm vui, thường xuyên trải qua sự chênh lệch múi giờ.
Tất cả những chuyến đi đó, cùng với lịch làm việc bận rộn, khiến cho Godlove trở thành ứng viên hàng đầu của sự rối loạn nhịp điệu sinh học.
Phòng khám Cleveland định nghĩa rối loạn nhịp sinh học là “sự gián đoạn nhịp sinh học của một người – hay còn gọi là ‘đồng hồ bên trong cơ thể’ quy định chu kỳ 24 giờ của các quá trình sinh học ở động vật và thực vật… Đặc điểm chính của rối loạn nhịp tuần hoàn sinh học là sự gián đoạn liên tục hoặc thỉnh thoảng cho các mô hình giấc ngủ”.
Những rối loạn này có thể xảy ra khi đồng hồ bên trong cơ thể không hoạt động đúng chức năng, chẳng hạn như chứng ngủ rũ (narcolepsy), hoặc khi các yếu tố bên ngoài gây tác động đến thời gian ngủ thất thường. Trường hợp rối loạn do chuyển đổi công việc và rối loạn nhịp điệu sinh học phổ biến nhất là: sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài (jet lag).
Đối với những người đang chống choi với rối loạn nhịp sinh học, rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến cả chứng mất ngủ lẫn buồn ngủ quá mức, cũng như gây rối loạn hoạt động xã hội và ngăn cản việc hoàn thành các công việc hàng ngày.
Nhưng làm thế nào những người như Godlove có thể chống lại những vấn đề đó nếu giấc ngủ của họ liên tục bị gián đoạn?
Thay đổi “đồng hồ bên trong cơ thể” bằng thực phẩm
Hai nghiên cứu gần đây nhắm tới việc trả lời câu hỏi trên. Việc đầu tiên, được công bố từ Đại học Surrey, khám phá rằng việc trì hoãn bữa ăn có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của sự mệt mỏi sau chuyến bay dài và những công việc luôn thay đổi. Tiến sĩ Jonathan Johnston và Tiến sĩ Sophie Wehrens đã cố gắng thay đổi giờ ăn cho các đối tượng thử nghiệm để xem liệu làm như vậy có thể thiết lập lại đồng hồ cơ thể. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này
Các kết quả đầy hứa hẹn, cho thấy rằng giờ ăn đồng bộ hóa đồng hồ sinh học và có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của đường trong máu. Những sự chậm trễ này không ảnh hưởng đến mức độ insulin, và có thể là chìa khóa để giải quyết những lo ngại về sự mệt mỏi sau chuyến bay dài.
Healthline đã trao đổi với Miranda Willetts, một chuyên gia về dinh dưỡng và là huấn luyện viên sức khoẻ, về những phát hiện mới nhất. Bà ngạc nhiên, nhưng cũng nhanh chóng chỉ ra các vấn đề trong nghiên cứu. “Kích cỡ mẫu và số người trong nghiên cứu này rất hạn chế [10 người đàn ông trẻ, khỏe mạnh], vì vậy thật khó để nói liệu những bữa ăn hẹn giờ có thực sự có ích khi thực hiện hay không. Chưa đề cập đến vệc mỗi người tham gia còn phải ăn đủ ba bữa ăn giàu năng lượng có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng giống nhau và được hẹn giờ hoàn hảo. Đây không phải là điều kiện dễ dàng thực hiện trong thế giới thực”.
Về phần mình, Godlove nói với Healthline rằng bà có thể thấy thời gian ăn có thể ảnh hưởng như thế nào. “Tôi thường ăn điểm tâm vào sáng sớm trước khi lên sân bay (theo múi giờ miền Trung- Central Time). Vào những ngày đi du lịch, tôi luôn ăn trưa sau 3 giờ chiều. Lúc này, tôi đang trong tình trạng cần nạp thực phẩm và thường đưa ra những lựa chọn tồi bởi vì tôi đang ở một địa điểm không quen thuộc và bị thúc ép thời gian khi tôi hạ cánh. Tôi thấy cuộc nghiên cứu này thực sự thú vị, và nó làm cho tôi phải nhận thức nhiều hơn về bữa ăn theo lịch trình khi đi trên đường. Cần có một số kế hoạch để làm cho nó có hiệu quả, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó là khả thi”.
Chuẩn bị trước để tái thiết lập nhịp sinh học
Tuy nhiên các bữa ăn hoàn hảo đúng giờ không phải là cách duy nhất để có thể giới hạn các triệu chứng của rối loạn nhịp sinh học. Nghiên cứu thứ hai được công bố gần đây thừa nhận rằng không có cách nào để loại bỏ hoàn toàn sự mệt mỏi sau chuyến bay dài, nhưng có một số việc mà chúng ta có thể làm để giảm tình trạng này, bao gồm:
- Uống chất bổ sung melatonin liều thấp (0,5mg)
- Dùng thuốc ngủ sau khi đến nơi trong ba đêm liên tiếp, bắt đầu từ đêm đầu tiên sau chuyến đi.
- Dự đoán trước thời gian thay đổi và từ từ chuyển đổi thói quen của mình theo những thay đổi đó (ví dụ như thức dậy trễ hơn và đi ngủ sớm hơn) trong những ngày chuẩn bị đi du lịch.
- Tránh uống rượu và caffein ít nhất 3 đến 4 giờ trước giờ đi ngủ.
Dường như mục đích của cuộc chiến chống lại sự mệt mỏi sau chuyến bay dài, là việc tự thích nghi với múi giờ mới càng sớm càng tốt. Đôi khi ngay cả những ngày trước khi bạn rời đi. Điều này thực sự cũng gắn liền với lợi ích tiềm năng của bữa ăn hẹn giờ. Nếu chúng ta có thể điều chỉnh sự mong đợi của cơ thể khi thức ăn đến, có lẽ chúng ta có thể thuyết phục cơ thể chấp nhận múi giờ mới sớm hơn.
Trong khi sự mệt mỏi sau chuyến bay dài và rối loạn do thay đổi công việc không phải là rối loạn nhịp điệu sinh học duy nhất, chúng chỉ là phổ biến nhất. Và nghiên cứu mới nhất này cho thấy rằng mặc dù việc loại bỏ chúng hoàn toàn là không khả thi, nhưng việc giảm nguy cơ và điều chỉnh cơ thể theo một múi giờ mới có thể sẽ không khó khăn như trước kia.
Tất nhiên, Healthline đã phải bám sát Willetts với một câu hỏi đơn giản: Một người đang chống lại tình trạng rối loạn nhịp điệu sinh học phải xử lý những thông tin mới nhất này như thế nào?
Đây là câu trả lời của bà: “Nếu ai đó gặp chứng rối loạn nhịp sinh học, tôi khuyên bạn nên làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng để thiết lập và thử nghiệm một kế hoạch thực tế về thời gian ăn uống mà những nghiên cứu này đề xuất”.