Parol là một loại đèn lồng có hình ngôi sao đến từ Philippines dùng để trang trí mỗi dịp Giáng sinh. Theo truyền thống, nó được làm từ tre và giấy với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, nhưng nhìn chung, họa tiết ngôi sao cơ bản vẫn chiếm ưu thế.
Thiết kế/đồ án của parol gợi lên những ngôi sao của Bethlehem dẫn dắt 3 vua đến chiếc máng cỏ. Nó cũng tượng trưng cho sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối và miền hy vọng cũng như sự thiện chí/sẵn lòng của người Philippines trong mùa Giáng sinh.
1.
Từ parol có nguồn gốc từ từ vựng farol của Tây Ban Nha, có nghĩa là “đèn lồng”. Một cái tên khác ít được biết đến hơn để chỉ cho loại đèn này và đèn lồng nói chung là paritaán.
Những kiểu mẫu của parol phát triển từ chiếc đèn lồng ngôi sao 5 cánh bằng giấy buổi đầu được tạo tác vào năm 1908 bởi nghệ nhân Francísco Estanislao. Nghệ phẩm của ông được làm từ những thanh tre được phủ giấy papél de japón (giấy Nhật Bản), hắt lên ánh sáng từ ngọn nến hay kalburo (các-bua). Loại đèn lồng này được sử dụng để thắp sáng con đường đi vào những buổi sáng sớm của mùa Giáng sinh như lễ kỷ niệm bữa tiệc ly của Chúa Jesus/lễ mi-xa được gọi là Misa de Gallo vì lúc đó nhiều vùng nông thôn vẫn chưa có điện.
2.
Theo truyền thống, parol có khung sườn hình ngôi sao làm bằng những thanh tre, sau đó được phủ bởi các mảnh giấy màu của Nhật Bản hoặc giấy kếp (một loại giấy nhăn mềm, nhẹ có khả năng co dãn nên được dùng để trang trí và làm đồ thủ công). Dạng thức phổ biến nhất là ngôi sao năm cánh với hai “chiếc đuôi/tua rua” trang trí.
qNgày nay, các chất liệu đa dạng từ nhựa, vỏ sò, thủy tinh, hạt/hột, lá kim loại, lông vũ, sợi gai dầu, lá, hạt giống, ống hút nước ngọt, gỗ và thậm chí cả kim loại đều được sửa dụng. Chúng thường có nhiều kích cỡ khác nhau, từ những chiếc đèn lồng nhỏ, bằng kim tuyến và lá kim loại đến những chiếc đèn khổng lồ được thắp sáng bằng điện vào ban đêm, và có thể có một, 3 hoặc nhiều đuôi/tua rua hơn ngoài hai cái phổ biến. Một số có “vầng hào quang” xung quanh và số cánh trên ngôi sao thường dao động từ bốn đến khoảng 10 (tuy nhiên, số lượng cánh sao nhiều hơn vẫn thấy được tạo tác, thể hiện). Đối với các kiểu mẫu xòe ra như hình sao, những hình dạng phức tạp hơn có thể thấy là hoa hồng, dứa, bông tuyết và nhím biển…
Các đồ án/thiết kế khác ngoài những kiểu mẫu xòe ra như hình sao thông thường bao gồm các thiên thần, những bông hoa lớn, khuôn mặt của Ông già Noel, tuần lộc, khuôn mặt hạnh phúc và cây Giáng sinh, trong số các biểu tượng lễ hội khác của phương Tây.
Gần đây, những đổi mới từ vùng Pampanga của Philippines bao gồm sản xuất đèn lồng với đèn điện tử có thể được lập trình để tạo ra hiệu ứng chớp tắt cũng như việc sử dụng đèn dây LED, được gọi là đèn lồng “uyển chuyển”.
Thiết kế hình sao nguyên thủy của parol vẫn phổ biến ở Philippines và được coi là đặc trưng đối với người Philippines. Nghề làm đèn lồng truyền thống thường được dạy cho học sinh vào dịp Giáng sinh, nhưng việc sản xuất thực tế hiện nay chủ yếu được thực hiện ở các vùng ngoại thành và hiếm khi được thực hiện trong các khu vực thành thị. Một ngoại lệ đáng chú ý là San Fernando, Pampanga, nơi những chiếc parol đầu tiên được tạo ra và được coi là “Quê hương của những chiếc đèn lồng khổng lồ” cung ứng cho ngành công nghiệp làm đèn lồng hàng triệu peso, cũng như Las Pi#as, một thành phố ở Metro Manila, nơi mà rất nhiều parol có xuất xứ.
3.
Ở Philippines, parol đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của lễ Giáng Sinh của người Philippines và cũng quan trọng đối với người dân Philippines như là cây thông Noel đối với các nền văn hóa phương Tây. Chúng hiện diện hàng năm trên các ngôi nhà và đường phố thường là vào tháng 9 cùng với các biểu tượng Giáng sinh khác, báo hiệu mùa lễ hội sắp đến. Các parol cũng vẫn giữ được liên kết ban đầu của nó với nghi lễ Simbang Gabi, một chuỗi bình minh kéo dài trong chín ngày. Những chiếc đèn lồng này vẫn được treo cho đến tháng giêng, theo truyền thống được dỡ bỏ sau Lễ Hiển Linh, để tôn vinh Chúa Ba Ngôi và sự viếng thăm đến đứa trẻ Jesus.
Nhiều cộng đồng, chẳng hạn như các ngôi làng, trường học và các nhóm tổ chức những cuộc thi để xem ai có thể tạo nên những parol tốt nhất, đẹp nhất. Một trong những sự kiện như vậy là Lễ hội đèn lồng khổng lồ hàng năm ở Pampanga, thu hút nhiều thợ thủ công từ khắp quần đảo. Cuộc thi xoay quanh sự chiếu sáng và trình diễn của những chiếc parol khổng lồ có chiều rộng lên tới 40 feet (12 m). Những chiếc đèn lồng khổng lồ này được lập trình để “nhảy múa/chớp tắt” theo tiếng đệm của một ban nhạc kèn đồng.
4.
Mặc dù việc sử dụng parol để trang trí Giáng sinh chủ yếu được thực hiện ở Philippines và các nước có cộng đồng người Philippines định cư cũng đã sử dụng chúng trong trang trí. Ở Áo, những chiếc đèn lồng là một điểm thu hút lớn trong Wiener Christkindlmarkt (Chợ Giáng sinh Vienna) hàng năm. Một nghi lễ thắp sáng 60 parol trong một “Cây Philippines” đã được thực hiện tại Wiener Rathausplatz. Dự án là sự hợp tác giữa chính quyền thành phố và Đại sứ quán Philippines tại Vienna, đã giới thiệu những chiếc đèn lồng này vào năm 2006.
Từ năm 2005, nghệ nhân nổi tiếng, Fred Deasis, tổ chức phân xưởng tạo tác nên những parol miễn phí cho cộng đồng người Philippines ở khu vực Chicago, thuộc bang Illinois và các bang lân cận của nước Mỹ. Xưởng được điều phối bởi thư viện cộng đồng, nhà thờ cộng đồng và các tổ chức văn hóa người Mỹ gốc Phillipines địa phương Trong phân xưởng, những người tham gia học một bài hát mừng Giáng sinh truyền thống của Philippines, do người nghệ nhân thiết kế, tạo tác ban đầu, chỉ sử dụng 5 thanh tre, giấy Nhật Bản, dây thun, dây kim loại, keo dán và các vật trang trí.
Tại San Francisco và Los Angeles, bang California, người Mỹ gốc Phillipines tổ chức Lễ hội parol hàng năm vào tháng 12. Parol cũng được coi là vật trang trí Giáng sinh cho các ngôi nhà và nhà thờ của người Mỹ gốc Philippines. Người Philippines ở Canada treo parol trong sảnh lễ của họ suốt những bữa tiệc Giáng Sinh để nhớ về truyền thống nghề thủ công này.