Cách giải tỏa tâm trạng lo lắng

Khi lo lắng, ta thường dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những điều tiêu cực, và cảm thấy bận tâm về chúng. Thế nhưng, càng lo lắng, suy tư, nghĩ ngợi nhiều khiến bạn càng lo lắng hơn. Có nhiều cách lo lắng khác nhau. Chẳng hạn như, suy nghĩ ảm đạm điều có thể xảy ra ở tương lai, ngay trong hiện tại và quá khứ. Vậy làm cách nào để giải tỏa tâm trạng lo lắng?

Hãy nhận diện những lo lắng trong bạn

Chúng ta có xu hướng lo lắng về những điều có thể không xảy ra, cũng như điều có thể. Chẳng hạn như, cảm thấy lo sợ rằng mình sẽ gặp tai nạn, bệnh tật nguy hiểm, dù trên thực tế những điều đó hiếm có nguy cơ xảy đến với ta. Một số người còn cảm thấy bất an trước những biến cố, tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Chẳng hạn như, áp lực vì không hoàn thành dự án theo qui định, có tâm trạng hồi hộp khi trải qua kỳ một vấn đề nào đó.

Lo lắng trong hiện tại có thể bao gồm lo lắng về tình huống vượt ngoài khả năng của bản thân, nhưng cũng có thể về những điều ta có khả năng làm chủ được chúng. Đó có thể là tâm trạng căng thẳng khi điều khiển phương tiện giao thông, lỡ tàu, tuy ta có thể kiểm soát chúng. Hoặc cảm giác lo lắng khi bị ho dai dẳng mặc dù vẫn biết, nếu đến bác sĩ bệnh sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, khi một sự việc xảy ra trong quá khứ mà không thể làm gì để thay đổi nó, hoặc cảm thấy phiền muộn vì trở ngại trong công việc, tất cả cũng khiến bạn cảm thấy lo lắng.

Ảnh hưởng tiêu cực của lo lắng đối với cơ thể

Cơ thể bạn sẽ phản ứng với sợ hãi do lo lắng tạo ra. Khi sợ hãi, cơ thể phóng thích hóc môn adrenalin gây phản xạ đối kháng, giúp bạn vượt qua hoặc chạy trốn những thứ đang đe dọa bạn về mặt thể chất. Hóc môn adrenalin ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể làm bạn cảm thấy “oải” hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi lo lắng quá độ, adrenalin cũng gia tăng bất thường, từ đó dẫn đến đau đầu, dạ dày bị kích ứng.

Cách giải tỏa tâm trạng lo lắng - 1

Giải pháp vượt qua những lo lắng:

Exit mobile version