Mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều có những hình thức đón Tết vô cùng đa dạng, phong phú. Và có một điểm chung, ấy là thời khắc giao thừa luôn mang một ý nghĩa linh thiêng nào đó.
Đức: Giữa đêm giao thừa, người Đức có tục lệ nấu chì trong cái muôi và để muôi chì đó vào chậu nước cho đông lại tùy theo hình dáng miếng chì, dày, mỏng. vuông, trong mà đoán vận mệnh con người trong tương lai. Trong bữa tiệc giao thừa, mọi người đều để thừa một chút thức ăn trên đĩa cho tới nửa đêm, điều đó có ý nghĩa tủ thức ăn luôn có đồ ăn dự trữ.
Đan Mạch: Đối với người Đan Mạch, bát đĩa vỡ trước cửa nhà vào đầu năm mới sẽ là điều rất may mắn. Những chiếc đĩa cũ được giữ lại trong năm cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà những người bạn của họ đêm giao thừa. Càng nhiều bát đĩa vỡ chứng tỏ họ càng có nhiều bạn.
Belarus: Trong lễ hội đón Tết ở Belarus, những cô gái chưa có chồng được tham gia một số trò chơi để đoán xem ai là người kết hôn trong năm mới. Thí dụ, người ta đặt rất nhiều hạt ngô trước chỗ đứng của mỗi cô gái và một con gà trống được thả ra. Con gà trống chạy đến ăn những hạt ngô dưới chân ai trước thì người đó được tin sẽ là cô gái đầu tiên kết hôn trong năm mới.
Tây Ban Nha: Khi đồng hồ điểm 12 tiếng trong đêm giao thừa, người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho, mỗi quả tương ứng với một tiếng điểm của chuông đồng hồ, với mong muốn đem lại điều tốt lành trong 12 tháng của năm tới. Một số nơi ở Tây Ban Nha có tục lệ năm mới không được cười trong năm ngày. Qua năm ngày đó phải luôn cười to đón Tết để cầu mong sự an khang thịnh vượng.
Các nước Nam Mỹ: Vào dịp năm mới người ta thường tạo hình nộm và được đặt ngoài cửa nhà. Đến nửa đêm, người ta sẽ đốt hình nộm này, khi khói bắt đầu bốc lên, pháo hoa được chân ngòi báo hiệu năm mới tới. Có nước, mọi người thường mặc đồ màu vàng và tin rằng mặc như vậy sẽ được may mắn. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi người đều ăn 12 quả nho để cầu may mắn trong năm tới.
Áo: Vào đêm giao thừa, người dân thường pha rượu đỏ trộn với bạc hà và đường để dâng lễ Thánh. Các quán bar, nhà hàng được trang trí với nhiều vòng hoa xanh ngắt lá. Họ hò hét, nhảy máu, bắn hoa giấy, mở Champangne, trao cho nhau những nụ hôn, lời chúc mừng, bắn pháo hoa là những thứ không thể thiếu. Món ăn truyền thống của người Áo trong năm mới là món lợn sữa – tượng trưng cho mọi điều tốt lành.
Pháp: Ở miền Đông nước Pháp, đến giờ giao thừa, người ta tin rằng ai căn một đồng tiền vàng thì sang năm được giàu có. Tại miền Tây, trai gái dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi, người nào trở về làng trước tiên sẽ được tôn làm “Vua tầm gửi” và suốt ngày Tết được quyền tặng cho các cô gái đi qua nhà một cái hôn lấy may của “ông vua”.
Ghana: Người Ghana đón Tết trong những ngôi nhà nhỏ bằng lá dừa gắn nhiều bóng đèn trang trí, được dựng khắp nơi trên đường phố. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Theo phong tục, đúng giao thừa, mọi người đều thét lớn để xua đuổi những xui xẻo của năm cũ và đón chào những niềm vui trong năm mới.
Mông Cổ: Vào ngày mùng 1 Tết, người Mông Cổ thường tụ họp ở nhà của người lớn tuổi nhất trong gia tộc để chúc Tết. Trong khi chúc Tết, các thành viên trong gia đình cầm và chuyền tay nhau những miếng vải dài gọi là khadag, tượng trưng cho lòng thương, điềm lành. Sau đó, mọi người cùng ăn uống và trao nhau những món quà, cầu chúc một năm mới thịnh vượng, ấm no.
Canada: Theo phong tục, khi năm mới đến mọi người đều mặc đồ tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng để cầu may mắn, khỏe mạnh, bản lĩnh và sự kiên cường cho năm mới. Ngày đầu năm ở Canada, quốc gia gần Bắc cực, thường trùng với thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông.