Biển Aral nằm giữa biên giới Uzbekistan và Kazakhstan, chỉ là hồ nước vì nó nằm sâu trong đất liền không thông ra biển. Do nước ở đây có nồng độ muối khá cao, còn cao hơn các đại dương, nên nó còn được gọi là Hàm Hải (biển mặn).
Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, trong lúc mọi người đang tung hô về “công trình thế kỷ” kênh đào Lenin-Karakum, tôi đã đã ngẫu nhiên đọc một bài viết trên Họa báo Liên Xô tiên đoán về sự cạn kiệt của biển Aral, không ngờ nay đã trở thành sự thật.
Hồ lớn biến thành ao tù
Vào năm 1960, Aral là hồ lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 68.000km2, đứng sau biển Caspian (châu Á), hồ Superior (Bắc Mỹ) và hồ Victoria (châu Phi). Sau đó, đến năm 1998, hồ nước mặn này thu hẹp chỉ còn 28.687km2 và diện tích tiếp tục giảm xuống 7.160km2 vào năm 20014, bằng 11% diện tích ban đầu. Dự đoán đến cuối năm 2020, biển Aral sẽ hoàn toàn biến mất,
Đáng chú ý là tình trạng khô hạn vào năm 2014 đã khiến cho nhánh phía Đông của phần biển Nam Aral bị khô hạn hoàn toàn. Trên thực tế, thảm họa này vẫn đang tiếp tục diễn ra và gây ra nhiều ảnh hưởng tới các ngư trường và đời sống của các cư dân ở nơi đây. Liên Hiệp Quốc đã đánh giá sự kiện trên là “thảm họa sinh thái lớn nhất thế kỷ 20”. Theo bà Oral Atanyazova – người đứng đầu Tổ chức phi chính phủ Perzent – đây là một thảm họa lớn gấp bội so với thảm họa nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl, khiến 35 triệu người đã và sẽ nhiễm bệnh đủ mọi hình thức từ đất, nước, không khí và thực phẩm. Môi trường bị hủy hoại đã phá luôn đất canh tác và thế là không ai còn hy vọng vào chuyện trồng trọt chăn nuôi.
Trong cùng khoảng thời gian trên, nồng độ muối của biển Aral tăng từ 10g/lít lên 100g/lít, không còn loài cá hoặc tảo có thể sống nổi. Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi ngâm mình ở hồ nước nóng từng là đáy biển Aral ở gần ngôi làng Akespe, Kazakhstan, xung quanh không có ngọn cây cỏ, người có thể nổi lềnh bềnh gần giống như Biển Chết giữa Israel và Jordan.
Việc biển Aral dần biến mất không chỉ giết chết ngành công nghiệp đánh cá mà còn làm nảy sinh một loạt các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở nơi đây như bệnh phổi, suy thận và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng tăng cao. Bên cạnh đó, do nước biển cạn ráo nên trong khu vực này, mùa hè thường nóng và mùa đông thì lạnh hơn so với trước kia.
Liên Xô cũ đã dùng bông vải “lấp kín” biển Aral
Lãnh thổ Liên Xô rất rộng lớn, băng ngang qua lục địa Á-Âu, liên miên trên 5.500 km, nhưng tiếc là phần lớn ở vĩ độ cao, khí hậu lạnh giá, không thích hợp canh tác. Chỉ có đồng bằng Ukraine là đất đai phi nhiêu, thành vùng chuyên canh lúa mì, nhưng ngoài ăn ra, người ta còn cần áo mặc; bông vải phải nhờ nhập khẩu. Để thay đổi cục diện trên, các nhà chức trách Liên Xô cũ đã quyết định trồng bông ở miền Trung Á. Trung Á tuy khí hạu khô hanh, nhưng ấm áp, chỉ cần giải nguồn nước tưới, nghề trồng bông thế nào cũng phát triển tốt.
Ngay từ năm 1918, chính quyền Xô Viết mới thành lập đã nêu ra ý tưởng dẫn thủy nhập điền, dẫn nước 2 con sông Amu và Syr để trồng bông, gọi là “Kế hoạch bông”. Các nhà khoa học Liên Xô nghĩ ra phương án xây dựng kênh đào Lenin-Karakum dài 1.400 km, dài nhất thế giới, nối liền thượng nguồn sông Amu va Syr bắt nguồn từ cao nguyên Pamir ra biển Caspian. Kênh đào khởi công từ năm 1951, đến năm 1964 khánh thành, kênh rạch chi chít như màng nhện, có tổng chiều dài gấp 3 lần cự ly từ trái đất đến mặt trăng.
Vào thời đó, tất cả các vuờn nho, ruộng lúa mì, bãi cỏ, thậm chí sân vận động, đều phải nhường chỗ cho ruộng bông. Đến mùa thu hoạch, tất cả các nhà máy, trường học, cơ quan, nhà tù, bệnh viện, đều đóng cửa để tập trung đi hái bông, thậm chí xe khách cũng bị dừng lại, hành khách bị lùa xuống, buộc phải hái 1 rọ bông mới cho đi tiếp. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Uzbekistan từng phàn nàn với Stalin rằng nhân dân Uzbekistan không thể ăn bông thay lúa mì được, nhưng cuối cùng, 2 nước Cộng hòa Uzbelistan và Turmenistan đã thành vùng trồng bông vải nhiều nhất thế giới cho đến ngày nay.
Các nhà hoạch định kế hoạch của Liên Xô không những đã lập nên kỳ tích về tự túc bông vải. đến năm 1980, bông Liên Xô chiếm 19% sản lượng thế giới, sản lượng lúa gạo chiếm 40% toàn Liên Xô và sản lượng rau chiếm 25%.
Tuy nhiên các nhà thiết kế thủy lợi lại không lường trước được trên đường đi qua sa mạc Karakum mùa hè nóng tới 50oC, 75% luợng nước kênh đào đã bay hơi hoặc thẩm thấu xuống nền cát, gây lãng phí lớn tài nguyên nước quý hiếm, đã gióng lên hồi chuông báo tử cho biển Aral. 40 năm sau, do lượng nước đổ vào biển Aral chỉ còn 1/10, biển Aral bi chia cắt thành 3 ao mặn chát, không có cá mú và rong biển nào sống nổi. Xung quanh hồ hình thành bãi hoang mạc mới không có trên bản đồ. Cộng hòa Kazakhstan đã khoanh vùng “Khu bảo tồn hoang mạc Aral” mang tính chất hài hước vì còn gì nữa mà bảo tồn!
Để đẩy mạnh kế hoạch sản xuất bông xuất khẩu, giới lãnh đạo Liên Xô hồi đó đã bỏ qua các hệ quả nghiêm trọng mà người dân sống quanh biển Aral phải gánh chịu cùng những hậu quả khác đối với môi trường. Đó là ngành đánh cá từ hàng ngàn năm qua biến mất. đó là hàng loạt sinh vật bị tuyệt diệt, những nền văn hóa cổ xưa gắn liền với biển hồ cũng bốc hơi theo làn hơi nước biển Aral
Năm 1998, khi biển Aral còn chưa cạn hẳn, nhà địa lý người Nga Grigoly Laiznechenko đã vượt biển Aral; ông có đoạn viết ấn tượng như sau: “Người ta đã vì lợi ích nhãn tiền mà bất chấp hậu quả nên chuyện chỉ có trong thần thoại Aladin đã diễn ra: Người ta đã dùng mấy chục triệu tấn bông vải để lấp kín biển Aral”.
Thị trấn Muyank gió cát trở thành điểm du lịch
Thị trấn Muyank miền Tây Bắc nước Cộng hòa Uzbekistan, từng là cảng biển tấp nập với khoảng 25.000 cư dân, cung cấp khoảng 20% số lượng cá tiêu thụ ở Liên Xô, có 30 loài cá đặc sản chỉ có ở ở biển Aral. Từ những ảnh hưởng hoạt động của con người và biến đổi khí hậu đã khiến biển cạn nước và những cư dân ở nơi đây đang phải đối mặt với hậu quả đáng sợ từ thảm họa về mặt sinh thái. Việc biển Aral dần biến mất không chỉ giết chết ngành công nghiệp đánh cá mà còn làm nảy sinh một loạt các vấn đề về sức khỏe cho người dân ở nơi đây như bệnh phổi, suy thận và tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng tăng cao. Bên cạnh đó, do nước biển cạn nên trong khu vực này, mùa hè thường nóng và mùa đông thì lạnh hơn so với trước kia.
Theo Vladimir Zuev, một cựu phi công Nga ngồi dưới hàng hiên được thiết kế theo kiểu pergola (kiến trúc sân vườn thời Phục hưng), “thần giữ cửa” nhà ông là một bức tượng bán thân của Lenin và Quốc huy búa liềm của Liên Xô cũ. Người đàn ông tóc bạc trắng hiện là hướng dẫn viên du lịch tại thị trấn Muynak cho hay: “Không thể trông thấy gì, muối đã khô, chúng dính chặt vào da và rất khó để lau sạch, thậm chí là rửa bằng nước cũng không ăn thua”.
Tuy nhiên, nghịch lý là thảm họa đáng sợ ở Muyank lại trở thành điểm đến thu hút rất đông khách du lịch trong những năm gần đây vì họ muốn tận mắt thấy thảm họa sinh thái mà sách vở không ghi chép. Ở nơi từng có những con sóng vỗ sóng cùng với cảnh tượng tấp nập của bến cảng, nay chỉ là mảnh đất khô cằn, toàn đất đá cùng những chiếc thuyền gỉ sét bị bỏ lại dưới ánh nắng mặt trời tàu mắc cạn cùng với bầy lạc đà ốm nhom trên lòng hồ biển Aral, nhưng lại bất ngờ trở thành địa điểm chụp hình selfie của nhiều khách du lịch. Chúng được phóng viên tờ The New York Times ví với xương của loài khủng long từng một thời tung hoành, nay thu mình chờ đợi sự bào mòn của thời gian
Hãy cứu lấy biển Aral
Từ rất sớm, Liên Xô đã nhận ra nguy dơ sinh thái do biển Aral thu hẹp mang lại. Họ đã đề ra hế hoặch không kém táo bạo nhưng nặng tính “luận binh trên giấy”: Xây những kênh dẫn nước khổng lồ dẫn nước từ vùng Siberia đổ vào biển Aral, nhưng do quá tốn kém, sau khi Liên Xô sụp đổ, kế hoạch nay cũng chẳng ai buồn nhắc tới.
Bước sang thế kỷ 21, dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, 5 nước khu vực Trung Á thộc Liên Xô cũ đã thành lập Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Biển Aral (IFAS) với ngân sách hàng tỷ USD. Dù vậy, họ không thể có tiếng nói chung về nhiều vấn đề như phân phối tài nguyên nước, nên cũng đánh trống bỏ dùi luôn. Những nước ven biển Aral đã có nhiều cố gắng riêng rẽ nhằm cải thiện môi trường sinh thái.
Do phía Bắc biển Aral nằm gọn trong lãnh thổ mình nên chính phủ Kazakhstan đã mạnh tay cứu vợt biển Aral. Chính phủ Kazakhstan đã tu sửa lại các kênh dọc sông Kyr nhằm giảm bớt lãng phí nguồn nước học tuyến. Năm 2003, Chính phủ Kazakhstan xây một đập nước hiện đại dài 13km dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới WB. Đập được xây đúng vao vị trí thắt lai của bển hồ nhăm bảo vệ phần bắc biển Aral, không cho nước màu mỡ chảy qua ruộng láng giềng
Sau 10 năm, kết quả đã vượt mong đợi: mức nước biển đẵ tăng được 10m đat độ sâu 38m, diện tính hồ tăng 50%, hàm lượng muối giảm còn 35g/l. Cá lũ lượt kéo về, ngư nghiệp hồi phục, bắt đầu đã có cá xuất sang Ucraina. Đám mây đen tren bầu trời sau nhiều năm tuyệt tích đã cuồn cuộn kéo về kèm theo những trận mưa rào…
Chính phủ Uzbekistan do eo hẹp về ngân sách, không đề ra được biện pháp khắc phục, khiến mức nước biển phía Nam tiếp tục xuống thấp làm trơ trụi lóng hồ toàn cát lẫn muối. Vào năm 2003, chia thành 2 hồ đông Aral và tây Aral như 2 chiếc ao tù, hàm lượng muối tới 100g/l mà nước biển thông thường chỉ có 35g/l tức là nước” biển”ở đây mặn hơn nước biển thực sự 3 lần. Chính phủ Uzbekistan chỉ còn cách định kỳ mở các đập tưới tiêu cho dẫn lưu 1 phần nước đẻ duy trì biển Nam Aral đang thoi thóp.
Năm 1991, khi Liên Xã tan rã, Uzbekistan chia được món “gia tài” kha khá, về lực lượng quân sự chỉ đứng sau nước Nga. Uzbekistan có đủ các binh chủng hải lục không quân. Riêng hải quân, Uzbekistan có 20 chiến hạm các loại, 2.500 binh lính, nghiễm nhiên trở thành “cường quốc hải quân” trong khu vực. Uzbekistan hoản toàn là nước lục địa, hải quân chỉ có thể rong chơi trên hồ thị uyvới nước lang giềng. Nam Aral rồi sẽ can kiệt, “đạo quân hùng manh này rồi sẽ đi về đâu hay bán sắt vụn?”.
Người Kazakhstan cũng đừng vui mừng quá sớm: qua 10 năm vận hành (2005-2015), đập mới xây lại trơ trụi phơi đáy, biển Bắc Aral lại cạn kiệt lần 2, vì họ không khắc phục đước nguộn nước sông Kyr đã bay hơi và thẩm thấu dọc sa mạc Karakum. Cộng hòa Kazakhstan đành khoanh vùng “Khu bảo tồn hoang mạc Aral” cho du khach tới hoài niệm.
Tôi từng viết bài giới thiệu về sự diệt vong đột ngột của Vương quốc Angkor, đã có sử gia phân tích là do chính người Angkor (Campuchia) đã say mê dựng tháp, tự hủy hoại môi trường sinh thái. Còn với Vương quốc Bagan (Myanmar), sự diệt vong đâu phải chỉ do quân Nguyên xâm nhập? Dân số Vương quốc lúc đó không quá 1 triệu, cả ngàn ngôi chùa lấn chiếm hết đồng bằng Ayeyarwady màu mỡ. Đâu rồi, kênh dẫn thủy nhập điền Anuruddha của nhà vua kiệt hiệt Anawrahta làm sao lo nổi vừa xây tháp, vửa sản xuất, vừa đánh giặc? Lịch sử thế giớ đã chứng minh: Môi trường sinh thái một khi đã bị đánh mất, sẽ mãi mãi không thể phục hồi được!