Dấu hiệu thứ hai là màu da. Tuy nhiên, ý nghĩa của màu da lại hoàn toàn trái ngược với việc để móng tay. Ở các nước phương Tây, hầu hết mọi người đều có màu da trắng. Họ lại thường xuyên làm việc trong các cao ốc văn phòng nên ít có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngay cả với những người làm việc tại các nông trại, phần lớn công việc của họ có máy móc hỗ trợ nên họ không phải làm việc nhiều ngoài trời. Vì vậy, người phương Tây rất mong muốn có cơ hội được tận hưởng ánh nắng mặt trời thông qua các hoạt động thể thao, vui chơi. Với họ, làn da rám nắng là một biểu hiện của việc dư dả thời gian và tiền bạc để đi chơi thể thao hay đi cắm trại. Điều đó cũng thể hiện rằng họ thuộc giới trung lưu trở lên. Ngược lại, nếu da bạn quá trắng, mọi người xung quanh sẽ cho rằng bạn phải làm việc suốt ngày trong văn phòng, không có thời gian lẫn tiền bạc để đi chơi thể thao hoặc nghỉ mát dài ngày ở những vùng biển ấm áp của các nước nhiệt đới.
Ngược lại, ở ViệtNam, nếu bạn có làn da sậm màu, mọi người sẽ nghĩ bạn thuộc tầng lớp lao động chân tay hoặc là người dân tộc thiểu số. Hầu hết người ViệtNamđều thích có làn da sáng màu vì đó là biểu hiện của sự giàu sang và xinh đẹp. Phụ nữ ViệtNamtìm mọi cách để da không bị đen, ví dụ như dùng các kiểu khăn, mạng che mặt hoặc các loại mỹ phẩm làm trắng da. Tôi thấy vô số các loại mỹ phẩm làm trắng da với đủ mọi mức giá trên thị trường. Tất nhiên, việc phơi da dưới ánh mặt trời dẫn đến một số nguy cơ ung thư da. Nhưng theo tôi thấy, nhiều người ViệtNammuốn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là do quan điểm ưu tiên làn da trắng chứ chưa hẳn đã vì mối quan tâm đến sức khỏe. Rõ ràng những quan điểm về bề ngoài khác nhau theo từng nền văn hóa. Vì vậy, không thể đem tiêu chuẩn của nền văn hóa này để đánh giá nền văn hóa khác. Mặt khác, cũng cần phải sống một khoảng thời gian đủ lâu ở một quốc gia nào đó để có thể hiểu được những sự khác biệt.
Lê Tâm dịch