Diễn ra ngày 6-8, tại Trung tâm Hoạt động CNV Khu chế xuất Tân Thuận thu hút sự tham dự của 150 giáo viên của các trường THCS, THPT và một số trường đại học khu vực phía Nam từ tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau. Bộ kết nối được nghiên cứu, cho ra đời và đưa vào ứng dụng từ năm 2008, chương trình do Quỹ Lawrence S. Ting, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng cùng khoa Điện tử Viễn thông – Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp thực hiện đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho cả ngành giáo dục và y tế.
Ban đầu, với ba ứng dụng hỗ trợ thiết thực cho việc giảng dạy môn sinh học trong nhà trường. Với thiết bị này, các tế bào, sinh vật nhỏ… được phóng to nhiều lần và đưa lên màn hình máy tính giúp cho học sinh cả lớp cùng nhau quan sát, theo dõi thay vì qua kính hiển vi theo từng nhóm nhỏ như trước đây. Sau sáu năm cải tiến, hiện nay thiết bị này đã được nâng cấp lên để ứng dụng trong cả lĩnh vực y tế, phục vụ cho phòng thí nghiệm, kết hợp với phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án. Đồng thời, tạo nên các sản phẩm: phần mềm kết nối kính hiển vi điện tử (giải phẫu bệnh), phần mềm kết nối máy siêu âm,… giúp cho việc lưu trữ hồ sơ bệnh án thuận tiện, bác sĩ có thông tin nhanh chóng trong việc khám chữa bệnh; ứng dụng được trong lĩnh vực nông nghiệp, khảo cổ học; nuôi trồng thủy sản; cải tạo đất…
Cuối hội thảo, 82 bộ thiết bị kết nối kính hiển vi với máy vi tính đã được ban tổ chức tặng cho các trường THCS và THPT với tổng trị giá 410.000.000 đồng. Tính đến nay chương trình đã tài trợ 304 bộ thiết bị cho các trường học, bệnh viện trên cả nước với tổng kinh phí 1,93 tỉ đồng.