Khẩu phần ăn của người Pháp khá giàu năng lượng, thông thường gồm đủ cả phô mai, bơ, kem sữa và thịt.
Vậy mà họ vẫn nổi tiếng về dáng hình thanh mảnh và có tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch, béo phì thấp nhất so với các nước phương Tây (chỉ có 10% người Pháp trưởng thành mắc bệnh thừa cân, trong khi ở người Anh là 22% và người Mỹ 33%). Lý giải cho sự khác biệt đó, có ý kiến cho rằng người Pháp chú trọng đến cách thưởng thức món ăn, không khí bữa ăn, thời điểm nên dừng lại… Nhưng những điều trên chỉ là một vài điều trong số nhiều bí quyết mà người Pháp chắt lọc được. Dưới đây là mười điều chúng ta có thể học hỏi được từ họ.
1. Cả gia đình cùng dùng bữa. Cũng giống như người Việt, người Pháp coi trọng bữa ăn gia đình vì đó là khoảng thời gian để kết nối các thành viên và lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống. Ở trường học, người Pháp bắt đầu dạy trẻ cách ngồi vào bàn ăn từ ba tuổi. Nếu bạn ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ tám tuổi người Pháp ăn uống lịch sự trong một nhà hàng thì nên hiểu rằng cậu bé ấy đã phải học cách ngồi ăn cùng gia đình cả ngàn lần, nghĩa là đã trải qua một quá trình tập luyện công phu.
2. Ngồi vào bàn và thật sự thưởng thức bữa ùn. Cho dù món ăn đơn giản hay cầu kỳ, người Pháp xem việc ăn uống là niềm vui tuyệt vời trong cuộc sống. Rất hiếm khi thấy họ ăn khi đang đi bộ hay mua sắm và cũng khó tìm thấy hộc giữ ly trên xe của họ. Dùng bữa phải được thực hiện tại bàn ăn chứ không phải trước tivi hay màn hình vi tính. Ở nhà hàng, người phục vụ không bao giờ hỏi khách “Ngài đã dùng bữa xong chưa?” vì mọi người đều hiểu bữa ăn chính là niềm vui chứ không phải công việc.
3. Không ùn quá nhanh. Người Pháp sắp đặt giờ ăn chính xác với thực đơn thịnh soạn nhưng không dư thừa. Họ ăn chậm để thức ăn tiêu hóa tốt hơn, cho phép não bộ có thời gian để đón nhận cảm giác no của dạ dày. Điều này vừa giúp lượng calorie nạp vào cơ thể ít hơn so với cách ăn nhanh, vừa trải nghiệm được vị ngon của từng món ăn. Họ còn cho rằng cảm giác đói giữa các bữa ăn là một dấu hiệu tốt vì nó tạo cho người ta niềm vui thực sự trong bữa ăn chính.
4. Không nhất thiết phải ùn kiêng. Người Pháp không tính toán lượng bột hay lượng đạm trong khẩu phần ăn, cũng không liệt kê ra món ăn nào có hại. Họ khuyến khích sự đa dạng trong ăn uống. Tình trạng sụt cân khi ăn kiêng hay sự thay đổi thất thường về cân nặng ở người Mỹ hoàn toàn không có ở người Pháp mà nguyên nhân chính là người Pháp kiểm soát được sựổn định của quá trình trao đổi chất.
5. Hiểu giới hạn bản thân và dừng ùn đúng lúc. Người Pháp không mặn mà với những bữa tiệc ăn thỏa thích vì như thế sẽ thu nạp quá mức calorie. Họ thường dừng ăn khi cảm thấy 80% dạ dày đã đầy.
6. Cha mẹ là người có trách nhiệm dạy con cái về thức ùn. Người Pháp tin rằng dạy con cái về ăn uống cũng quan trọng như làm phép tính hay đọc chữ, nhưng không chỉ dạy con cái ăn đúng cách, mà còn dạy chúng hiểu và quý trọng đồ ăn. Họ muốn con cái ăn những gì cha mẹ ăn và không phân loại thực phẩm chỉ dành cho bé trai hay chỉ dành cho bé gái. Người lớn thường thuyết phục trẻ ăn rau, trao đổi với trẻ cách ăn từng món, chỉ cho chúng biết thành phần và xuất xứ của món ăn. Trẻ nhỏ cũng được tham gia vào quá trình chuẩn bị và nấu nướng món ăn cùng cha mẹ hay tham gia những khóa học làm bếp tại trường…
7. Ăn nhẹ vào bữa tối. Bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày, còn bữa tối thường là những món ăn nhẹ như xúp, salad, trứng tráng, một đĩa mì ống… Món tráng miệng có thể là yaourt hay trái cây. Điều này cũng giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
8. Tạo cảm hứng cho bữa ùn nhưng biết hạn chế khẩu phần. Với người Pháp, bữa ăn phải đầy hương vị để có được mức độ thỏa mãn cao. Phụ nữ Pháp rất biết cách kiểm soát khẩu phần ăn của mình, nhờ đó mà họ không béo dù vẫn thường ăn các món nhiều chất béo, chocolate, món xốt nhiều bơ và kem…
9. Uống nước trong bữa ùn. Thông thường, người Pháp dùng nước tinh khiết hay nước khoáng trong bữa ăn. Người trưởng thành có thể uống một hoặc hai ly rượu, đủ để làm món ăn thêm ý vị.
10. Chất lượng thức ùn. Người Pháp hầu như không thích thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ hộp. Đối với họ, thực phẩm chỉ ngon nếu còn tươi và cần bỏ thời gian để chọn lựa, chế biến. Có tới 76% phụ nữ Pháp chuẩn bị thức ăn từ các nguyên liệu thô tại nhà, nhờ đó món ăn chứa ít muối, đường, chất bảo quản và cũng rẻ hơn so với nguyên liệu sơ chế.
Hồng Trâm theo PreventDisease