Trước hết, với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, vấn đề lao động nhập cư đang đặt ra các thách thức không chỉ về phương diện xã hội mà cả kinh tế và chính trị nữa.
Chúng ta nói về lao động nhập cư là nhóm người trưởng thành ở nông thôn nhưng đến các đô thị hay các khu công nghiệp lớn đến kiếm việc làm. Trong nhóm này bao gồm cả những người không còn trẻ nhưng hết kế sinh nhai ở nông thôn, buộc phải đến đô thị để tìm cơ hội sống tiếp.
Chúng ta hay nói về bình đẳng xã hội là bình đẳng về quyền, kiểu như “mọi công dân đều bình đẳng và không bị phân biệt đối xử trước pháp luật”. Điều đó đúng nhưng quá đơn giản và dễ thực hiện. Chẳng hạn, Nhà nước chỉ cần tuyên bố trong văn bản luật về quyền tự do cư trú, sau đó dỡ bỏ dần các hàng rào thủ tục hành chính, ví dụ bỏ yêu cầu phải có hộ khẩu ở thành phố mới được mua nhà hay tiếp cận bệnh viện, trường học công là được.
Tuy nhiên, sau đó nhóm xã hội được hưởng các quyền này lại chẳng bao giờ có tiền để mua nhà hay có cơ hội cho con vào học các trường công do có quá ít các trường này, hoặc nếu có thì chi phí học tập cũng không rẻ hơn nhiều so với trường tư. Tức là dù anh có quyền nhưng trên thực tế sẽ không có điều kiện để thực hiện các quyền ấy.
Giới luật sư chúng tôi gọi là “hư quyền”.
Cho nên, tiếp cận về bình đẳng phải là sự bình đẳng về các điều kiện và cơ hội mới thực chất. Nhưng trước hết cần hỏi mục tiêu của những lao động nhập cư là gì ? Với họ, trước hết là việc làm để có thu nhập, sau đó tính tiếp, hoặc ở lại thành phố, hoặc trở về quê hương sống tiếp với số vốn liếng ban đầu. Tuy nhiên, cuộc sống lại không như họ nghĩ. Các chủ doanh nghiệp biết rõ năng lực giới hạn của nhóm lao động này, cho nên chỉ tìm cách khai thác sức trẻ ở họ, rồi thải loại sau một thời gian và thời gian này lại cứ ngắn dần do sự thay đổi của nhu cầu và bởi cạnh tranh của thị trường.
Bản năng sống tự nhiên đã khiến nhiều người trẻ tạo lập gia đình ở môi trường làm việc mới. Các nhu cầu mang tính xã hội và môi trường phát sinh và tăng dần trong khi các khu công nghiệp không hề có giải pháp đáp ứng, đồng thời chính quyền sở tại lại ít quan tâm, giải quyết nó ở tầm chính sách.
Cuối cùng, đó còn là sự thay đổi diễn ra chính ngay tại các làng quê nơi người lao động ra đi, khiến việc trở về của họ sẽ dễ hơn với người này nhưng khó hơn với người kia. Tất cả những điều này tác động đến mỗi người khi toan tính về tương lai.
Kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể học một cách kịp thời, theo tôi chính là hãy ngừng theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế quá nóng bằng chỉ số GDP cao mà thay vào đó, cần có một chính sách phát triển hài hoà, toàn diện và bao trùm, lấy con người làm trung tâm. Chỉ có như vậy, vấn đề bình đẳng xã hội cho người dân nói chung và lao động nhập cư nói riêng mới thật sư sự được giải quyết và bảo đảm.
LUẬT SƯ NGUYỄN TIẾN LẬP
Tôi điểm qua như vậy để thấy rằng từ góc độ xã hội, nhóm “lao động nhập cư” rất dễ bị tổn thương bởi tính bấp bênh, trôi dạt, thậm chí sự phó mặc cho hoàn cảnh và số phận của họ. Chính vì nguyên nhân sâu xa như thế, đại dịch Covid vừa qua mới làm vấn đề lộ rõ ra khi có tới trên hai triệu người được thống kế đã trở về quê, để trốn dịch thì ít mà để tìm con đường sống thì nhiều hơn.
Xin thưa rằng cảnh làn sóng người hồi hương không chỉ có ở Việt Nam mà cả Trung Quốc, nước đã trải qua thời kỳ đầu “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và rất giàu có rồi. Phải chăng như vậy để biết rằng cả Trung Quốc cũng không có giải pháp gì để bảo đảm “bình đẳng xã hội” cho nhóm lao động nhập cư này, xét theo nghĩa tạo lập cho họ cuộc sống mới, trở thành một bộ phận của cư dân đô thị?
Như một tất yếu ở tất các các quốc gia, những vấn đề xã hội trên quy mô lớn nói trên đều phải được Nhà nước gánh trách nhiệm giải quyết. Vấn đề ở đây không phải là nguồn lực vật chất mà cách tiếp cận và ý thức chủ động, có sẵn và chú trọng đến con người ngay từ ban đầu khi lập chính sách kinh tế và xây dựng quy hoạch phát triển.
Tôi nhớ đến một ví dụ được chứng kiến khi học tập ở CHDC Đức trước kia. Thời đó, ngay lúc bắt đầu xây dựng một khu công nghiệp hoá chất lớn ở tỉnh Halle thì chính phủ đồng thời xây dựng một thành phố Halle Mới hoàn chỉnh (Halle Neustadt) cho hàng chục ngàn lao động nhập cư. Kết quả là cho tới hôm nay, khi cái khu công nghiệp kia đã giải thể rồi thì những người công nhân và gia đình của họ vẫn tiếp tục sống và phát triển ở thành phố mới này. Họ không bao giờ phải trở về quê.
Kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể học một cách kịp thời, theo tôi chính là hãy ngừng theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế quá nóng bằng chỉ số GDP cao mà thay vào đó, cần có một chính sách phát triển hài hoà, toàn diện và bao trùm, lấy con người làm trung tâm. Chỉ có như vậy, vấn đề bình đẳng xã hội cho người dân nói chung và lao động nhập cư nói riêng mới thật sự được giải quyết và bảo đảm.