Kể từ khi ra mắt Microsoft APAC Enabler program 7 tháng trước cho đến nay, đã có 16 người khuyết tật đảm đương các vai trò làm việc toàn thời gian, thực tập, cố vấn [i] và cơ hội đào tạo [ii] thông qua chương trình, với hơn 110 người khuyết tật hiện đang được đánh giá là phù hợp với 65 vai trò tiềm năng với các đối tác của Microsoft.
Chương trình Thúc đẩy của Microsoft ở châu Á – Thái Bình Dương là chương trình tiên phong trong chiến dịch tạo việc làm cho người khuyết tật ở khu vực này bằng cách phá bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho lực lượng lao động đa dạng hơn.
Sri Lanka tham gia cùng với Singapore, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc và New Zealand, nơi các tổ chức phi lợi nhuận như Enable Lanka Foundation và Tổ chức Enable Lanka và Cơ quan Việc làm Hàn Quốc dành cho Người khuyết tật giáo dục và đào tạo các đối tác về việc tạo ra nơi làm việc hòa nhập và trở thành người sử dụng lao động hòa nhập. Các tổ chức phi lợi nhuận này tham gia cùng 19 đối tác khác của Microsoft, bao gồm ZILLIONe Systems Solutions (Giải pháp Hệ thống ZILLIONe), Redstone System (Hệ thống Redstone) và DDLS Philippines để xóa bỏ các rào cản cho lực lượng lao động đa dạng hơn.
Bà Pratima Amonkar, Chủ tịch D&I và Accessibility của Microsoft châu Á – Thái Bình Dương và Người lãnh đạo Chương trình Microsoft Enabler, cho biết: “Trong năm 2020, chúng tôi đã chứng kiến một số lượng đáng kinh ngạc các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang đám mây. Với điều này, việc trang bị bộ kỹ năng kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành điều phổ biến của thế giới hậu đại dịch của chúng ta. Để tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho những người khuyết tật, thì bắt buộc phải có các cơ hội kỹ năng và việc làm trong vai trò kỹ thuật và là trung tâm của quá trình thiết lập lại kinh tế của chúng ta trong khu vực. Đó là lý do tại sao chúng tôi rất tự hào về bước tiếp theo mà Microsoft đang thực hiện trong hành trình tiếp cận của mình, cam kết 5 năm giúp thu hẹp “Sự phân chia người khuyết tật” toàn cầu“. Nỗ lực này được nhân đôi để mở rộng những gì có thể với công nghệ có thể tiếp cận, mở ra cánh cửa cho những tài năng khuyết tật gia nhập lực lượng lao động và tiếp tục hành trình hòa nhập người khuyết tật tại nơi làm việc của chúng tôi”.
Trong một cuộc thảo luận bàn tròn về các kỹ năng kỹ thuật số trong chuyến thăm ảo đến châu Á – Thái Bình Dương vào ngày 29/4 vừa qua, ông Satya Nadella, Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft đã nhận định rằng, để biến đổi xã hội, chúng ta cần tạo cơ hội cho hơn 1 tỷ người khuyết tật trên toàn cầu để họ có thể tham gia vào nền kinh tế thế giới. Ông chia sẻ tầm quan trọng của việc có tư duy học hỏi liên tục và nhắc lại sứ mệnh của Microsoft là đảm bảo mọi người có các công cụ và kỹ năng cho phép họ tạo ra, xây dựng và thay đổi cộng đồng mà họ đang sống và làm việc.
Một số người khuyết tật được thuê bởi các đối tác sử dụng lao động
Zeus Oliveros là một trong những người khuyết tật đầu tiên được thuê thông qua chương trình. Anh đã tham gia nhóm trung tâm cuộc gọi (chăm sóc khách hàng) của Cognizant Philippines với tư cách là Cộng tác viên trong 3 tháng rưỡi để thực hiện đối thoại với khách hàng và phân tích dữ liệu. Qua trải nghiệm này, anh đã tìm thấy niềm đam mê của mình với việc phát triển nội dung và tiếp thị và hiện đang tìm kiếm một vai trò trong lĩnh vực này. Kang Joohyun, một người bị điếc, hiện đang làm việc tại Cloocus Hàn Quốc. Mặc dù là người mới trong nhóm và đang tìm hiểu về cơ cấu mua bán và bán hàng chính của công ty, nhưng cô này sẽ kịp thời đảm nhận vai trò lãnh đạo trong bộ phận kế toán chi phí. Marcus Tan bị bại não là sinh viên năm thứ ba tại Đại học Bách khoa Temasek. Anh gia nhập NTT Data tại Singapore để thực tập 3 tháng vào tháng 10 năm 2020 và được giao nhiệm vụ phát triển một ứng dụng nội bộ. Sau thời gian thực tập của anh ấy, NTT Data Singapore hiện đang tiến hành các cuộc nói chuyện với các sinh viên là người khuyết tật và nhóm thuần tập rộng rãi hơn của họ trong các trường bách khoa địa phương để nâng cao nhận thức về sự đa dạng và hòa nhập.Jidapa Nitiwirakun và Thatsaphon Chikhunthod hiện đang thực tập tại Khoa công nghệ thông tin của NTT châu Á – Thái Bình Dương (Thái Lan) trong khi hoàn thành việc lấy bằng cấp tại Trường Cao đẳng Công nghệ Dòng Chúa Cứu Thế Pattaya (Pattaya Redemptorist Technological College). Kỳ thực tập vừa qua đã cho Thatsaphon Chikhunthod thấy rằng, những khuyết tật về thể chất của anh không ngăn cản ước mơ trở thành một lập trình viên; một nghề nghiệp mà anh ấy thấy đầy thách thức vì luôn có những bước phát triển mới để học hỏi, thực hành và áp dụng.
Xây dựng nền kinh tế bao trùm ở châu Á – Thái Bình Dương
Khả năng tiếp cận phải được ưu tiên và mỗi người trong chúng ta đều sẽ trải qua một dạng khuyết tật tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, dù là tạm thời, do hoàn cảnh hay vĩnh viễn. Bằng cách trao quyền cho những người khuyết tật tham gia đầy đủ vào các nền kinh tế của chúng ta, chúng ta đang tăng một cách hiệu quả lực lượng lao đông sản xuất của mình. Điều này có thể dẫn đến mức tăng 1-7% trong GDP.
Microsoft cung cấp đào tạo về kỹ năng công nghệ bao gồm đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI), các phiên tư vấn công nghệ 2 tháng một lần, nơi các nhân viên tình nguyện chia sẻ kiến thức chuyên môn về công nghệ của họ với Microsoft Azure và Microsoft Teams. Hơn 120 người khuyết tật đã được hưởng lợi từ các phiên tư vấn này.
Microsoft đã triển khai 45 giờ đào tạo tập trung vào tuyển dụng toàn diện và thiết kế cũng như các công nghệ hỗ trợ được kích hoạt thông qua AI trên Microsoft Azure. Đối tác của Microsoft nhận được các thông tin giáo dục và đào tạo bởi các tổ chức phi lợi nhuận, về các chủ đề như yêu cầu sửa đổi nơi làm việc và về cách làm việc tốt nhất và cố vấn cho người khuyết tật.
Bà Pratima Amonkar kết luận: “Bảy tháng qua là một khoảng thời gian học hỏi và phát triển đáng kinh ngạc đối với chúng tôi và các đối tác của chúng tôi. Thực ra, chúng tôi chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình. Để Chương trình Microsoft APAC Enabler phát huy hết tiềm năng, thì tôi hy vọng rằng, sẽ có thêm nhiều đối tác, tổ chức phi lợi nhuận, người khuyết tật tham gia cùng chúng tôi để cùng nhau, chúng ta có thể làm việc chung hướng tới một tương lai toàn diện, bao trùm cho mỗi người”.