kết quả khảo sát bởi Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp Mỹ (NABE) nêu trong báo cáo được công bố đầu tuần qua cho hay các doanh nghiệp tại hầu hết các bang đã tuyển dụng lao động trở lại khá mạnh trong quý II vừa qua, đạt tỷ lệ tuyển dụng cao nhất trong khoảng thời gian gần hai năm nay. Có tới gần 39% số doanh nghiệp kỳ vọng sẽ thuê thêm nhân viên trong vòng sáu tháng tới cho dù mức tăng doanh thu và lợi nhuận của họ bị giảm nhẹ trong quý II.
Doanh nghiệp Mỹ đang tuyển dụng nhiều lao động hơn trước
Khảo sát cho thấy nếu 35% doanh nghiệp Mỹ thông báo mức tăng doanh thu của quý II có thấp hơn con số 55% của quý I thì có 21% doanh nghiệp cho hay vẫn giữ được mức lợi nhuận khá, nhưng thấp hơn con số 29% của quý I. Tuy nhiên, một bầu không khí phấn khởi, lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ đang bao trùm, góp phần thúc đẩy các chủ doanh nghiệp tạo thêm nhiều việc làm mới. Gần ba phần tư số người trả lời câu hỏi khảo sát của NABE dự báo rằng tốc độ tăng GDP của Mỹ trong 12 tháng tới sẽ đạt mức 2,1% hoặc cao hơn. Ngoài ra, NABE cho hay chỉ 19% doanh nghiệp có ý định tăng lương cho nhân viên, thấp hơn con số 31% của đợt báo cáo trước và cũng là thấp nhất kể từ tháng 10-2012. Nếu 26% doanh nghiệp khẳng định bị ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mới áp dụng của Chính phủ thì 74% còn lại cho rằng chính sách của Nhà Trắng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Khi được hỏi về điều gì gây bận tâm nhất trong 12 tháng tới, chỉ có 17% doanh nghiệp lo ngại về việc gia tăng lãi suất của Cục Dữ trữ liên bang (FED) sau khi Chủ tịch FED Ben Bernanke tuyên bố về khả năng giảm bớt mức độ của các chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay. Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ cũng quan tâm tới sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Họ cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu đưa cả khu vực này vào một cuộc suy thoái dài hạn, còn tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm tại Trung Quốc, Brazil và nhiều nền kinh tế đang phát triển khác đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Mỹ – một trong những yếu tố cấu thành chỉ số GDP.
Lâm Kiên theo AP� làK��npd�V1 ệu đáng tin cậy. Theo kết quả đó, nền kinh tế hàng đầu của khu vực là Đức đã có sự gia tăng sản lượng trong năm tháng qua, trong khi tình trạng thất nghiệp đã giảm nhẹ. Nền kinh tế đứng thứ hai Eurozone là Pháp tăng trưởng chậm, PMI từ 47,4 vào tháng 6 tăng lên 48,8 vào tháng 7. Trong khi đó, các nền kinh tế từng bị nguy ngập như Ý, Hy Lạp, Cyprus, Bồ Đào Nha có những dấu hiệu của sự phục hồi sản xuất, nhưng để có một sự ổn định trong lĩnh vực dịch vụ, họ cần vực dậy thị trường tiêu thụ nội địa đang ở trong tình trạng trầm lắng. Về mặt nhân dụng, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tình trạng thất nghiệp ở Eurozone sẽ lên mức 12,3% vào cuối năm 2014, trong đó thành phần cư dân dưới 25 tuổi chiếm phần lớn. Những dữ liệu trên chỉ hé mở một triển vọng tương đối của Eurozone trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Trong một tương lai xa hơn, các nhà quản lý kinh tế khu vực này cần có nhiều biện pháp mạnh mẽ và đúng đắn hơn nữa để đảm bảo một sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Lê Nguyễn tổng hợp