Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
21/05/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
        • Sức khoẻ tình dục
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
        • Tours du lịch
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
        • Party
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
        • Thang thuốc bổ
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
        • Tin làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Văn hoá Nghệ thuật Nhiếp ảnh
Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 5

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất

Đăng bởi Vũ Thị Huế
06/10/2019
Share on Facebook

Từ “Trước khi họ biến mất” đến “Tôn kính nhân loại”, Jimmy Nelson – nhiếp ảnh gia Anh, người dành cả đời tìm kiếm, ghé thăm và chụp ảnh các bộ lạc xa xôi, hiếm gặp nhất toàn cầu đã lưu lại những khoảng khắc cực kỳ ấn tượng.

“Sớm thôi, tất cả họ sẽ có điện thoại thông minh”, ông giải thích. “Thế giới đang trở nên đồng nhất với tốc độ chóng mặt. Một khi đã bị cuốn vào làn sóng ấy, bản sắc văn hóa nguyên thủy của họ cũng loãng đi”.

Mục đích của ông là đóng khung những đặc trưng thuần túy ấy khi nó vẫn chưa bị pha tạp, tạo nên bộ sưu tập chân thực nhất, bất tử trước sự tàn nhẫn của thời gian và thời đại.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 1
Nhiếp ảnh gia Jimmy Nelson

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 2

Tôn kính nhân loại (Homage to Humanity) là tập ảnh mới xuất hiện gần đây, nhưng Trước khi họ biến mất (Before They Pass Away) thì đã ra mắt từ năm 2013.

Đó là cuốn sách ảnh dày 400 trang, có nhân vật chính là các bộ tộc vẫn còn giữ nếp sống nguyên thủy ở những vùng xa xôi nhất trên thế giới với dáng vẻ tuyệt mỹ, rực rỡ và huy hoàng nhất.

Khoảng 250.000 bản sao đã được tiêu thụ, đem về hàng chục ngàn USD. Nhiều cuộc triển lãm cũng được mở. Lời khen rất nhiều, mà chê trách cũng không ít.

Tuy nhiên có một điểm chung cực kỳ rõ ràng là không ai có thể rời mắt nổi một khi đã nhìn vào các tác phẩm nhiếp ảnh của Nelson.

4 năm cho một bộ ảnh

Nelson tên thật là James Philip Nelson, sinh năm 1967 tại Sevenoaks, Kent (Anh), nhưng lại có một tuổi ấu thơ đi khắp trái đất, từng sống ở cả châu Á, châu Phi lẫn châu Mỹ. Mới 19 tuổi, chàng thanh niên Nelson đã có hai năm kinh nghiệm ôm máy ảnh đi bộ dọc Tây Tạng.

Trước khi họ biến mất được bắt đầu từ năm 2010 và kéo dài suốt bốn năm. Trong bốn năm này, Nelson lặn lội đến hầu hết các điểm tận cùng của thế giới.

Với chiếc máy ảnh thân thiết và đôi giày vượt đường trường, ông băng qua những cánh đồng băng bát ngát, chinh phục các khu rừng rậm rạp và đỉnh núi hiểm trở, thậm chí đạp cả sa mạc rộng lớn nhất dưới chân để gặp được các bộ lạc nguyên thủy, cô lập nhất của cả châu Phi, châu Á lẫn châu Mỹ.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 3

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 4

“Trong tất cả các nền văn hóa và bộ lạc của hành tinh, họ là những nền văn hóa nguyên dạng nhất còn sót lại. Khi toàn cầu và công nghệ hóa vươn đến đây, nhiều giá trị bản sắc và lối sống truyền thống cũng đến hồi cáo chung. Sớm thôi, toàn bộ họ sẽ có điện thoại thông minh mà dùng và rồi trở nên đồng nhất với thế giới”, Nelson lý giải.

  • Xem thêm: Người kể chuyện đời trên National Geographic

Quả thật, đúng như những gì ông nói, thế giới đang trở nên đồng nhất về mọi mặt, không chừa cả các bộ tộc sống ở những nơi hẻo lánh nhất.

Để có thể tận mắt nhìn khi “họ vẫn còn là họ” cần sự gấp rút. Bởi một khi văn minh công nghệ đã tràn vào thì dù các bộ lạc này có cố gắng giữ gìn bản sắc, truyền thống đến đâu cũng khó tránh khỏi bị tác động.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 5

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 6

“Những pháo đài cuối cùng của sự thuần kiết và chân thực”, đó là cách Nelson gọi các địa điểm mà ông kiên nhẫn vượt đường đi khó khăn, hiểm trở để tiếp cận.

Gặp gỡ rồi, nhà nhiếp ảnh vẫn phải đối mặt với thách thức về ngôn ngữ, mất không ít thời gian để làm quen, tạo dựng niềm tin trước khi được họ cho phép chụp hình.

Lần ghé Bắc cực thăm bộ tộc Chukchi địa phương, Nelson thật sự đã phải vượt qua lãnh nguyên âm độ C rộng tựa không có điểm dừng.

Chỉ có khoảng 60 nhóm người Chukchi là vẫn giữ nếp sống cũ. Họ di chuyển thường xuyên nên rất khó để gặp mặt. Nếu không vì các nhóm này săn hươu làm thức ăn rồi bỏ xương trên mặt băng như đánh dấu đường đi, Nelson khó mà tìm được.

Sức ám ảnh khó cưỡng

Tương tự với quãng đường trèo đèo leo dốc để gặp các bộ lạc khác, ví dụ như Himba, Kazakhstan, Huns… Lắm lúc vì thời tiết quá lạnh giá, ngón tay của Nelson còn cứng đơ đến nỗi không bấm máy nổi.

Nhưng đổi lại, ông thu thập được gọi là “bản sắc thuần khiết”. “Họ có cả sự cân bằng trong nội tâm lẫn sự cân bằng trong cộng đồng”, ông chia sẻ. “Chính từ họ, tôi thấy được bản sắc thuần khiết nhất, cái mà hầu hết chúng ta đã tự đánh mất”.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 7

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 8

Trong thời tiết mùa đông lạnh tới -50oC ở Siberia, Nelson gặp được bộ tộc Nenet sống du mục, đi bộ cả 1.000km/năm. Tại phía Bắc Kenya, ông lại gặp bộ tộc Samburu nổi tiếng mạnh mẽ, đàn ông có thể tay không giết sư tử.

“Trước khi họ biến mất là một công trình dân tộc học không thể thay thế”, tạp chí Truthout của Mỹ từng khẳng định. Nhưng mục đích của Nelson còn lớn hơn cả tham vọng tạo ra một bộ ảnh bất tử với thời gian.

Ông muốn từ công việc nhiếp ảnh của mình mà nói với các bộ tộc chưa bị hiện đại hóa ảnh hưởng này rằng bản sắc thuần túy của họ là tài sản vô giá, cầu mong họ đừng để chúng bị xóa mất hay phai nhạt đi.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 9

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 10

Có cả hàng trăm bộ sưu tập ảnh về các bộ lạc trên khắp thế giới, nhưng sẽ không có bộ nào gây ám ảnh như Trước khi họ biến mất của Nelson.

Bốn năm rày đây mai đó cũng là bốn năm nhiếp ảnh gia này cùng khóc cùng cười với các đối tượng chụp ảnh, chia sẻ từ miếng nước mát lành đến ngụm bia tự ủ nồng ấm.

Họ vẫn như xưa thật đấy, nhưng mong manh và dễ biến mất, hệt như “ảo mộng của một nhiếp ảnh gia”.

  • Xem thêm: Những tác phẩm để đời của nhiếp ảnh gia Afghanistan Shah Marai

Cái run rẩy ấy hiển hiện trên mỗi bức ảnh, truyền rung động đến nội tâm của mỗi người. Nó như một lời van xin hãy cứu lấy những giá trị bản sắc vẫn còn hoàn toàn nguyên vẹn ấy, đừng để chúng thật sự chỉ còn là ảo ảnh.

Sự tôn kính sâu sắc

Bên cạnh những lời ngợi khen, Nelson cũng nhận không ít phê phán. Davi Kopenawa, người phát ngôn của bộ lạc Yanomami, Brazil từng phàn nàn: “Gã này chỉ toàn áp đặt ý tưởng cá nhân vào ảnh”. “Tôi bị gắn mác là phóng viên ảnh hoặc nhà nhân tộc học”, ông kể.

“Tôi ghét bị đánh giá sai như thế. Tôi cảm thấy dường như mọi người vẫn chưa hẳn hiểu những gì tôi muốn làm. Cái tôi cố gắng tạo ra là nghệ thuật như một tuyên ngôn văn hóa”. Thế nên Tôn kính con người hình thành. Nó là tập ảnh tiếp bước Trước khi họ biến mất, bao gồm những tác phẩm đầy ma lực về các cộng đồng bản địa trên khắp hành tinh.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 11

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 12

Cũng như với Trước khi họ biến mất, Nelson lại lần nữa lên đường, tìm các bộ tộc chưa bị văn minh hiện đại hóa trùm phủ.

Vượt qua những mảnh rừng nhiệt đới rậm rạp, ông tìm tới bộ lạc Tsaatan, những người chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ, sống cùng họ suốt nhiều tuần.

Từ vùng lãnh nguyên mênh mông của Nga đến thung lũng Ladakh kéo dài của Kashmir, thậm chí cả đất nước Vanuatu được hình thành nhờ chuỗi hòn đảo bao gồm 83 đảo lớn nhỏ, Nelson đều không quản ngại. “Tôi quyết định tạo ra một cái gì đó thật nghệ thuật và lãng mạn, thật biểu tượng và thuần khiết”.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 13

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 14

Không như Trước khi họ biến mất chỉ là hình ảnh, Tôn kính nhân loại còn có cả các tư liệu bổ sung. Chúng bao gồm những bài phỏng vấn, ghi âm, cảnh quay thực tế để người thưởng thức có thể đi sâu tìm hiểu nếu muốn. Tất cả đều miễn phí trên trang trực tuyến của Nelson.

Cũng bao gồm mục đích tự chữa lành

Mặc dù ghét bị đánh giá là “dân tộc học”, “áp đặt ý tưởng”, “tùy tiện sắp xếp”, nhưng Nelson cũng thừa nhận lúc đầu ông chỉ dấn thân vào hành trình tìm kiếm các bộ tộc để có được sự công nhận. Có điều càng đi lâu, càng hiểu sâu, ông lại càng thấy mình bị cuốn hút, đồng cảm và muốn làm một cái gì đó vì cả hai.

Thuở nhỏ, Nelson từng là một nạn nhân của bạo lực học đường và bạo lực tình dục. Sau tám năm ấu thơ theo cha mẹ đi khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, cậu bé Nelson bị gửi vào một trường nội trú, phải lớn lên mà không có phụ mẫu kề bên.

Cuộc sống học đường không phải lúc nào cũng khoan dung với những cô cậu học trò thân cô thế cô. Năm 16 tuổi, Nelson đã bị hành hạ đến nỗi trầm cảm nghiêm trọng, rụng hết cả tóc.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 15

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 16

“Khi chuyện ấy xảy ra, bạn sẽ thấy ghê tởm bản thân. Bạn ghét bỏ tất cả, từ khuôn mặt, cơ thể cho đến suy nghĩ, thấy mình chỉ có hai con đường là sống hoặc chết mà thôi”, Nelson bộc bạch.

Suốt thời niên thiếu, cậu gặm nhấm nỗi đau một mình. Vì không thể chịu đựng nổi nữa nên năm 17 tuổi, Nelson đã mua vé một chiều đến Trung Quốc.

  • Xem thêm: Bộ ảnh đẹp về cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng

Tại đây, anh có hai năm lang bạt khắp Tây Tạng và tìm ra cách tự cứu. Đó là kết nối với các cộng đồng bản địa xa xôi, những con người không biết gì về anh, không phán xét anh theo những quy tắc đạo đức rập khuôn, mà thật lòng bày tỏ thái độ tự nhiên nhất, dù là yêu hay ghét, khinh bỉ hay tôn trọng.

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 17

Jimmy Nelson: Những tấm hình bộ lạc ám ảnh nhất - 18

Tôn kính nhân loại như ông nói còn “phần nào là sự đào sâu vào nội tâm của chính mình”. Nghệ thuật là bức chân dung tự họa. Cho dù là ở hình thức nào, chúng cũng có góc bộc lộ sự thật về tác giả.

Những tổn thương thời trẻ là nỗi đau đớn xé toang lồng ngực, nhưng chính nó cũng dẫn bước Nelson vào khao khát khám phá bản thân và tìm cách chữa lành. Nhiếp ảnh với ông chính là liều thuốc tự cứu. Nó đã được dùng hơn 30 năm nay và rõ ràng là có tác dụng.

Nguồn KTNN số 1038
Từ khoá: các bộ lạcđiện thoại thông minhNhiếp ảnh gia Jimmy Nelson
Bài trước đó

EU điều tra Boeing vi phạm luật chống độc quyền

Bài kế tiếp

BMW Concept 4 trong thiết kế shooting brake sẽ làm bạn quên đi khung lưới tản nhiệt to tướng

Bạn có thể quan tâm

Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục
Nhiếp ảnh

Epson 2025: Nơi khởi nguồn những khoảnh khắc ngoạn mục

Đăng bởi Minh Anh
24/04/2025
Triển lãm ảnh Nguồn Sống
Nhiếp ảnh

Nguồn sống: Triển lãm nhiếp ảnh về hành trình đam mê

Đăng bởi Trâm Anh
25/11/2024
hè thôn quê
Nhiếp ảnh

Hè thôn quê trong mắt trẻ phố thị

Đăng bởi Trâm Anh
11/09/2024
Miền tự do - Triển lãm nhiếp ảnh 224 by tran thanh thao
Nhiếp ảnh

“224 by TRAN THANH THAO” – Câu chuyện về cuộc tái sinh bằng nhiếp ảnh

Đăng bởi Trâm Anh
20/04/2024
Hành trình văn hóa và tình thân qua Dự Án OYAKO của Bruce Osborn - 8
Nhiếp ảnh

Hành trình văn hóa và tình thân qua Dự Án OYAKO của Bruce Osborn

Đăng bởi Bá Hân
30/03/2024
Lê Brothers với 'Trở về' - 4
Nhiếp ảnh

Lê Brothers với ‘Trở về’

Đăng bởi Diên Vỹ
19/01/2024
Khám phá sự đột phá của Nhiếp ảnh gia Peru Astrid JAHNSEN tại HIGASHIKAWA Awards 2023
Nhiếp ảnh

Khám phá sự đột phá của Nhiếp ảnh gia Peru Astrid JAHNSEN tại HIGASHIKAWA Awards 2023

Đăng bởi Bá Hân
24/10/2023
25 nhiếp ảnh gia tham gia “Tháng Nhiếp ảnh Việt Nam” tại Thành phố nhiếp ảnh Higashikawa
Nhiếp ảnh

25 nhiếp ảnh gia tham gia “Tháng Nhiếp ảnh Việt Nam” tại Thành phố nhiếp ảnh Higashikawa

Đăng bởi An Yên
10/10/2023
Triển lãm Singapore
Nhiếp ảnh

Triển lãm ảnh UNSEEN/SINGAPORE “Singapore – Những điều chưa biết”

Đăng bởi Thịnh Huỳnh
03/02/2023
Xem thêm
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
      • Chứng khoán
      • Ngân hàng
      • Bảo hiểm
      • Vàng
    • Thị trường
    • Bất động sản
      • Dự án
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân sự
    • Đọc báo giùm bạn
      • Thời sự
      • Điểm tin
      • Thế giới
    • DoanhNhan-Hub
      • Khuyến mãi
      • Sự kiện
      • Hội thảo
      • Đào tạo
      • Thương mại
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Chia sẻ
    • Người dẫn đầu
  • Nhịp sống
    • Giáo dục
      • Du học
      • Chọn trường
      • Học bổng
    • Gia đình
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Sức khoẻ
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Khách sạn – Resort
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
      • Nhà hàng
    • Không gian sống
      • Kiến trúc
      • Nhà đẹp
      • Văn phòng
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Sách
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Suy ngẫm
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
      • Chuyện lạ
      • Tư liệu
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Trend
    • Làm đẹp
      • Bí quyết làm đẹp
      • Mỹ phẩm
    • Góc đàn ông
    • Đồng hồ
    • Shopping
    • DN+chọn
  • Xe
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Khám phá
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.