Khoa học phát triển làm cho cuộc sống con người ngày càng dễ chịu hơn. Thậm chí nó còn giải quyết được cả những phiền phức, nghi kỵ liên quan đến hành vi thiếu trung thực của con người.
1. Công nghệ phát hiện nói dối ngày càng hoàn thiện
Có người cho rằng máy phát hiện nói dối là “vớ vẩn”, “rác rưởi” hay không đáng tin cậy, nhưng trong thực tế, nó mang lại nhiều cái được cho con người. Chính vì vậy, khoa học vẫn nhiệt tình nghiên cứu để cho ra đời thế hệ máy mới có chất lượng cao hơn.
EyeDetect là một chương trình hiện đang được sử dụng bởi hàng trăm công ty, cơ quan và địa phương ở Mỹ theo đúng nghĩa đen.
Về thực chất, EyeDetect là một robot có nhiệm vụ phỏng vấn người đến xin việc. Thay vì trả lời người phỏng vấn, người xin việc ngồi trước màn hình chừng 30 phút, EyeDetect sẽ theo dõi những thay đổi nhỏ nhất trong mắt khi trả lời câu hỏi.
EyeDetect không chỉ có độ tin cậy cao (trên 86%), mà còn có tốc độ nhanh, rẻ hơn so với thử nghiệm phát hiện nói dối truyền thống. EyeDetect không chỉ tốt cho người xin việc mà còn hữu ích cho cả các doanh nghiệp lẫn các cơ quan của nhà nước.
Ngoài EyeDetect, tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các cửa khẩu biên giới, người ta còn sử dụng AVATAR.
Đây là robot dùng trí tuệ nhân tạo có thể theo dõi mắt, giọng nói, cử chỉ và tư thế của con người khi trả lời các câu hỏi và xác định chủ thể có đáng tin cậy hay không.
- Xem thêm: Trí thông minh nhân tạo AI sẽ giúp các tổ chức giáo dục đổi mới sáng tạo nhanh hơn gấp hai lần
AVATAR hiện đang được sử dụng tại biên giới Canada, các nước thuộc Liên minh châu Âu và Cơ quan An ninh nội địa Mỹ, độ chính xác 60 – 75%, đặc biệt là để phỏng vấn người tỵ nạn.
2. Nhận dạng khuôn mặt giúp ngăn chặn tội phạm
Tại Trung Quốc, gian lận trong các kỳ thi đã tới mức báo động. Học sinh muốn vào đại học phải qua kỳ thi có tên gaokao, và hằng năm có tới hàng triệu thí sinh tham gia. Do kỳ thi yêu cầu chất lượng cao nên tỷ lệ chọi khá cao.
Để hạn chế tình trạng gian lận, tại cửa phòng thi, người ta lắp máy dò kim loại và dùng drone (máy bay không người lái) để giám sát kỳ thi.
Về phía thí sinh, xuất hiện tình trạng thuê người thi hộ nhưng nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt nên bị phát giác. Ví dụ một tay thi hộ 30 tuổi “đóng thế” đã bị phát giác và khai kiếm được 1.500 nhân dân tệ từ việc làm này (trên 5 triệu đồng).
Ngoài các kỳ thi, Trung Quốc còn sử dụng camera phát hiện 237 người chạy tắt trong một cuộc thi marathon đường dài. Công nghệ này hiện đang được sử dụng để giám sát các game thủ.
Theo đó, game thủ được gắn ID mới được tham gia cuộc thi, trẻ dưới 12 tuổi không được tham gia hoặc tham gia với thời gian hạn chế, không quá 1 giờ/ngày để kiềm chế nạn nghiện game và mắc chứng cận thị.
3. Sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) để đối phó với nạn livestream giả
Livestream là một thuật ngữ ra đời gần đây nói về việc truyền nội dung số trên internet, với yêu cầu phải có các thiết bị đầu ra hỗ trợ và một thiết bị đầu vào có khả năng quay video như máy quay và máy ảnh.
Một sản phẩm hỗ trợ livestream rất hiệu quả được nhiều người sử dụng là webcam, được tích hợp vào máy tính, hiện nay người sử dụng có thể dùng smartphone để truyền được video thông qua internet tới người theo dõi.
Chương trình phát sóng trực tiếp được xem là hấp dẫn, nhất là những sự kiện đáng nhớ, tuy nhiên những người thực hiện livestream lại phải trả tiền cho các nhân vật có trong phim đôi khi rất đắt.
Vì vậy, mới phát sinh livestream giả mạo và phát trực tiếp lên Facebook cho nhiều người xem. Điều này khiến các nhà quản lý mạng cần có một công nghệ tiên tiến để quản lý. Để thỏa mãn, AI được xem là ứng viên sáng giá.
Nạn làm giả livestream giả luôn tìm mọi cách để vượt qua các thuật toán thô sơ do đó, AI phải liên tục tìm kiếm các dấu hiệu tinh vi, nhỏ nhất để tắt chúng đi.
Chẳng hạn, AI đã được sử dụng cho một chương trình tìm kiếm logo của mạng trên nguồn cấp dữ liệu bất kỳ.
Nếu AI phát hiện logo UFC, thì chương trình phát sóng có thể bị tắt. Hoặc AI có thể đi sâu hơn vào một chương trình phát sóng như vi phạm bản quyền phát sóng trận đấu World Cup.
Nó sẽ làm cho chương trình mờ dần không xem được thông qua việc xác định sân thi đấu, thậm chí có thể quét các võ sĩ; nếu phát hiện thấy giả, nó sẽ gắn cờ.
Phần mềm nhận dạng khuôn mặt là một trong những công nghệ hữu ích giúp các nhà quản lý tốt hơn, hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền hoặc làm giả livestream.
4. Xét nghiệm ADN để ngăn chặn tình trạng nhiễm bẩn thức ăn
Từ lâu, ADN thường được dùng trong ngành an ninh để phòng chống tội phạm và nay các xét nghiệm ADN trở nên phổ biến hơn, thậm chí cả trong ngành thực phẩm.
Ví dụ: chuỗi nhà hàng ăn uống Chili của Mỹ đã phải dùng đến ADN để giải quyết vụ kiện với khách hàng.
Vào năm 2015, cặp vợ chồng khách hàng tên là Ken và Julie Yerdon người Mỹ đã kiện hãng Chili ở Syracuse vì tình nghi đồ uống của họ bị bật nắp, bị nhổ nước bọt vào trong. Tuy nhỏ, nhưng vụ kiện này gây ảnh hưởng lớn đến tiếng tăm của Chili.
Cặp khách hàng phàn nàn còn nhà hàng thì từ chối buộc cảnh sát phải vào cuộc. Mẫu đồ uống và mẫu nước bọt của người phục vụ được lấy và đưa đi phân tích.
Nhờ công nghệ, cảnh sát đã xác định được người phục vụ là ông Gregory Lamica đã nhổ nước bọt vào. Kết quả: người phục vụ này phải bồi thường 125 USD và bị ngưng việc có điều kiện một năm.