Ở các nước trong khu vực như Malaysia hay Thái Lan, nhu cầu tiêu thụ thạch cao trung bình là 1m2/người/năm, còn ở nước ta mới chỉ 0,5m2/người/năm nhưng do nhu cầu tiêu thụ thạch cao năm sau tăng cao hơn năm trước 8 – 10%, có dự đoán thị trường tấm thạch cao Việt Nam sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Nhân sự kiện nhà sản xuất thạch cao hàng đầu tại Việt Nam Saint-Gobain khởi động xây dựng nhà máy thứ 2, DNSGCT đã có cuộc trao đổi với ông Olivier de Bayser – Tổng giám đốc doanh nghiệp trên về tiềm năng của thị trường này.
Có ý kiến cho rằng việc sản xuất tấm thạch cao mang tiêu chuẩn quốc tế như Anh, Mỹ không khó, nhưng để sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và được chọn sử dụng trong các công trình kiến trúc thì các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn. Tại Saint-Gobain, các ông giải quyết vấn đề này thế nào?
Thật ra, vấn đề khá đơn giản. Cấu tạo của một tấm thạch cao thông thường bao gồm bột đá thạch cao, giấy và các chất phụ gia chức năng. Tất nhiên là cần một công nghệ hiện đại mới có thể sản xuất ra tấm thạch cao chất lượng cao mới đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các tổ chức, hiệp hội quốc tế, tiêu biểu là ASTM 1396 (Hoa Kỳ) hay BS EN 520 (châu Âu).
Do khí hậu Việt Nam có độ ẩm cao nên tiêu chuẩn cấp Nhà nước đối với thạch cao được thiết kế trong điều kiện thử nghiệm khắt khe hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này nhằm đảm bảo độ bền uốn tốt hơn, mang lại những tính năng vượt trội như bền, chắc và độ cong võng trong giới hạn cho phép.
Các sản phẩm tấm thạch cao Gyproc của Saint-Gobain không những đáp ứng được các tiêu chuẩn Hoa Kỳ hay châu Âu, mà còn đảm bảo chất lượng tối ưu trong điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Chúng tôi rất vui khi các nhà xây dựng đã tin tưởng sử dụng những sản phẩm có ưu thế vượt trội này trong nhiều công trình lớn như Trung tâm Hội nghị quốc gia, Wincom Plaza, Kumho Asiana Plaza, Keangnam Landmark Hanoi, Park Hyatt, The Manor, Crowne Plaza…
Nói đến thạch cao, nhiều người nghĩ đến ngay những tấm trần rất mỹ thuật làm từ thạch cao Gyproc. Còn tường thạch cao Gyproc thì sao, thưa ông?
Với hai đặc tính nổi trội là thi công nhanh chóng và gọn nhẹ, tấm thạch cao đã trở thành vật liệu được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là để làm tường nội thất.
Tại Việt Nam, loại vật liệu này chỉ mới phát triển những năm gần đây, phổ biến là các ứng dụng cho trần. Riêng vách ngăn hay tường thạch cao thì chỉ mới được sử dụng tại một số công trình lớn và hiện đại.
Tuy nhiên, theo dự đoán của chúng tôi, trong vòng năm năm tới, tấm thạch cao sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu cho thiết kế nội thất trong các công trình kiến trúc nói chung nhờ những lợi điểm nổi bật của nó.
So sánh với tường gạch nung, tường tấm thạch cao có tải trọng nhẹ hơn mười lần và đó là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt khi xây dựng nhà cao tầng. Nhờ tải trọng nhẹ như vậy, chi phí cho việc xây móng sẽ giảm đi tương ứng, rất có lợi cho nhà đầu tư. Kế đó, việc thi công tường cũng sạch sẽ và nhanh gấp ba lần so với tường gạch.
Từ góc độ thi công, yếu tố này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giúp công trình sớm đi vào hoạt động, nghĩa là sớm thu hồi được vốn. Đặc biệt, tường thạch cao có nhiều đặc tính khác như cách âm tốt, tính thẩm mỹ cao, chống cháy, cách nhiệt tốt, kháng ẩm, thân thiện với môi trường.
Với chúng tôi, yếu tố quan trọng nhất là tấm thạch cao Gyproc được tái sản xuất 100%. Những đặc tính này nổi trội và hơn hẳn gạch nung truyền thống, giúp các nhà thầu, chủ đầu tư và người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Xây dựng nhà máy mới, hẳn là Saint-Gobain đã nhìn thấy mức tiêu thụ sẽ tăng?
Tất nhiên là nhu cầu thị trường thúc đẩy chúng tôi mở rộng công suất. Saint-Gobain gia nhập thị trường Việt Nam năm 2007, trong vòng ba năm đã đạt được đỉnh cao tăng trưởng. Các sản phẩm tấm thạch cao Gyproc, tấm tiêu âm Gyptone của Saint-Gobain bán rất chạy. Gyproc được giới tiêu dùng ghi nhận như một thương hiệu chất lượng cao cấp nhất quán của thạch cao tấm và hiện nay đang dẫn đầu thị trường.
Thị trường tấm thạch cao tại Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhu cầu năm sau luôn tăng trưởng cao so với năm trước với mức bình quân khoảng 8 – 10%. Với đà tăng trưởng như hiện nay, chúng tôi tin tưởng mức tiêu thụ tấm thạch cao ở Việt Nam sẽ ngang bằng Malaysia hay Thái Lan trong vòng mười năm tới.
Niềm tin của chúng tôi được củng cố thêm khi tháng 9-2012, Bộ Xây dựng đã ban hành quy định đến hết năm 2015, các công trình xây dựng từ chín tầng trở lên đều phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ, trong đó có tường thạch cao và sau năm 2015 phải nâng tỷ lệ đó lên 50%. Đó là lý do chúng tôi quyết định đầu tư 65 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Hải Phòng.
Có thể các bạn đã biết nhà máy thứ nhất tại TP. Hồ Chí Minh chỉ có công suất 15 triệu m2/năm nên chúng tôi phải nhập khẩu thêm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhà máy thứ hai có công suất thiết kế gấp đôi, đạt 30 triệu m2/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ giữa năm 2016 để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của thị trường, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc và còn để xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Xin cảm ơn ông!
Gyproc là thương hiệu thạch cao quốc tế của Tập đoàn Saint-Gobain (Pháp), doanh nghiệp đã có 350 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nằm trong top 100 nhà sáng tạo toàn cầu trong bốn năm liên tiếp (có thể tham khảo qua http://top100innovators.com).
Đối với sản xuất kinh doanh thạch cao, Saint-Gobain cũng đã trải qua 100 năm kinh nghiệm nên sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đồng nhất. Tại Việt Nam, sản phẩm tấm thạch cao Gyproc đã được các nhà thầu, nhà phát triển dự án đánh giá cao về khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt và đặc biệt là đáp ứng được điều kiện thời tiết với độ ẩm cao theo quy định tại TCVN 8256.
Các sản phẩm của Saint-Gobain bao gồm các loại tấm thạch cao Gyproc, tấm tiêu âm Gyptone, bột bả Gypfine B và bột xử lý mối nối Gypfiller.