Thậm chí hành khách có thể bước lên khoang khách máy bay thoải mái chỉ với một cuốn hộ chiếu cùng ví tiền hay những chiếc thẻ ngân hàng và một chiếc điện thoại mà không cần phải gồng gánh những túi hành lý cồng kềnh khác.
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng cho tình huống tất cả mọi khâu thực hiện chuyến bay của hành khách đều diễn ra đúng theo kế hoạch, nhưng nếu rơi vào những tình huống bất thường thì một chiếc túi hành lý xách tay trống rỗng có thể sẽ là một kỷ niệm bay không đáng nhớ chút nào.
Những người có tần suất bay dày đặc thường có kinh nghiệm chuẩn bị hành lý cho những chuyến bay hết sức nghệ thuật. Một trong những nghệ thuật đó chính là một bảng danh sách cố định những vật dụng cần thiết cho chuyến bay vốn được ví như một cuộc đánh thức đúng giờ vào buổi sáng. Sắp xếp tất cả những vật dụng cần thiết theo danh sách vào túi xách, và hãy nhớ là chiếc túi chuẩn bị trước này phải còn trống một nửa, bởi bạn sẽ lấp đầy nó trước từng chuyến bay cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ phải mang theo thứ gì cũng như không lỡ quên vật gì cần thiết cho chuyến đi.
Có thể nói, chuẩn bị hành lý xách tay là một công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khâu chuẩn bị hành lý trước một chuyến bay. Ngoài vấn đề liên quan đến các quy định, luật lệ an ninh và hải quan tại sân bay, những vật dụng trong hành lý đem lên khoang khách cần phải quan tâm đến nhu cầu sử dụng trong những tình huống bất thường, đặc biệt cho những chuyến bay dài. Nhưng nếu chuẩn bị quá kỹ thì đôi khi sẽ gây rắc rối cho bạn tại ngay cổng vào máy bay vì túi hành lý quá trọng lượng hay quá khổ, nếu chuẩn bị quá đơn giản thì có thể tạo thêm những căng thẳng trong những hoàn cảnh bất thường. Vì vậy, hành lý xách tay phải gọn gàng nhưng đảm bảo đầy đủ những đồ dùng cần thiết.
Để có thể tiết kiệm thời gian cũng như tránh sơ suất trong việc sắp xếp túi hành lý theo mình trong chuyến bay thì lời khuyên là nên xác định được đồ dùng cá nhân theo ba cấp độ của nhu cầu: cấp thiết, cơ bản, giải trí. Những đồ dùng được xem là cấp thiết (Absolute Needs) phải có trong túi hành lý xách tay là những toa thuốc và những loại thuốc mà bạn sử dụng hằng ngày, sạc pin điện thoại và các thiết bị điện tử xách tay phục vụ cho công việc, các loại giấy tờ yêu cầu phải có cho chuyến bay, và những loại tài liệu giấy tờ phục vụ cho công việc trong chuyến đi. Những đồ dùng chonhu cầu cơ bản (Basic Needs) nên chuẩn bị là bộ quần áo dự phòng, đồ lót và đồ ngủ, kem và bàn chải đánh răng, bộ cạo râu hay trang điểm và vài lọ nước hoa. Mặc dù tất nhiên bạn có đủ điều kiện để có thể sắm những thứ này hoặc khách sạn nơi bạn ở sẽ cung cấp nếu có sự cố như thất lạc hành lý ký gửi hay bị hoãn chuyến bay xảy ra, nhưng nếu có được một túi hành lý được chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp cho chuyến bay của bạn đỡ bị căng thẳng hơn rất nhiều. Và đừng quên nhu cầu chăm sóc bản thân (Comforts), nếu có thể sắp xếp bạn nên đem theo một vài thứ giải trí cho bản thân như một quyển sách, bộ đan len hay thêu thùa, thậm chí là bộ bài hay những món đồ chơi khác mà quen thuộc với bạn để có thể giúp bạn khuây khỏa thời gian trong lúc chờ giải quyết sự cố. Hãy thêm một chiếc áo khoác và áo len tay dài đề phòng cho những tình huống thời tiết trở lạnh.
[note color=”#dbdad8″]Trong hoàn cảnh áp lực công việc cao cùng với việc phải thực hiện liên tục nhiều chuyến đi thì một danh sách được liệt kê sẵn những thứ cần thiết và một túi hành lý xách tay luôn trong tư thế sẵn sàng sẽ giúp cho bạn thấy tự tin hơn trước các chuyến bay. Một chút gợi ý có thể giúp độc giả tự tạo cho mình danh sách đồ dùng phù hợp trong túi hành lý xách tay của mình để luôn trong tư thế sẵn sàng và tự tin trước mọi chuyến bay.
1. Toa thuốc cá nhân và các loại thuốc uống hằng ngày.
2. Hộ chiếu.
3. Vé máy bay (có thể lưu thông tin trong điện thoại).
4. Điện thoại di động.
5. Thẻ ngân hàng hoặc ví tiền (chú ý nên để ít nhất một thẻ ngân hàng ngoài ví).
6. Một số ít tiền của quốc gia sắp đến, chú ý nên chuẩn bị một ít tiền lẻ.
7. Thiết bị sạc phổ thông.
8. Dây kết nối của các thiết bị điện tử đem theo.
9. Xác nhận đặt chỗ khách sạn.
10. Thư mời từ đối tác (nếu có).
11. Một bản photo hộ chiếu.
12. Tài liệu, giấy tờ phục vụ công việc tại điểm đến.
13. Một ít danh thiếp cá nhân.
14. Một bộ quần áo dự phòng.
15. Đồ lót.
16. Một bộ đồ ngủ.
17. Kem và bàn chải đánh răng.
18. Bộ dụng cụ cạo râu hay bộ trang điểm.
19. Lọ nước hoa yêu thích (chú ý dung tích dưới 100ml).
20. Một chiếc áo khoác.[/note]
H.K