Nhiều người xem động tác chạy bộ đơn giản là: “Đặt chân trái trước chân phải, rồi chân phải trước chân trái. Tiếp tục lặp lại điều đó trong 30 phút đến 72 giờ”. Chấn thương khi chạy thường xảy ra khi một người thúc ép bản thân vượt quá giới hạn và cách cơ thể bạn phản ứng lại với sự thúc ép đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong chấn thương.
Khi chạy bộ phần chi dưới làm việc, nên phần cơ thể này sẽ gánh mọi “hậu quả” có thể gặp. Nếu guồng chân của bạn là 80-90 lần/phút, đồng nghĩa trong 60 phút mỗi chân sẽ nện xuống mặt đất khoảng 5000 lần. Chạy 2 giờ là 10000 lần. Một người chạy bộ 6 tiếng một tuần thì mỗi chân sẽ chạm đất tầm 30000 lần.
- Xem thêm: Phòng tránh đau bắp chân khi chạy bộ
Khi một chân chạm đất, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên chân đó. Bất kỳ phần nào của thân dưới, từ bàn chân, gót chân, mũi chân, ống quyển, đầu gối, đùi, hông, đều có thể bị tổn thương trong quá trình chạy bộ.
Rạn xương
Đó là những vệt vỡ nhỏ ở xương nhưng gây đau và khó chụi. Nó ảnh hưởng đến cảng chân và bàn chân khi chạy. Nguyên nhân gây ra rạn xương cũng giống như chứng đầu gối người chạy. Phương pháp cốt lõi điều trị cho bệnh này là nghỉ ngơi để giảm các áp lực lên xương tránh những chấn thương nghiêm trọng hơn.
Chấn thương đầu gối
Chấn thương đầu gối người chạy do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó thường xảy ra ở xương bánh chè trật khỏi dây chằng. Việc thường xuyên luyện tập quá đà khiến gây ra những sang chấn trường diễn tại cùng đầu gối khiến sụn trên của xương bánh chè có thể chùng xuống dẫn đến những cơn đau xung quanh xương bánh chè, đặc biệt khi: đi lên hoặc đi xuống cầu tháng, ngồi xổm, ngồi khoanh chân.
Đau cẳng chân
Tình trạng nàyxảy ra khi có những thay đổi đột ngột trong việc luyện tập thể thao của bạn như thay đổi độ dài đường chạy hoặc tăng số ngày chạy. Điều trị cho chứng này cũng không khác gì hai bệnh trên: nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất, tập những bài tập căng cơ, chạy chậm sau vài tuần nghỉ ngơi chữa bệnh.
- Xem thêm: Sải chân đúng cách khi tập chạy bộ
Viêm gân gót
Viêm gân gót hay còn gọi là gân Achilles gây ra tình trạng đau và cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng và trước khi bạn vận động. bệnh cũng do những sang chấn trường diễn lên gân gót như việc tăng liên tục độ dài đường chạy hoặc do bắp chân thường xuyên trong tình trạng căng cứng.
Căng cơ
Chấn thương nhẹ này xảy ra do sự kéo dãn cơ quá mức. Co kéo cơ thường hay xảy ra ở cơ tứ đầu đùi, bắp chân, gân cơ bán gân và gân cơ thon. Điều trị tình trạng này bằng phương pháp RICE nghĩa là nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và treo cao phần chấn thương lên.
Bong mắt cá chân
Do kéo dãn cơ quá mức hoạc rách các dây chằng xung quanh mắt cá chân do sự xoắn vặn chân hoặc cuộn vào trong. Bong gân không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và treo chân lên cao.
Viêm cân bàn chân
Viêm cân bàn chân là mô liên kết dọc theo phía dưới bàn chân.Viêm cân bàn chân cũng giống như các loại viêm trên đều do người chơi thể thao luôn chịu những sang chấn trường diễn tại một vùng. Điều trị bệnh này sẽ bao gồm cả việc nghỉ ngơi, chườm lạnh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, nẹp chỉnh hình, vật lý trị liệu và mang những đôi giày hỗ trợ.
Hội chứng dải chậu chày
Dải chậu chày là một dây chằng nằm ở ngoài mắt đùi kéo dài từ hông đến mặt ngoài đầu gối, nối xương chậu với xương chày. Hội chứng dải chậu chày xảy ra khi dây chằng bị bó chặt do vận động không đúng cách và vận động quá nhiều dẫn đến viêm, gây ra những cơn đau ở mặt ngoài đùi. Việc điều trị bao gồm giảm việc tập luyện, khởi động làm ấm, cơ thể, kéo dãn cơ, chườm lạnh các các vùng sau khi hoạt động.
Phồng rộp
Tình trạng phồng rộp xảy ra khi các chất dịch chảy ra khoang giữa các lớp da do sự mà sát lớp da và giày. Để hạn chế việc phồng rộp bạn nên tìm chọn những đôi giày vừa vặn, mềm mại; đi hai lớp tất, bôi một ít dầu bôi trơn vào vùng da bị phồng rộp.