Báo doanh nhân - DoanhnhanPlus.vn
21/07/2025
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
    • Thị trường
    • Bất động sản
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân lực
    • Sang ngày mới
    • DoanhNhan-Hub
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • Cà phê kinh tế
    • Chia sẻ
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Người dẫn đầu
  • Chốn Về
    • Giáo dục
    • Sống An Nhiên
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Năng Lượng Mới
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Sống Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Điểm Đến Tạo Giá Trị
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
    • Không gian sống
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Góc đọc & sống
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Sống chậm & Nghĩ sâu
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Sành điệu
    • Làm đẹp
    • Góc đàn ông
    • Thời gian
  • Chuyển Động
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Chạm Vô-lăng
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
    • Thị trường
    • Bất động sản
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân lực
    • Sang ngày mới
    • DoanhNhan-Hub
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • Cà phê kinh tế
    • Chia sẻ
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Người dẫn đầu
  • Chốn Về
    • Giáo dục
    • Sống An Nhiên
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Năng Lượng Mới
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Sống Thể thao
        • Golf
        • Quần vợt
        • Bóng đá
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Điểm Đến Tạo Giá Trị
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
    • Không gian sống
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Góc đọc & sống
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Sống chậm & Nghĩ sâu
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Sành điệu
    • Làm đẹp
    • Góc đàn ông
    • Thời gian
  • Chuyển Động
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Chạm Vô-lăng
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình
CHIA SẺ
DoanhnhanPlus.vn
Trang chủ Doanh nhân+ Góc nhìn

Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng?

DoanhNhân+ Đăng bởi DoanhNhân+
10/01/2014
Trong Góc nhìn
Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng?
Share on Facebook

Tháng 11 năm ngoái (2013) người thứ 90 triệu của Việt Nam ra đời. Khoảng 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ gần 100 triệu. Trên thế giới hiếm có một đất nước có số dân đông như vậy lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ, và nằm giữa một vùng phát triển năng động. Với tiềm năng như vậy, chúng ta có thể hy vọng đất nước mình vươn lên thành một quốc gia giàu mạnh không? Chắc chắn tuyệt đại đa số người Việt Nam đều có mong ước đó. Nhưng để giấc mơ đó trở thành hiện thực cần những điều kiện gì, bây giờ phải chuẩn bị những tiền đề gì?

Về vấn đề này, lẽ ra trong nước phải dấy lên một phong trào bàn luận sôi nổi về vị trí của Việt Nam hiện nay và triển vọng về một tương lai dài hạn. Lãnh đạo lẽ ra phải kêu gọi trí thức trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận để đưa ra được tầm nhìn có căn cứ khoa học về tương lai, từ đó tạo sự tin tưởng cho dân chúng, khuyến khích người dân nỗ lực hướng vào mục tiêu được xã hội đồng thuận.

Kinh nghiệm thế giới: Quốc gia thượng đẳng bắt đầu như thế nào?

Nhìn quanh thế giới, xưa cũng như nay, nước nào có lãnh đạo và trí thức quan tâm về tương lai đất nước và đưa ra được mục tiêu có căn cứ khoa học và hợp với giấc mơ của tuyệt đại dân chúng thì sau đó phát triển nhanh, chuyển hoán hẳn vị trí của đất nước trên bản đồ thế giới. Sĩ phu và trí thức Nhật Bản thời Minh Trị thấy mình là một tiểu quốc trước sức mạnh của các nước Âu Mỹ, họ đã quyết tâm học tập Tây phương và cải cách thể chế để đưa Nhật trở thành một quốc gia thượng đẳng (chữ của những nhà nghiên cứu khi nói về hoài bão của lãnh đạo thời Minh Trị), tránh nguy cơ lệ thuộc nước ngoài. Và họ đã thành công. Lãnh đạo Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960, với tinh thần dân tộc cao độ, đã đưa ra quyết tâm thoát khỏi vị trí thấp kém của đất nước, đặt ra phương châm học tập Nhật, Mỹ, trọng dụng nhân tài, tổ chức bộ máy hiệu suất để vạch ra chiến lược và thực hiện chiến lược phát triển. Và họ đã thành công.

Ở mỗi một khúc ngoặt của lịch sử, vai trò của lãnh đạo và trí thức đặc biệt quan trọng. Trong năm qua ta cũng thấy điều đó. Tại Nhật, thủ tướng Abe Shinzo hạ quyết tâm hồi phục kinh tế, quyết đưa nước Nhật trở lại vị trí đã có 20 năm trước. Trí thức, học giả tích cực tham gia bàn bạc để chính sách của Abe đưa lại hiệu quả tốt nhất. Nhiều viện nghiên cứu triển khai các đề tài liên quan. Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) vừa công bố kết quả dự báo về kinh tế thế giới vào năm 2050, và đưa ra các kịch bản cho Nhật Bản, trong đó có kịch bản duy trì được vị trí thượng đẳng nếu thực hiện các cải cách về dân số, về thị trường lao động, về chiến lược liên quan đến cách tân công nghệ và giáo dục.

Lãnh đạo Indonesia gần đây nói về “nền kinh tế 1.000 tỉ đôla”, một nền kinh tế đủ lớn để có một ảnh hưởng nhất định trên thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Indonesia hiện nay (năm 2012) là 878 tỉ USD nên chỉ cần vài năm nữa là đạt được mục tiêu đó. Nhưng lãnh đạo Indonessia muốn nhấn mạnh cái mốc đó để khơi dậy sự phấn chấn trong dân chúng, từ đó tạo khí thế đưa đất nước tiến xa hơn. Trước đây, vào năm 2009, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, tổng thống Yudhoyono xúc tiến lập Chiến lược phát triển kinh tế 15 năm (2011-2025) với phương châm kế hoạch phải phát huy được hết tiềm năng của Indonesia và khi công bố phải “biểu thị được ý chí phát triển không có gì đáng hổ thẹn với thế giới”. Lời nói đó có sức hiệu triệu cao.

Cách biểu thị lòng tự hào dân tộc và ý chí của Hàn Quốc gần đây cũng đáng chú ý. Cuối năm 2011, nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị 20 nước (G20) có vị trí quan trọng trên thế giới, Hàn Quốc đã vận động dân chúng ý thức hơn nữa khả năng của dân tộc mình, quyết vươn lên ngang hàng các nước tiên tiến. Họ đưa ra các mục tiêu như “đồng hành cùng thế giới và trở thành quốc gia được thế giới kính trọng”, “tiến vào trung tâm của thế giới” (để trở thành quốc gia có ảnh hưởng trên vũ đài quốc tế), v.v… Năm 2013 nhân sự kiện dân số vừa tăng lên 50 triệu và thu nhập bình quân đầu người đã đạt 20.000 USD họ chợt nhận thấy rằng một nước có một quy mô dân số nhất định (trên 50 triệu) và được hưởng một mức sống cao (trên 20.000 USD) sẽ có ảnh hưởng trên thế giới và được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Hàn Quốc tự hào đã đạt được cả hai điều kiện đó và đưa ra tiêu chuẩn quốc gia “5020” để động viên dân chúng. Theo tiêu chuẩn này trên thế giới chỉ có bảy nước mà Hàn Quốc là một. Tại Á châu chỉ có họ và Nhật Bản.

Để đưa ra được mục tiêu phát triển quốc gia rõ ràng, khả thi, dễ hiểu và đáp ứng được giấc mơ của dân chúng, lãnh đạo phải có tinh thần yêu nước, có ý thức trách nhiệm, có tầm nhìn cao và xa, với khí khái tạo ra các bước ngoặt lịch sử cho dân tộc và kết hợp được trí tuệ của giới trí thức. Từ đó dấy lên một không khí phấn chấn, tin tưởng trong xã hội.

Việt Nam bây giờ và tương lai

Trở lại vấn đề của Việt Nam. Việt Nam hiện nay đang ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới? Về dân số Việt Nam xếp thứ 13. Về trình độ phát triển, phải xét nhiều tiêu chí. Tiêu chí tổng hợp nhất là thu nhập đầu người. Tiêu chí này cũng còn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung cũng phản ánh được trình độ phát triển của một nước. Vào năm 2012, thu nhập (GDP) đầu người của Việt Nam là 1.750 USD, xếp thứ 140 trong gần 200 nước lớn nhỏ trên thế giới. Vì dân số tương đối đông nên vị trí của GDP (năm 2012 là 157 tỉ USD) cao hơn nhưng cũng chỉở hạng 58. Tại vùng Đông Á hiện nay, GDP đầu người của Việt Nam chỉ cao hơn Cambodia, Lào và Myanmar.

Đó là nhìn mặt tổng quát và định lượng được. Nhìn từ nhiều mặt khác, ta cũng thấy rất bức xúc về hình ảnh Việt Nam trên thế giới. Chẳng hạn, hiện nay, tại Hàn Quốc có độ 9 vạn người Việt Nam, trong đó độ 3 vạn là phụ nữ sang lập gia đình ở xứ này (không ít trường hợp vì lý do kinh tế), khoảng 6 vạn là lao động (theo dạng xuất khẩu) và vài ngàn sinh viên. Còn tại Việt Nam người Hàn Quốc cũng có độ 9 vạn nhưng họ đến chủ yếu làm quản lý, làm chủ doanh nghiệp hoặc dạy học. Nói chung là sự giao lưu về lao động giữa hai nước đang có sự bất tương xứng không mấy danh dự đối với người Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam phải bức xúc với hiện tượng này và phải trả lời cho dân chúng câu hỏi: bao giờ Việt Nam sẽ theo kịp Hàn Quốc để xóa đi sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động hiện nay?

Nhìn lại thời gian từ khi đất nước thống nhất đến nay ta thấy đã gần 40 năm. Nếu so với tình trạng thiếu ăn trong khoảng 10 năm đầu và còn tới 70% dân số thuộc hộ nghèo vào cuối thập niên 1980 thì tình hình hiện nay đã cải thiện vượt bậc. Nhưng để có được sự cải thiện đó Việt Nam đã mất quá nhiều thời gian, và như ta đã thấy vị trí hiện nay trên vũ đài thế giới còn rất thấp. Hàn Quốc lúc chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1953) là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhiều người dân phải gọt vỏ thông luộc ăn cho đỡ đói. Nhưng chỉ 43 năm sau họ phát triển thành nước thu nhập cao và trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thường được gọi là câu lạc bộ của các nước giàu. Vị thế của họ sau đó cũng tăng nhanh như ta đã thấy.

Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đã làm được những kỳ tích trong phát triển, biến đất nước thành quốc gia thượng đẳng, đưa lại vinh dự, tự hào cho dân tộc. Chẳng lẽ Việt Nam cam chịu là một đất nước đông dân nhưng chỉ phát triển với tốc độ trung bình như hiện nay? Gần đây những dự báo về kinh tế ASEAN của Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) hay của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng Việt Nam sẽ phát triển ở tốc độ cao hơn nhiều nước trong khối (chỉ vì là nước đi sau nên dễ phát triển với tốc độ cao hơn). Nhưng vì trình độ phát triển hiện nay quá thấp nên vị trí của Việt Nam trong tương lai không thay đổi bao nhiêu. Theo ADB, từ nay đến năm 2030, Việt Nam phát triển trung bình 7,2%, và GDP vào năm 2030 là 416 tỉ USD, chỉ bằng 40% của Thái Lan, 17% của Indonesia và nhỏ hơn Malaysia và Philippines. Dự báo này dựa trên tiền đề không có những cải cách lớn về thể chế. Nói cách khác, nếu lãnh đạo Việt Nam quyết tâm đưa đất nước tiến xa, cải thiện hẳn địa vị của Việt Nam trên vũ đài thế giới thì phải mạnh dạn cải cách thể chế, khẩn trương thực hiện chương trình tái cấu trúc kinh tế đã đề ra, để sau đó chuẩn bị chiến lược đưa đất nước vào một kỷ nguyên mới.

Một đất nước muốn trở thành quốc gia thượng đẳng phải bắt đầu từ khí khái, quyết tâm hành động của giới lãnh đạo, từ đó quy tụ nhân tài và đưa ra được tầm nhìn về hướng phát triển đáp ứng được mơước của dân chúng.

Trần Văn Thọ

Từ khoá: Kinh nghiệm thế giớimục tiêuQuốc gia thượng đẳngtương laitương lai đất nướcViệt Nam
Bài trước đó

Xã hội thịnh trị

Bài kế tiếp

Porsche lập kỷ lục doanh số mới trong năm 2013

Bạn có thể quan tâm

Tự xây đấu trường – khi phụ nữ không còn muốn thi đấu theo luật của người khác
Góc nhìn

Tự xây đấu trường – khi phụ nữ không còn muốn thi đấu theo luật của người khác

Đăng bởi NSC TS. Nông Vương Phi
15/07/2025
Khi Thái Lan cưới tự do và sinh ra… tiền
Góc nhìn

Khi Thái Lan cưới tự do và sinh ra… tiền

Đăng bởi Chang Q.
15/07/2025
Tái chế không phải chiến dịch – đó là văn minh chính sách
Góc nhìn

Tái chế không phải chiến dịch – đó là văn minh chính sách

Đăng bởi Takeshi Naoe
11/07/2025
Những tuyến đường dày đặc quán nhậu ở TPHCM. Ảnh: Dân Trí
Góc nhìn

Việt Nam mạnh tay với rượu bia: Đã đến lúc thay đổi thói quen?

Đăng bởi Neo Ng.
11/07/2025
Mỹ giáng đòn thuế 25% vào xe Nhật – Hàn từ 1/8: Một cú bật nảy cho chuỗi cung ứng toàn cầu?
Góc nhìn

Mỹ giáng đòn thuế 25% vào xe Nhật – Hàn từ 1/8: Một cú bật nảy cho chuỗi cung ứng toàn cầu?

Đăng bởi Takeshi Naoe
08/07/2025
Nông dân Nhật Bản đang thu hoạch lúa trên cánh đồng ở Niigata trong khung cảnh mùa thu rực rỡ
Góc nhìn

Vì sao Nhật Bản thà bị Mỹ áp thuế ô tô còn hơn mở cửa thị trường gạo?

Đăng bởi Takeshi Naoe
07/07/2025
Hai người công nhân đang lắp bảng hiệu trụ sở phường Sài Gòn, TP.HCM với thiết kế không thống nhất
Góc nhìn

Đồng bộ bảng hiệu công quyền: Đã đến lúc cần một bộ quy chuẩn thống nhất

Đăng bởi Vinh Nguyen
29/06/2025
Thị trường xe điện Trung Quốc khủng hoảng quá tải: Từ tăng trưởng thần tốc đến áp lực tồn kho - 3
Góc nhìn

Thị trường xe Trung Quốc khủng hoảng quá tải: Từ tăng trưởng thần tốc đến áp lực tồn kho

Đăng bởi Vinh Nguyen
28/06/2025
Ba trung tâm hành chính của TP.HCM được đặt tại Quận 1, Bình Dương và Bà Rịa
Góc nhìn

TP.HCM và bài toán ba trung tâm hành chính: Phân tán hay chiến lược đa cực?

Đăng bởi Minh Nguyệt
28/06/2025
Xem thêm
Bài kế tiếp
Porsche lập kỷ lục doanh số mới trong năm 2013

Porsche lập kỷ lục doanh số mới trong năm 2013

MỚICẬP NHẬT

Chạm vào sự tĩnh lặng: Hành trình tới Đồi Đức Phật ở Hokkaido
Điểm Đến Tạo Giá Trị

Chạm vào sự tĩnh lặng: Hành trình tới Đồi Đức Phật ở Hokkaido

Đăng bởi Thiên Di
21/07/2025

Hokkaido luôn là một cái tên đẹp. Không chỉ bởi mùa đông phủ tuyết trắng như tranh vẽ hay những...

Xem thêmDetails
Việt Nam và làn sóng điện hóa xe hai bánh: Đường cong định hình tương lai

Việt Nam và làn sóng điện hóa xe hai bánh: Đường cong định hình tương lai

21/07/2025
Ngân hàng thời AI: Khi “giữ tiền” không còn là công việc chính

Ngân hàng thời AI: Khi “giữ tiền” không còn là công việc chính

21/07/2025
Skinlosophy – Khi làn da biết lắng nghe tiếng nói từ thiên nhiên

Skinlosophy – Khi làn da biết lắng nghe tiếng nói từ thiên nhiên

21/07/2025
Một cú sập bẫy thời đại số: Kịch bản “brushing order” lấy mỡ nó rán nó, rồi mất sạch

Một cú sập bẫy thời đại số: Kịch bản “brushing order” lấy mỡ nó rán nó, rồi mất sạch

21/07/2025

NỔI BẬT

  • Gen Z và định nghĩa lại “năng suất”: Một phút tĩnh lặng giữa không gian số hóa – nơi cân bằng nội tâm quan trọng không kém deadline đúng hạn. (Ảnh: pexels-silverkblack)

    Khi robot mặc vest và Gen Z lên ngôi: Cuộc cách mạng nhân lực thời 4.0

    182 chia sẻ
    Chia sẻ 73 Tweet 46
  • Kia EV5 2026 – Khi chiếc SUV điện biết lắng nghe bạn

    159 chia sẻ
    Chia sẻ 64 Tweet 40
  • Tuần qua thế giới chuyển mình trong những nhịp im lặng

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Từ trái sầu riêng đến giấc mơ mang tên “tỉ đô”

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
  • Một cú sập bẫy thời đại số: Kịch bản “brushing order” lấy mỡ nó rán nó, rồi mất sạch

    153 chia sẻ
    Chia sẻ 61 Tweet 38
Facebook Youtube Instagram TikTok Threads
DoanhnhanPlus.vn

Mái nhà chung để những người bận rộn
cùng chia sẻ kinh nghiệm sống
và chuyện làm ăn.
Cầu nối cho những ý tưởng
khởi nghiệp sáng tạo.
Không gian chia sẻ, giao lưu văn hoá,
giải trí, mua sắm của doanh nhân.

DMCA.com Protection Status

VỀ CHÚNG TÔI

  • Giới thiệu
  • Liên hệ quảng cáo
  • Quy chế hoạt động
  • Nội quy

Giấy phép số 577/GP-BTTT do Bộ TTTT
cấp ngày 22/11/2017.

Chịu trách nhiệm nội dung:
Lý Mỹ
Công ty Truyền thông Nguyễn Văn Vinh
10/29 Trần Nhật Duật, Q 1, TPHCM
(84) 2838469899

ĐẶT BÁO DÀI HẠN

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.

Chào mừng trở lại!

Đăng nhập vào tài khoản của bạn

Bạn quên mật khẩu?

Retrieve your password

Vui lòng nhập email hay tên đăng nhập để reset mật khẩu

Đăng nhập
Thanks for Sharing

Many thanks and highly appreciate your prompt action and the article.

33win

kuwin

188bet

97win

Good88

For88

U888

Top88

Go99

188bet

188bet

xoso66

77bet

ww88

good88

c54

  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Chuyện làm ăn
    • Hàng không
    • Tài chính
    • Thị trường
    • Bất động sản
    • Hành Trình Thành Công
      • Khởi nghiệp
      • Quản trị
      • Marketing
      • Nhân lực
    • Sang ngày mới
    • DoanhNhan-Hub
  • Doanh nhân
    • Góc nhìn
    • Cà phê kinh tế
    • Chia sẻ
    • DN+trò chuyện
    • Nhân vật
    • Người dẫn đầu
  • Chốn Về
    • Giáo dục
    • Sống An Nhiên
      • Chuyện nhà tôi
      • Sống
      • Mối quan hệ
    • Sống khoẻ
      • Năng Lượng Mới
      • Dinh dưỡng
      • Y tế
      • Thư gởi người bận rộn
      • Sống Thể thao
    • Du lịch
      • Điểm đến
      • Điểm Đến Tạo Giá Trị
    • Ẩm thực
      • Món ngon
      • Hương vị quê nhà
      • Thức uống
    • Không gian sống
  • Văn hoá
    • Giải trí
      • Âm nhạc
      • Phim
      • Sân khấu
      • Sao & Showbiz
      • Truyền hình
    • Nghệ thuật
      • Hội họa
      • Nhiếp ảnh
    • Góc đọc & sống
    • Tản mạn
      • Truyện ngắn
      • Sống chậm & Nghĩ sâu
      • Trà dư tửu hậu
      • Thư giãn
    • Kiến thức
  • Lịch lãm
    • Thời trang
      • Bộ ảnh thời trang
      • Trang sức
      • Phụ kiện
      • Style guide
      • Sành điệu
    • Làm đẹp
    • Góc đàn ông
    • Thời gian
  • Chuyển Động
    • Xe hơi
    • Góc Biker
    • Du thuyền
    • Chạm Vô-lăng
  • Công nghệ
    • Điện thoại
    • Máy tính
    • Máy tính bảng
    • Nghe nhìn
    • Máy ảnh
    • Nhịp sống số
    • Thiết bị gia đình

© 2018 DoanhNhanPlus.VN - Giấy phép số: 577/GP-BTTTT do BTTTT cấp.