Top 10 câu hỏi phỏng vấn của năm 2019…và cách trả lời chúng

Nếu đã lâu rồi không đi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ thấy bất ngờ khi thấy mọi thứ đã thay đổi đến mức nào. Nhưng đừng lo lắng, vì chúng tôi đã tổng hợp những tuyệt chiêu trả lời câu hỏi “hiện đại và hiệu quả nhất”. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc học cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn thường thấy nhất trong năm 2019!

Dưới đây là 10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà bạn cần phải chuẩn bị và đưa ra một số “điều nên làm” và “điều không nên làm” đối với mọi câu hỏi để bạn có thể tránh lặp lại những sai lầm phổ biến nhất.

1. Hãy nói về bản thân bạn
2.Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?
3.Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?
4.Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
5.Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?
6.Tại sao bạn đã rời khỏi công việc trước?
7.Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?
8.Hãy miêu tả một tình huống công việc khó khăn và điều bạn đã làm để vượt qua nó.
9.Bạn thấy tương lai 5 năm sau của mình sẽ như thế nào?
10.Bạn có câu hỏi nào cho tôi (người phỏng vấn) không?

Tôi sẽ đồng ý nếu bạn nói một số câu hỏi ở đây đã quá đại trà, nhưng tôi xin đảm bảo với bạn rằng vào năm 2018, các công ty trên toàn thế giới vẫn sử dụng những câu hỏi này khi phỏng vấn. Vì vậy bạn  vẫn cần phải chuẩn bị trước!

1. “Hãy nói về bản thân bạn…”

Câu hỏi mở màn kinh điển này thật sự cần bị xoá bỏ, song tính tới thời điểm này thì nó vẫn là một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà bạn sẽ phải đối mặt. Tuy đã xuất hiện rất nhiều, nó vẫn có thể khiến các ứng cử viên ấp úng.

Nên:

Không nên:

Lời khuyên: Khi đã trả lời xong, hãy đặt ngược lại một câu hỏi cho nhà tuyển dụng để họ thấy rằng bạn đã hiểu chính xác vấn đề mà công ty muốn bạn giải quyết.

2. “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?”

Đây cũng là một câu hỏi rất thông thường. Nó cũng là một cơ hội để bạn nổi bật và cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể làm gì cho công ty.

Một điều bạn cần phải nhớ: trả lời một cách cụ thể.

Hãy nghiên cứu về công ty và bảng mô tả công việc để hiểu chính xác lý do tại sao họ lại đang tuyển dụng vị trí này. Nhân viên mới sẽ phải giải quyết những vấn đề/lỗ hổng gì? Bạn cần cho họ thấy rằng bạn là ứng cử viên hoàn hảo nhất để giải quyết những vấn đề/lỗ hổng đó.

Nên:

Không nên:

3. “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

Đây là một câu hỏi khá thẳng thắn. Bạn sẽ trả lời bằng một “điểm mạnh” mà bạn biết công ty rất coi trọng.

Nên:

Không nên:

4. “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”

Rất nhiều người cảm thấy sợ hãi khi bị hỏi câu hỏi kinh điển này, nhưng bạn không nên thế. Miễn sao bạn chọn một điểm yếu không quá ảnh hưởng đến công việc và thể hiện rằng mình đang cố gắng vượt qua nó thì bạn sẽ ổn thôi. Nhưng đừng cố né tránh vấn đề nhé.

Nên:

Không nên:

5. “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?”

Nhà tuyển dụng sẽ dùng câu hỏi này để hiểu được động cơ ngầm của bạn, tại sao bạn lại muốn công việc này. Bạn ở đây chỉ vì tiền, hay bạn thật sự muốn trở thành một thành phần quan trọng của công ty và phát triển cùng họ? Bạn phải cho họ thấy rằng bạn thật sự muốn trở thành “một thành viên của gia đình”.

Bạn cũng hãy cho họ thấy “ước muốn” của bạn phù hợp với “nhu cầu” của họ như thế nào.

Nên:

Không nên:

Lời khuyên:

Nếu tìm được một điều gì đó quan trọng trong quá trình nghiên cứu về công ty, hãy đem nó vào cuộc trò chuyện bằng cách nhắc tới nó trong câu trả lời một cách tự nhiên.

Ví dụ như nếu bạn biết công ty gần đây vừa tổ chức một sự kiện hội tụ nhiều người từ khắp nơi trên thế giới, hãy nhắc tới nó! Sự kiện này (hay bất cứ điều gì thú vị bạn đã tìm ra được) sẽ thể hiện được lý do tại sao bạn ngưỡng mộ công ty và muốn làm việc cho họ. Chiến thuật này sẽ khiến bạn nổi bật giữa một rừng đối thủ và giúp nhà tuyển dụng hình dung được hình ảnh của bạn trong vị trí đó.

6. “Tại sao bạn đã rời khỏi công việc trước?”

Câu hỏi này có thể khiến cho nhiều ứng cử viên tá hỏa. Nếu thật sự bị sa thải, bạn sẽ phải dũng cảm thừa nhận nó, cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã rút kinh nghiệm và đã làm gì để đối phó với những nguyên nhân khiến mình bị đuổi việc.

Còn nếu bạn tự nguyện rời đi, hãy giải thích rõ lý do tại sao. Ví dụ: bạn muốn một thử thách mới. Gợi ý: công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển đang cho bạn chính thử thách đó .

Nên:

Không nên:

7. “Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?”

Câu hỏi này khá giống với câu “điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”, và cách trả lời của hai câu cũng tương tự. Bạn nên chọn một thành tựu cho thấy bạn có sở hữu những phẩm chất mà công ty coi trọng và có giá trị đối với vị trí bạn đang ứng cử.

Sự thật là bạn có thể có nhiều thành tựu để chọn lựa. Hãy chọn cái sẽ gây ấn tượng nhất.

Nên:

Không nên:

Lời khuyên: Nếu “sự tích thành tựu vĩ đại nhất” của bạn nhấn mạnh vào những kỹ năng sẽ hữu ích cho công việc bạn đang ứng cử, bạn nên nhấn mạnh vào chủ đề đó. Ví dụ nhé, giả sử như bạn đang kể về một câu chuyện bao quanh chủ đề “đồng đội”, bạn có thể kết thúc câu trả lời như sau: “…đó là lý do tại sao tôi rất hào hứng về khả năng được làm việc ở một môi trường đồng đội như thế này. Tôi nghĩ mình rất giỏi trong những tình huống phải hợp tác và tôi rất muốn đem kỹ năng đó đến cho công ty XYZ…”

8. “Hãy miêu tả một tình huống công việc khó khăn và điều bạn đã làm để vượt qua nó”

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn về cách ứng xử. Chúng vô cùng phiền phức, và cũng là một trong những câu hỏi phổ biến nhất. Trong trường hợp này, bạn cần có sẵn một “câu chuyện thành công”. Hãy thuật lại một câu chuyện về một lần bạn đã giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa. Bí quyết ở đây là bạn phải chọn một câu chuyện sao cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang có những phẩm chất/kỹ năng công việc và công ty bạn ứng cử yêu cầu.

Nên:

Không nên:

Lời khuyên

Để thật sự nổi bật, hãy kể lại một câu chuyện vừa thể hiện khả năng giải quyết vấn đề có thể phát sinh trong công việc bạn đang ứng cử và cho thấy bạn cũng có những phẩm chất khác mà công ty yêu cầu – những cái này bạn đã biết trước trong bài nghiên cứu về công ty đúng không nào. Ví dụ nhé, bạn có thể kể một câu chuyện về lần bạn giải quyết vấn đề về năng suất ở công ty cũ bằng cách thể hiện sự lãnh đạo khả năng xử lý xung đột giữa các đồng nghiệp. (Nói ngắn gọn thì bạn đang kết hợp nhiều tố chất họ đang tìm kiếm vào cùng một câu trả lời.)

9. “Bạn thấy tương lai 5 năm sau của mình sẽ như thế nào?”

Câu hỏi này có thể khiến các ứng cử viên mất cảnh giác. Vì ở bên ngoài nó có vẻ như là một câu hỏi đơn giản, nhưng khi đào sâu vào trong, bạn sẽ nhận ra rằng mình sắp có thể rơi vào cạm bẫy.

Bạn MUỐN thể hiện bản thân là một người đầy tham vọng, NHƯNG bạn cũng phải cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không phải dạng người mơ mộng và bạn luôn tập trung vào công việc.

Nên:

Không nên:

10. “Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?”

75% ứng cử viên sẽ trả lời câu hỏi này như sau “Không, tôi nghĩ vậy là đủ rồi”.

Đây là một câu trả lời tồi tệ.

Câu hỏi này cho bạn một cơ hội tuyệt vời để khiến bản thân trở nên nổi bật và thể hiện kiến thức cũng như sự đam mê tới công ty hay tổ chức bạn đang ứng cử. Luôn chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi, và dựa trên một điều gì đó bạn đã khám phá được trong quá trình nghiên cứu công ty, hãy đặt riêng ra một câu hỏi về chủ đề này.

Nên:

Không nên:

Lời khuyên: Tuy các nhà tuyển dụng hay đặt ra câu hỏi này vào lúc kết thúc buổi phỏng vấn, nhưng trước đó bạn vẫn có thể tự đặt ra câu hỏi này. Thật ra thì đặt ra nhiều câu hỏi xuyên suốt từ đầu tới cuối là cách tốt nhất để biến một buổi phỏng vấn từ “buổi chất vấn” thành “một cuộc trò chuyện giữa các đồng nghiệp”. Việc này sẽ khiến người phỏng vấn nhìn nhận bạn như một đồng đội và giúp bạn bớt run (đó là nếu bạn thật sự có hơi lo lắng).

Điều quan trọng bạn cần nhớ là khi trả lời bất cứ câu hỏi phỏng vấn nào, bạn phải tập trung vào nhu cầu của công ty thay vì của bản thân mình. Mọi buổi phỏng vấn xin việc và mọi câu trả lời của bạn nên được “thiết kế độc đáo” để phù hợp với công ty bạn đang ứng cử.

Exit mobile version