Nyepi là một “Ngày tĩnh lặng” của người Bali được kỷ niệm mỗi Isakawarsa theo lịch của người Bali. Ngày Nyepi thay đổi hàng năm theo lịch Saka của người Bali hay còn gọi là theo mỗi Isakawarsa (năm Saka).
Đây là một lễ kỷ niệm của người Hindu chủ yếu được tổ chức tại Bali, Indonesia. Nyepi, một ngày lễ công cộng ở Indonesia, là một ngày của sự im lặng, ăn chay và thiền định đối với người Bali. Nyepi tổ chức trên đảo Bali và hoàn toàn tách biệt so với phần còn lại của Indonesia.
Các nghi thức truyền thống
Bali còn bảo tồn được một cộng đồng Hindu giáo lớn trong lòng quốc gia Hồi giáo Indonesia, các tín đồ Hindu giáo chúc mừng ngày Nyepi – có nghĩa là “Năm Mới” – bằng việc ngưng tất cả mọi hoạt động hàng ngày trong 24 tiếng. Không có tiếng xe máy rồ ga qua nhà, không có tiếng người bán mì rao hàng, thậm chí không có cả âm thanh máy bay thỉnh thoảng ngang qua đầu.
Vắng những âm thanh đó, người ta chỉ nghe thấy tiếng chuồn chuồn đập cánh và tiếng chú ếch kêu ộp oạp khi ngồi yên lặng ngoài hành lang, cố gắng chìm vào không khí của ngày Nyepi – Ngày Năm Mới trên đảo, hay còn gọi là “Ngày Tĩnh Lặng” – là 24 giờ mà người Bali ở yên trong nhà để suy niệm về năm cũ đã qua và chuẩn bị cho năm mới sắp đến.
Thông thường, Ngày Năm Mới ở Bali là “sự tĩnh lặng sau bão tố”. Trong đêm giao thừa điển hình của Bali, hòn đảo ngập tràn âm thanh và màu sắc. Trong nhiều tháng, người địa phương bỏ công để dựng Ogoh-Ogoh ở làng, một tượng hình nộm khổng lồ làm từ tre và giấy bồi trong hình dạng quái vật. Đến ngày lễ lớn, hình nộm được diễu hành qua phố trong các nghi thức lễ hội huyên náo cùng kịch nghệ.
Các ban nhạc truyền thống gamelan biểu diễn trong khi người dân Bali tập nghi thức pengrupukan tại gia đình, là một nghi lễ trong đó người ta dùng bó đuốc làm từ lá dừa quét dưới bệ bàn thờ và ngôi nhà, kèm theo tiếng ồn từ ống tre và các loại nắp xoong nồi, đồng thời họ la hét đuổi ma quỷ rời đi. Theo thời gian, lễ đêm giao thừa diễn ra từ mỗi ngôi nhà và lan tỏa thành đám rước lớn với đuốc bằng tre trên phố để đuổi hết ma quỷ ra khỏi khu phố quanh nhà và thành phố.
Mỗi năm, Năm Mới Bali diễn ra vào một ngày khác nhau vì ngày này đi theo lịch “Saka”, dựa vào chu kỳ của trăng. Vương triều Saka ban đầu được sáng lập vào năm 78 Công nguyên, do vua Kanishka ở Ấn Độ tạo dựng, và người ta cho rằng lịch này được đưa đến Java do các nhóm truyền đạo Ấn giáo và sau này lan tỏa đến Bali.
Ngày nay, đảo này là nơi duy nhất ở Indonesia còn có đa số người dân theo đạo Hindu trong quốc gia có đến 90% cư dân theo đạo Hồi. Nghi thức mừng lễ bắt đầu 3 ngày trước khi đến ngày Nyepi với lễ Melast – trong đó, hình ảnh linh thiêng tại các ngôi đền được rước đến biển, hồ, sông hay suối gần nhất và tại đây, hình ảnh được tẩy trần khỏi bụi bẩn trần gian và tâm linh, và người dân dâng cúng và cầu nguyện cho vị thần vừa thanh sạch trở lại.
Hai ngày sau đó, vào lúc trưa của ngày Nyepi, nghi thức tawur agung (đền đáp) bằng cách hiến tế động vật, thịt sống, trứng và rượu được dâng cho ma quỷ bên tiếng nhạc và âm thanh ồn ã, vừa để thu hút vừa đuổi chúng đi khi chúng đã khuây khỏa. Garrett Kam là người đã sống ở Đông Nam Á hơn 30 năm và là trợ tế tâm linh duy nhất không phải dân Bali tại Đền Pura Samuan Tiga ở Bedulu, Gianyar, nơi ông sinh sống. Garrett Kam cho biết: “Nghi thức đuổi buta-kala (ma quỷ) rời đi bắt nguồn từ rất xa xưa.
Nghi lễ ở mỗi đền ở Bali diễn ra sau lễ caru (hiến tế cầu khẩn ma quỷ rời đi) để những mê muội hiểm ác của chúng thỏa mãn và sau đó chúng hóa thân thành những vị thánh nhân từ. Vào trưa ngày Nyepi, lễ hiến tế tawur agung – tức là lễ đền đáp – diễn ra ở quy mô lớn trong mọi làng, thị trấn, thành phố và khu phố để trả lễ cho tất cả bọn ma quỷ đã kết tụ trong suốt cả năm.
Hình nộm Ogoh -Oogoh
Cứ 10 và 100 năm, tại những ngôi đền quan trọng nhất trên đảo sẽ diễn ra nghi thức trả lễ cho ma quỷ trong thập kỷ và thế kỷ. Hình nộm ogoh-ogoh chỉ được phép trưng bày quanh cộng đồng địa phương (gọi là banjar) nơi đã làm hình nộm và không có lễ rước. Thế là có một số nhóm người trẻ biểu tình vì họ đã chi hàng ngàn USD và tốn rất nhiều tuần để làm tượng ogoh-ogoh, hầu hết mọi người biết vì sao lễ diễu hành bị cấm”. Dù vậy, vẫn có một điều không thay đổi.
Những hình nộm chúa quỷ Bhuta Kala (tiếng địa phương Ogoh – Ogoh) với hai chiếc răng nanh to lớn được mang đi khắp đường phố. Không hình nộm nào giống hình nộm nào bởi ai cũng có thể tự hình dung ra vị chúa quỷ cho riêng mình, miễn sao hình nộm đó có khuôn mặt thật đáng sợ. Đoàn người trong trang phục trắng toát với những chiếc kèn hay trống hộ tống cùng với các Ogoh – Ogoh đi vòng quanh khắp nơi và tạo ra sự náo nhiệt khắp cả phố. Những bức tượng (Ogoh Ogoh thường có hình dạng của những sinh vật thần thoại, chủ yếu là quỷ) lớn và rất nặng.
Một nhóm lớn những người đàn ông rước tượng, theo sau là các nhạc sĩ gamelan người Balan. Đối với người Bali, Batara Kala là vị thần của Địa ngục và thần hủy diệt. Ông là con trai của thần Shiva (Batara Guru) và ban đầu được gửi đến trái đất để trừng phạt con người vì việc làm sai trái và những thói quen xấu. Người Balani tin rằng Batara Kala cũng “ăn thịt” những người không may mắn, vì vậy họ thực hiện nghi thức Bhuta Yajna để xua đuổi sự bất hạnh và xấu xa. Hơn nữa người Balani tin rằng Batara Kala là người mang đến nhật thực và nguyệt thực, bởi vì anh ta là kẻ thù của thần mặt trời và thần mặt trăng.
Tuy nhiên, người Bali yêu các vị thần của mặt trời và mặt trăng và thực hiện các lễ tế để xua đuổi Batara Kara. Những lễ hội thường cố định vĩnh viễn trong cuộc sống của người dân Bali. Hầu hết người dân ở các khu vực trong nước Indonesia theo đạo Hồi, nhưng riêng Bali thì họ theo Hindu. Bali là sự kết hợp của các tín ngưỡng địa phương và ảnh hưởng Hindu từ Đông Nam Á.
Sự tỉnh lặng có kiểm soát
Dù mọi người trên khắp thế giới cảm thấy tình trạng phong tỏa vì đại dịch Covid-19 là cú sốc cho cả cộng đồng, nhưng người dân Bali đã quen với điều này. Kam chia sẻ: Mỗi năm vào ngày lễ Nyepi, cả hòn đảo chìm vào tĩnh lặng. Không ai được phép rời nhà, nơi họ phải ở cả ngày mà không bật lửa hay ánh sáng (nghĩa là cũng không làm việc gì, cũng không vui chơi giải trí gì hết). Các doanh nghiệp đóng cửa và thậm chí sân bay ngừng hoạt động trong 24 giờ.
Một số người Bali cũng nhịn ăn, tắt điện thoại và không nói chuyện trừ việc giao tiếp thầm thì. Thậm chí chó và gà trống cũng yên lặng hơn thường ngày”. Tóm lại, trong ngày này tất cả mọi người đều tuân theo 4 KHÔNG: Không ánh sáng (Amati Geni), Không làm việc (Amati Karya), Không di chuyển (Amati Lelunganan), Không vui chơi, giải trí và giữ chay tịnh tức nhịn ăn hoàn toàn (Amati Lelanguan). Đội tuần tra gọi là Pecalang sẽ đi tuần qua các ngả đường và bãi biển để chắc chắn không ai coi thường quy định, và sẽ khiển trách bất kỳ ai vi phạm luật.
Lý do họ thực hành điều này là vì, theo niềm tin của người Bali, nếu như có con ma quỷ nào định quay trở lại, thì nó sẽ rằng nghĩ hòn đảo bị bỏ hoang và sẽ để cho đảo yên thân thêm một năm nữa. Nhưng người Bali cũng dùng thời gian này để chiêm nghiệm về năm qua và đặt ra những mục tiêu cho tương lai. Sri Darwiati chia sẻ: “Sự tĩnh lặng mà thời gian này đem lại thực sự là cách tốt nhất để thiền định. Tôi đã mừng lễ và tận hưởng ngày Nyepi trong hơn 40 năm qua, và ngày càng lớn tuổi hơn, tôi tiếp tục học thêm về ý nghĩa đằng sau tục lệ”.
Sri Darwiati là phụ nữ Bali theo đạo Hindu lớn lên ở ngôi làng tại Quận Tabanan trên đảo, và giờ là thư ký ở trường học và là thành viên ban quản lý của tổ chức Trường học Xanh Bali. Ri Darwiati tin rằng dành thời gian ở nhà bên gia đình, thậm chí dù chỉ một ngày, có thể đem lại niềm vui, và dành thời gian để suy niệm có thể giúp ta năng nổ hơn trong tương lai. Với Kam, giờ đây nghi lễ này ngày càng quan trọng vì dân Bali nói chung có cuộc sống rất năng động và hiếm khi ở nhà.
“Nyepi cho họ cả một ngày để kết nối lại với gia đình mà không bị TV hay Internet chen ngang”, ông nhận định. Với những quy định về giãn cách xã hội, được áp dụng ở Bali với việc tăng thêm một ngày Nyepi nữa, được kéo dài trong năm nay vì đại dịch Covid-19, lợi ích từ “Ngày Tĩnh Lặng” càng lan rộng hơn. Kam kể: “Các ông bố dạy con họ chơi nhạc gamelan và nghệ thuật.
Hàng xóm của tôi tự học cách chơi đàn ukulele. Các bà mẹ dạy con gái nữ công gia chánh và giúp đỡ cho mẹ ở cửa hàng nhỏ và các xe bán hàng bên vệ đường. Tất cả điều này đều có nghĩa là tiếp nối truyền thống mà họ đã không được học trong trường lớp và thêm phần tôn kính với người già, giờ đây có thêm nhiều nghĩa vụ phải hoàn thành”.
Độc đáo nghi thức thanh tẩy Melasti
Nyepi là một ngày hết sức đặc biệt đối với Hindu giáo trên đảo nói riêng và toàn Indonesia nói chung. Các tục lệ hiện nay trong lễ Tết được phỏng theo ngày lễ mừng năm mới cổ xưa, được tổ chức hàng năm như một buổi lễ nhằm chống lại các thế lực đen tối. Có thể nói nghi lễ đặc sắc và quan trọng nhất của dịp Tết cổ truyền này là Nghi lễ Bhuta Yajna. Nghi lễ Bhuta Yajna được tổ chức trong đêm giao thừa, ngay trước ngày Nyepi.
Mỗi khu phố sẽ sáng tạo một hình nhân kỳ quái của riêng họ, rồi đưa chúng ra phố để làm lễ diễu hành vào đêm giao thừa trước ngày Nyepi. Đây cũng là cuộc thi xem hình ogoh-ogoh của làng nào/khu vực nào đẹp nhất. Khi đi diễu hành, người dân sẽ cầm đuốc đi theo như một nghi thức. Mỗi khi đi qua 1 ngã tư, họ sẽ quay con ogoh-ogoh 3 lần ngược chiều kim đồng hồ. Mục đích để cho ma quỷ trong các hình nộm này chóng mặt, bối rối sẽ đi nơi khác mà không làm hại con người.
Cuối cùng là thực hiện nghi thức Ngrupuk, kết hợp với ban nhạc địa phương trong tiếng trống rộn rã, người dân sẽ đốt cháy những hình nhân đó trong sự hân hoan. Biểu tượng của những hình nộm cháy rực ấy mang tinh thần của con người chiến đấu đánh đuổi quỷ dữ khỏi đời sống thường ngày, đón chào một năm mới đầy may mắn và hứng khởi. Nghi Thức Thanh Tẩy Melasti là một trong các lễ hội rất quan trọng được tiến hành vào dịp lễ Nyepi ở đảo thiên đường.
Đây là nghi thức thiêng liêng nhất, thú vị nhất, nhiều màu sắc nhất để chào mừng năm mới, sẽ bắt đầu từ 3 ngày trước ngày Nyepi, với mục đích nhằm tẩy rửa tội lỗi và nghiệp chướng bằng hành động biểu tượng lấy nước thánh. Tất cả các cư dân trong các làng sẽ hành hương đến bờ biển và mang theo các lễ vật linh thiêng với ý nguyện thanh tẩy và nhận phép lành từ thần Hindu trên chúng. Nghi lễ được cử hành trong khoảng hơn một giờ đồng hồ, và du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng từng đoàn cư dân địa phương trong lễ phục màu trắng tiến đến các bãi biển để dâng lễ vật.
Nghi thức này cũng nhằm tôn vinh vị thần Sanghyang Widhi Wasa (vị thần tối cao theo tín ngưỡng Bali). Vào ngày lễ, mỗi người trong làng đều vận cho mình bộ trang phục truyền thống màu trắng đẹp nhất, mang theo lễ vật rồi tụ tập tại Banjar làng mình rước thần tượng (“pratima”), và diễu hành đến một Banjar lớn hơn trong vùng. Tất cả tượng thần của các làng sẽ được tập trung làm lễ tại đây trước khi mang ra nguồn nước.
Trong quan niệm của người Bali, vũ trụ (Bhuwana Agung) và tâm hồn con người (Bhuwana Alit) cùng tồn tại bên trong, và các nguồn nước tự nhiên, như suối, biển, và hồ là “nguồn của sự sống” (Tirta Amerta), nên việc cử hành thánh lễ bên cạnh nguồn nước có thể giúp thanh tẩy cả tâm hồn và thế giới xung quanh, mang lại sự thanh khiết từ nguồn sống “Tirta Amerta”.
Có lợi cho môi trường
Nyepi đã cho thấy đem lại tác động tích cực với môi trường, dù ngày lễ này chỉ diễn ra 24 giờ. Một nghiên cứu mới nhất do Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho thấy tổng lượng nồng độ các hạt lơ lửng (TSP) giảm từ 73-78% ở khu vực đô thị trong Ngày Tĩnh Lặng ở Bali, trong khi đó một phân tích từ Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC) nhận thấy lượng khí nhà kính giảm 33% vào Ngày Nyepi.
Như Darwiati cho biết, đây chỉ là một ngày diễn ra trên một hòn đảo: “Nếu chúng ta bắt đầu một sự kiện toàn quốc, thì ảnh hưởng ta tạo ra có thể lớn hơn nhiều. Một sự kiện như vậy không chỉ cho phép ta có khoảng nghỉ ngơi và chút thời gian để thở, mà ta còn cho môi trường được nghỉ ngơi khỏi tất cả lượng carbon mà ta liên tục thải ra môi trường”.
Với nửa dân số thế giới đang ở trong tình trạng phong tỏa vì đại dịch Covid-19, đây là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để học về một nền văn hóa, nơi việc chậm lại và nghỉ ngơi là điều bắt buộc trong nhiều thế kỷ – dù chỉ là một ngày mỗi lần. Darwiati nhận định: “Trước đại dịch Covid-19, Bali là nơi duy nhất trên thế giới đóng cửa trong 24 giờ trong ngày Năm Mới. Đây là động thái quan trọng của hòn đảo vốn phụ thuộc cực kỳ nhiều vào ngành du lịch; nó cho thấy sự trân trọng truyền thống, và sống chậm lại là điều đã ăn sâu vào văn hóa Bali.
Phương Tây có thể học được bằng cách trân trọng những điều đơn giản trong đời sống – kết nối với thiên nhiên, kết nối với gia đình, kết nối với bản thân – sống chậm lại, ngừng nghỉ và ngắm nhìn bầu trời sao”. Ngay khi hoàng hôn tắt nắng, bầu trời tối thẫm phủ đầy sao nhất. Không có ánh điện hay ánh lửa nào trong tầm mắt. Đúng như lời Kam chia sẻ: “Quá nhiều điều đã mất đi vì ô nhiễm ánh sáng và tiếng ồn”. Khi Ngày Nyepi kéo dài thêm một ngày trong năm 2020, tức là thêm một ngày không làm việc, không ánh lửa, không giải trí hay du lịch gì và cũng không quá tệ.