Chúng ta thường nghĩ rằng khoa học là tuyệt đối. Nhưng thực tế là vũ trụ được đo lường bằng những nghiên cứu khoa học phức tạp và bất thường hơn nhiều. Đôi khi sự thật vẫn không thể nhất quán, kết quả của một nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp mâu thuẫn với kết quả của các nghiên cứu khác. Khoa học vẫn là một tập hợp các mâu thuẫn như vậy. Các lý luận khoa học sau đây là những trường hợp tiêu biểu nhất.
Bia: Thức uống tốt cho sức khỏe và cũng là thuốc độc
Không có gì vui hơn khi nghe những tật xấu của chúng ta thực sự là những ưu điểm. Chẳng hạn như những lợi ích về sức khỏe khi uống bia. Tạp chí Nội tiết Quốc tế tiết lộ về mối liên hệ giữa silicon và sức mạnh của xương. Lý thuyết cho biết silicon dioxide (SiO2) giúp cơ thể có khả năng vôi hóa. Những con chuột có nguồn cung cấp silicon dioxide lành mạnh đã cải thiện sự kết hợp calci trong xương so với những con chuột bị thiếu silicon. Silicon được tìm thấy trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu xanh, và dĩ nhiên là bia. Nói tóm lại, bia làm cho xương chắc khỏe hơn.
Ngoài ra Silicon còn có các tính chất hóa học hữu ích khác đối với bia. Một bài báo được xuất bản trong Nghiên cứu Đột biến, Cơ chế Phân tử và Cơ bản đã phác họa tác dụng của chất Xanthohumol, cũng có trong bia. Điều đáng nói là Xanthohumol đã được chứng minh bảo vệ gan và ruột kết khỏi ung thư gây ra tác nhân đột biến được tìm thấy trong thực phẩm nấu chín. Nói tóm lại, bia giúp chống ung thư.
Các nghiên cứu khác nói rằng uống bia với lượng vừa phải ngăn chặn tình trạng viêm, giúp ngăn ngừa sỏi thận, và cùng loại silicon từ bia cũng giúp chống lại bệnh Alzheimer (thoái hóa não). Qua đó mọi người sẽ nghĩ bia là thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngoại trừ những thông tin sau đây…
Năm 2018 một nghiên cứu đầy đủ đã được công bố về tác động của rượu bia đối với sức khỏe của cá nhân và toàn bộ dân số. Nó bao gồm 500 cộng tác viên hỗ trợ từ 40 quốc gia và 694 nguồn dữ liệu khác nhau bao gồm một lượng lớn dân số Trái đất. Nghiên cứu này kết luận là mặc dù những lợi ích sức khỏe hạn chế đã được nêu ở trên, 3 triệu người đã chết vì các vấn đề sức khỏe liên quan đến rượu bia chỉ riêng trong năm 2016. Trên thực tế, đối với nam giới trong độ tuổi từ 15-49 rượu bia chịu trách nhiệm cho 12% tổng số ca tử vong. Kết luận, rượu bia là nguyên nhân gây tử vong lớn hàng thứ 7 trên thế giới.
Tiến sĩ Emmanuela Gakidou tuyên bố: “Những rủi ro về sức khỏe liên quan đến rượu bia là rất lớn. Những phát hiện của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác gần đây, cho thấy mối tương quan rõ ràng và thuyết phục giữa uống rượu bia dẫn đến tử vong sớm, ung thư và các vấn đề về tim mạch”.
Vậy lượng rượu bia nào sẽ an toàn? Cô kết luận: “ Lượng tiêu thụ là Zero chất cồn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hao tổn sức khỏe nói chung”. Nói cách khác, không có lượng rượu nào thì sẽ không làm tăng nguy cơ tử vong sớm của bạn.
Cà phê vừa bảo vệ vừa gây ra chứng tăng nhãn áp
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy tác dụng tích cực của một trong những thành phần chính của cà phê thô là chlorogenic acid giúp che chắn mắt chống lại sự thoái hóa võng mạc do bệnh tăng nhãn áp, lão hóa hoặc bệnh tiểu đường gây ra. Sự bảo vệ này có thể làm chậm lại quá trình suy giảm thị lực và thậm chí mù lòa. Để khám phá điều này, các nhà nghiên cứu đã cho mắt của những con chuột tiếp xúc với nitric oxyde, chất gây thoái hóa võng mạc, nhưng những con chuột được điều trị bằng chlorogenic acid đã không bị những ảnh hưởng xấu, không như những con chuột không được điều trị trước đó.
Tiến sĩ Robert Bittel, Chủ tịch Hiệp hội Nắn xương Hoa Kỳ, cho biết về nghiên cứu này: “Như với bất kỳ nghiên cứu nào viện dẫn rằng các thực phẩm thường được sử dụng để trị liệu theo cách nào đó, cần phải thận trọng để công chúng hiểu được mặt tiêu cực cũng như mặt tích cực của việc uống cà phê”.
Mặc dù cà phê được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tăng nhãn áp, nhưng nó cũng có tác dụng phụ đáng ngờ là làm tăng khả năng phát triển bệnh ở vị trí đầu tiên trong số các nhóm người nhất định. Rất may, đối với hầu hết chúng ta, sự gia tăng này không có thống kê đáng kể, nhưng một nghiên cứu được công bố trên Tài liệu Lưu trữ Graefe (tức bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng người Đức Albrecht von Graefe), về Nhãn khoa Lâm sàng và Thực nghiệm cho thấy rằng đối với những người đã phát triển bệnh tăng nhãn áp thì việc uống cà phê sẽ làm cho căn bệnh tồi tệ hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp (nhưng bản thân chưa bị phát triển) có nguy cơ mắc bệnh nếu họ là người uống cà phê. Vậy đối với một số người, cà phê vừa là chất độc vừa là phương thuốc.
Ngoáy mũi có hại?
Mặc dù được coi là một thói quen mất vệ sinh, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn âm thầm ngoáy mũi. Một cuộc khảo sát nhanh chóng giữa 200 thanh thiếu niên Ấn Độ cho thấy rằng tất cả họ vẫn thường làm rhotillexomania (từ y học chỉ về ngoáy mũi). Nhưng động tác này liên quan đến nhiều lý do hơn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng & Dịch tễ Bệnh viện đã thử nghiệm và đặt câu hỏi cho 238 bệnh nhân khỏe mạnh cũng như 86 nhân viên bệnh viện về thói quen ngoáy mũi của họ. Thử nghiệm cho thấy những người ngoáy mũi thường xuyên có sự hiện diện của vi khuẩn nguy hiểm Staphylococcus aureus trong đường mũi của họ.
Mặc dù khoảng 30% con người vẫn mang vi khuẩn Staph bên mình, thường thì không có ảnh hưởng xấu nào, nhưng nếu có vết thương sẽ cho phép vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, nó có thể làm nhiễm trùng gây tử vong. Nghiên cứu này cho thấy ngoáy mũi là xấu cho bạn, bởi vì nó làm tăng khả năng bị một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm này.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra quanh thói quen ngoáy mũi? Một nghiên cứu, có tiêu đề là “Chất nhầy Nước bọt Bảo vệ bề mặt khỏi sự xâm chiếm của vi khuẩn gây sâu răng”, cho thấy tác động tích cực của chất nhầy trên khắp cơ thể. Chất nhầy này giúp bảo vệ bề mặt răng của chúng ta khỏi vô số vi khuẩn tấn công. Nơi nào trong cơ thể chúng ta là một nguồn cung cấp chất nhầy nước bọt lành mạnh? Trong số đó, chất nhầy khô trong mũi của chúng ta là một ví dụ. Chất nhầy này không chỉ bảo vệ răng của chúng ta, mà còn có bằng chứng cho thấy rằng nó có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, loét dạ dày và HIV.
Tự kiềm chế có gây kiệt sức hay không?
Suy kiệt bản thân là một khái niệm trong tâm lý học đã được hiểu và thử nghiệm rộng rãi. Lý thuyết này cho thấy rằng tự kiểm soát là một nguồn tài nguyên có thể được dự trữ cũng như bị cạn kiệt. Nghiên cứu đầu tiên đề xuất lý thuyết này có những sinh viên tham gia vào nhiều nhiệm vụ đòi hỏi phải tự kiểm soát bản thân. Đầu tiên họ được cho xem hai loại thực phẩm, gồm củ cải và bánh quy sô cô la. Tờ báo cho biết bánh quy chocolat được nướng trong phòng trong một lò nhỏ, và kết quả là phòng thí nghiệm tràn ngập mùi thơm ngon của chocolat tươi và bánh nướng. Một số người tham gia được hướng dẫn chỉ ăn củ cải, một số người chỉ ăn bánh quy, và một nhóm khác được chỉ thị không ăn gì cả. Nhóm được bảo chỉ ăn củ cải phải tự kiểm soát để không ăn bánh quy. Sau đó, các đối tượng được đưa ra một câu đố khó giải và yêu cầu nhấn chuông để báo cho các nhà nghiên cứu khi họ muốn bỏ cuộc.
Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy nhóm người đầu tiên phải tự kiềm chế bằng cách chỉ ăn củ cải và không phải là những chiếc bánh trông ngon miệng cũng bỏ cuộc sớm hơn trước câu đố bất khả thi. Kết luận đạt được là sự tự kiểm soát của họ đã bị suy giảm đôi chút trong lần thử nghiệm đầu tiên và kết quả là họ có ít khả năng tự kiểm soát hơn để sử dụng trong lần thứ hai.
Thịt đỏ là tốt hay xấu?
Thịt đỏ đến với chúng ta qua những món ăn khoái khẩu như sườn nướng, hay hotdog hoặc bít tết. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng các loại thịt đỏ được chế biến như hotdog làm tăng nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm, một khối u xảy ra trong não và tủy sống. Thêm nữa, những phát hiện khác cho thấy nguy cơ ung thư đại trực tràng gia tăng do ăn thịt đỏ. Một vấn đề tiêu cực khác của thịt đỏ là sự tích tụ trimethylamine N-oxide, nguyên nhân gây ra bệnh tim. Tất cả điều này dẫn đến hầu hết các nhóm chăm sóc sức khỏe khuyến nghị chúng ta hãy hạn chế ăn thịt đỏ, đặc biệt là các loại thịt chế biến.
Tuy nhiên, một nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây và gây tranh cãi với kết quả được công bố trên tạp chi y học Annals of Internal Medicine lập luận rằng không có đủ bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho các khuyến nghị nên ăn ít thịt đỏ. Họ nói rằng các rủi ro tuyệt đối rất nhỏ và thường không đáng kể dựa trên mức giảm thực tế là chỉ ăn 3 khẩu phần thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi tuần. Họ kết luận tuy không hẳn thịt đỏ là tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn chưa có bằng chứng đủ quan trọng để nói rằng nó có hại khi đề xuất hạn chế ăn thịt đỏ vì lý do sức khỏe.
Liệu ăn trứng có góp phần gây ra bệnh tim?
Tạp chí Annals of Internal Medicine cho biết trứng là một thực phẩm chủ yếu trên thế giới. Trong thực tế 73% người trưởng thành được coi là người tiêu dùng toàn bộ trứng. Đương nhiên, những ảnh hưởng của trứng đối với sức khỏe của chúng ta là một vấn đề quan tâm của nhiều người và vì vậy đã trở thành một chủ đề nghiên cứu cho cộng đồng khoa học. Vấn đề là thông tin không đủ để hoàn toàn kết luận.
Một trong những phàn nàn chính về sức khỏe đối với trứng là 185 miligam cholesterol trong lòng đỏ. Một số dạng cholesterol được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và khoa học dường như hỗ trợ cho mối quan tâm này. Một nghiên cứu năm 2019 theo dõi những người tham gia trong khoảng thời gian 17,5 năm cho thấy rằng mỗi nửa quả trứng được tiêu thụ bởi một người trưởng thành mỗi ngày làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch lên 6% và thậm chí tăng tỷ lệ tử vong nói chung lên 8%.
Khoa học không phải lúc nào cũng nhất quán. Một chủ đề tương tự trong cùng năm, một nghiên cứu riêng biệt đã xem xét ảnh hưởng của trứng đến khả năng mắc bệnh tim mạch và người ta không tìm thấy mối liên hệ như đã thống kê. Tác giả của nghiên cứu, Maria Luz Fernandez, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Connecticut, mô tả tuy trứng có cholesterol cao, nhưng lượng chất béo bão hòa lại thấp. Cô nói, vấn đề là “Trong khi cholesterol trong trứng cao hơn nhiều so với thịt và các sản phẩm động vật khác, chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu. Điều này đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu trong nhiều năm”.
Nói cách khác, cholesterol trong trứng có thể không phải là kẻ giết người như chúng ta vẫn nghĩ. Giáo sư nghiên cứu khoa học dinh dưỡng tại Đại học Tufts, Elizabeth Johnson cho biết, đối với đa số mọi người, cholesterol trong chế độ ăn uống không phải là vấn đề.