Thế giới có thể đẩy nhanh hoạt động chống biến đổi khí hậu và giảm một nửa lượng khí thải CO2 vào năm 2030.
Đây là chia sẻ của Schneider Electric – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa, đồng thời là Tập đoàn bền vững nhất Thế giới năm 2021 theo Corporate Knights. Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Innovation Summit World Tour 2021, Chủ tịch tập đoàn Schneider Electric, ông Jean-Pascal Tricoire ủng hộ những lộ trình khả thi hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong báo cáo “Mục tiêu tiên quyết của 2030: Cuộc chạy đua với thời gian”, thực hiện bởi Viện nghiên cứu Bền vững Schneider Electric.
Hội nghị Innovation Summit World Tour hằng năm của Schneider Electric (12/10 – 12/11) sẽ thảo luận về những thách thức về khí hậu toàn cầu và hướng dẫn khách hàng, đối tác, các cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách cách thức giảm khí thải nhanh chóng nhằm hướng đến một nền kinh tế thế giới không các-bon ngay trong thập kỉ quyết định này. Người tham gia có thể trải nghiệm công nghệ số và những phát minh bền vững, cũng như tìm hiểu thêm về Năng lượng điện 4.0 và Thế hệ tự động hóa tiếp theo.
Giảm khí thải các-bon nhanh chóng là nhu cầu cấp thiết ở thời điểm hiện tại
Bài phát biểu của Tricoire tại Hội nghị Innovation Summit World Tour kêu gọi người tham dự áp dụng những biện pháp giảm thải các-bon quan trọng và giới thiệu nghiên cứu riêng của Schneider Electric như một bản hướng dẫn chi tiết cách kìm hãm sự nóng lên toàn cầu ở mức 1.5 độ C. Báo cáo này mô tả chi tiết nhu cầu giảm khí thải xuống 30-50% so với mức hiện tại trong thập kỉ này. Bỏ qua điều này đồng nghĩa với việc không thể giới hạn sự gia tăng nhiệt độ trong ngưỡng 1.5 độ C như Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra.
Mô hình của Viện nghiên cứu Bền vững Schneider Electric chia sẻ phương pháp để giảm được 10GtCO2 lượng khí thải trong một năm theo một cách thực tế và hợp lý vào năm 2030. Báo cáo tập trung vào một phần nhỏ khí nhà kính trên toàn cầu. Ngoài lượng khí thải 50GtCO2e/năm, dự kiến trong “Mục tiêu tiên quyết 2030” chỉ ra rằng chúng ta có khả năng giảm 30% lượng khí thải (tương đương 10GtCO2e) xét từ mức cơ bản của tất cả lượng phát thải liên quan đến năng lượng là 30GtCO2/năm. Đây là một sự tăng tốc đáng kể so với các cam kết hiện tại (khoảng 3GTCO2e/năm, chiếm 10% mục tiêu giảm khí thải). Tuy nhiên vẫn còn khoảng 20GtCO2e/năm lượng phát thải lượng phát thải liên quan đến năng lượng vẫn chưa được đề cập trong mô hình này của báo cáo.
Schneider Electric đang kêu gọi chính phủ các nước và các doanh nghiệp tăng mức nỗ lực lên 3-5 lần. Viện nghiên cứu tin rằng lộ trình thực tế duy nhất dẫn đến thành công là triển khai những công nghệ kĩ thuật số đã được minh chứng và tăng cường điện khí hóa. Đây là phương cách nhanh nhất để giảm phát thải các-bon trong các tòa nhà, hệ thống giao thông và công nghiệp. Cách tiếp cận này sẽ kéo dài thời gian giúp giải quyết những lĩnh vực gặp khó khăn hơn trong việc giảm thiểu khí thải. Mô hình này của Viện nghiên cứu cũng chỉ rõ ràng những lộ trình thay thế khác sẽ đặt gánh nặng lớn lên người tiêu dùng.
Ông Jean-Pascal Tricoire, Chủ tịch tập đoàn Schneider Electric chia sẻ: “Mặc dù động lực hành động bền vững đang gia tăng và ngày càng nhiều doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nghiên cứu này chứng minh chúng ta cần tăng tốc nhanh hơn nữa. Tại Schneider Electric, chúng tôi là một phần giải pháp độc đáo. Để hỗ trợ các tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảm thiểu các-bon và các cam kết về khí hậu, chúng tôi đang mở rộng các mảng dịch vụ tư vấn bền vững trên toàn cầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc đạt được tiến bộ trong chuyển đổi năng lượng và hành động chống biến đổi khí hậu. Điều mà các tổ chức hiện nay đang tìm kiếm là một đối tác đáng tin cậy, có thể hoạch định chiến lược đồng thời thiết lập mục tiêu. Đối tác này cần sở hữu một hồ sơ năng lực chất lượng với những thành công nhất định trong việc triển khai các giải pháp để đạt được những kết quả bền vững hữu hình một cách nhanh chóng hơn. Schneider Electric đã thành công vượt qua nhiều thách thức về sự bền vững và nhờ đó, chúng tôi đã phát triển được những giải pháp về điện năng và kĩ thuật số hàng đầu thế giới trong các cơ sở của mình. Do đó, chúng tôi có nhiệm vụ và đủ khả năng hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức đi nhanh hơn và đi xa hơn”
Những chiến lược và giải pháp giảm thải các-bon trong chuỗi giá trị
Được xây dựng dựa trên vị thế dẫn đầu về sự bền vững và tham vọng về Chỉ số Bền vững Schneider giai đoạn 2021-2025, Schneider Electric đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh tư vấn về sự bền vững trên toàn cầu và mở rộng bề dày 10 năm thành công trong các dịch vụ năng lượng và bền vững.
Hiện tại, Schneider Electric là tập đoàn hàng đầu thế giới về hiệu quả sử dụng năng lượng, quản lý năng lượng, mua bán năng lượng tái tạo, báo cáo về các-bon, đánh giá rủi ro về khí hậu, giảm phát thải các-bon trong chuỗi cung ứng, cung cấp phần mềm và dịch vụ tư vấn cho hơn 30% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500. Khách hàng của Schneider Electric bao gồm Johnson & Johnson, Walmart, Faurecia, Kellogg, Takeda, Velux Group, Unilever, and T-Mobile và còn nhiều hơn thế nữa.
Chính sự gia tăng về nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn “tham vọng và hành động” của Schneider Electric đã dẫn đến sự mở rộng này, bao gồm các dịch vụ:
- Tư vấn các chiến lược hành động về giảm biến đổi khí hậu, liên kết trong chuỗi cung ứng để giảm thiểu các-bon và dịch vụ đánh giá rủi ro về khí hậu.
- Dịch vụ truyền thông, bao gồm báo cáo, đánh giá ESG và những tuyên bố về uy tín và tính bền vững.
- Dịch vụ lưu chuyển tuần hoàn và xác định nguồn gốc.
- Các mô-đun ESG theo dõi các chỉ số quản trị và xã hội trên nền tảng EcoStruxure™ Resource Advisor từng đạt giải thưởng.
Trở thành một phần của giải pháp thông qua đột phá kĩ thuật số
Là một phần trong tham vọng thúc đẩy các sáng kiến bền vững và xây dựng lộ trình phát thải bằng 0, Schneider Electric hỗ trợ khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm sáng tạo và chuyển sang các hệ thống mở, có khả năng tương tác với nhau, được số hóa và đơn giản hóa cũng như cũng như các phương thức thông minh hơn trong vận hành doanh nghiệp. Tại Hội nghị Innovation Summit World Tour, Schneider Electric sẽ tiết lộ giải pháp sáng tạo số để giảm thiểu sự phát thải các-bon trong nhà ở, tòa nhà, trung tâm dữ liệu, lưới điện và khu vực công nghiệp.
Điện năng 4.0: Cung cấp năng lượng cho Thế giới điện mới với nguồn năng lượng xanh thông minh
Ngày nay, với sự có mặt và phát triển của các phần mềm, chúng ta đang chứng kiến sự hội tụ của kĩ thuật số và điện ở quy mô lớn. Điện giúp năng lượng trở nên xanh hơn và đồng thời là hướng đi tốt nhất để giảm phát thải các-bon. Kĩ thuật số giúp năng lượng trở nên thông minh hơn, thúc đẩy sự hiệu quả và giảm hao phí. Sự hội tụ này mang lại khái niệm “Điện năng 4.0”, cũng chính là nguồn nguyên liệu cho Thế giới điện năng mới.
Trung tâm dữ liệu: Sản phẩm mới APC™ Smart-UPS™ Ultra 5kW là bộ lưu điện 5kW đầu tiên trên thị trường, được thiết kế để cung cấp nhiều năng lượng hơn, linh hoạt hơn và cho phép người dùng giám sát thông minh thông qua một sản phẩm có kích thước tối ưu nhất, giúp giải phóng không gian IT quý giá cho các ứng dụng biên. Khách hàng sử dụng trung tâm dữ liệu của Schneider Electric đã giảm được 37% lượng các-bon phát thải với APC™ Smart-UPS™ Ultra 5kW.
Nhà thông minh: Schneider Electric giới thiệu loạt giải pháp bền vững cho nhà thông minh, bao gồm Wiser, giúp chống lãng phí năng lượng. Đến năm 2050, các hộ gia đình được dự đoán là nhóm người tiêu dùng độc lập có mức tiêu thụ điện năng lớn nhất và đóng góp nhiều nhất vào việc phát thải CO2, ở mức độ khoảng 34%.
Lưới điện kĩ thuật số linh hoạt: Schneider Electric đã mở rộng dòng sản phẩm tủ trung áp sử dụng không khí sạch với công nghệ không dùng SF6 cho lưới điện không phát thải CO2 bao gồm tủ trung áp mạch vòng dạng mô-đun RM AirSeT và tủ phân phối trung áp MCSeT Active cách điện bằng không khí.
Phân phối điện thông minh: Các sản phẩm điện hạ thế kỹ thuật số của Schneider Electric như TeSys Giga, Canalis Busbar, PrismaSeT Active, New Gen ComPacT, TransferPacT and EcoStruxure Power™ sẽ mang đến trải nghiệm đơn giản hơn, bền vững hơn, an toàn và bảo mật hơn cho các đơn vị lắp đặt và các đối tác dịch vụ, giúp họ nâng cao tính bền bỉ trong nền kinh tế kĩ thuật số đang gia tăng trên toàn cầu, đồng thời là một phần trong chương trình “Đối tác của tương lai”.
Các ngành công nghiệp của tương lai: Linh hoạt và bền vững với thế hệ tự động hóa mới
Sự hiệu quả và linh hoạt có thể từng bước đạt được thông qua trí tuệ nhân tạo, công nghệ song sinh kĩ thuật số, hiểu biết sâu sắc về con người nhờ vào các kĩ thuật phân tích nâng cao và các phần mềm công nghiệp không phân biệt nhà cung cấp – bao gồm cả Performance Intelligence đến từ AVEVA.
EcoStruxure™ Automation Expert 21.2 cung cấp một vòng đời quản lý hoàn thiện cho các nhà máy xử lý nước thải. Đây là hệ thống tự động đầu tiên trên thế giới đặt phần mềm làm trung tâm, tích hợp liền mạch dịch vụ IT và OT nhằm tăng cường tính bảo mật, nâng cao tuổi thọ hệ thống và dễ dàng phát triển sau này. Đồng thời, là giải pháp tự động hóa toàn cầu, EcoStruxure™ Automation Expert có thể được triển khai trên phần cứng sẵn có. Bộ điều khiển ảo của nó cho phép người dùng điều hành trên bất kì thiết bị điện toán biên nào thuộc hệ điều hành Windows hay Linux, mang đến sự linh hoạt chưa từng có cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp. Sự hợp tác kĩ thuật số như vậy có tiềm năng mang lại giá trị hơn 100 tỷ đô cho các ngành công nghiệp.
EcoStruxure Machine gia tăng hiệu quả cho các các nhà chế tạo máy và rút ngắn thời gian sản xuất. Thiết bị đa năng mới Lexium MC12 có thể đồng thời vận chuyển, phân nhóm và định vị các sản phẩm, giúp các nhà chế tạo máy (OEM) có thể đạt được năng suất cao hơn với mức độ linh hoạt chưa từng có, tiết kiệm đến 40% chi phí đầu tư và lắp đặt, vận hành máy nhanh hơn 50%. Kết hợp với công nghệ song sinh kĩ thuật số, thiết bị đa năng mới còn có thể giảm quá trình thiết kế máy và giảm thời gian cung ứng ra thị trường đến 30%.