Sau phiên điều chỉnh hôm qua, VN-Index đã tăng vọt khi mở cửa phiên sáng nay lên 1.090 điểm với sự trở lại của nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, sự dè dặt của dòng tiền khiến VN-Index hạ thấp độ cao khi đóng cửa dưới ngưỡng 1.085 điểm.
Trong phiên giao dịch hôm qua, áp lực chốt lời lớn sau 3 phiên tăng liên tiếp đã khiến thị trường điều chỉnh. Nhóm cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của thị trường thời gian qua là tài chính cũng đồng loạt điều chỉnh.
Nhiều công ty chứng khoán tỏ ra thận trọng và khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn không nên tham gia mạnh thị trường trong giai đoạn này. Tuy nhiên, một số công ty lại cho rằng, phiên điều chỉnh hôm qua là điều bình thường và nhà đầu tư không nên quá lo lắng khi bức tranh kinh tế vĩ mô đang rất lạc quan.
Diễn biến thị trường phiên sáng nay cho thấy, tâm lý lạc quan đã thắng thế khi dòng tiền tiếp tục chảy khá mạnh vào thị trường, giúp nhiều cổ phiếu lấy lại đà tăng, qua đó kéo VN-Index trở lại ngưỡng 1.085 điểm, thậm chí ngay đầu phiên đã tăng vọt lên ngưỡng 1.090 điểm.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là địa chỉ thu hút dòng tiền khi top 10 mã có thanh khoản lớn nhất trên HOSE sáng nay có tới 4 mã ngân hàng, trong đó CTG và STB là 2 mã có thanh khoản tốt nhất.
Dòng tiền chảy mạnh đã giúp nhiều cổ phiếu của nhóm này tăng khá mạnh trở lại như CTG, STB, VCB, MBB, VPB trong khi BID, HDB và EIB đang gặp chút khó khăn.
Ngoài nhóm ngân hàng, nhóm cổ phiếu bất động sản, vật liệu xây dựng cũng tăng khá tốt và hút dòng tiền mạnh.
Về cuối phiên, dù áp lực bán không quá mạnh, nhưng lực cầu cũng tỏ ra dè dặt khiến nhóm cổ phiếu đang thu hút nhà đầu tư như ngân hàng và dầu khí không giữ được đà tăng mạnh như đầu phiên, khiến VN-Index mất dần độ cao.
Chốt phiên sáng nay, sàn HOSE có 156 mã tăng và 116 mã giảm, VN-Index tăng 8,89 điểm (+0,83%), lên 1.084,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 89,6 triệu đơn vị, giá trị 2.830,18 tỷ đồng, giảm 24% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,6 triệu đơn vị, giá trị 186,1 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường cũng trong tình trạng tương tự, khi mức tăng khá khiêm tốn đến từ VNM, khi chỉ còn tăng 0,5% lên 202.000 đồng/cổ phiếu; VCB tăng 0,3% lên 67.000 đồng/cổ phiếu; VIC tăng 0,66% lên 91.100 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 1,1% lên 89.000 đồng/cổ phiếu; HPG tăng 1% lên 59.500 đồng/cổ phiếu, khớp 4,7 triệu đơn vị; MWG tăng 0,5% lên 119.600 đồng/cổ phiếu…
Trong khi đó, một số còn giảm điểm cũng là tác nhân kéo lùi chỉ số như SAB, chốt phiên mất 0,4% xuống 236.800 đồng/cổ phiếu; BID đảo chiều giảm 0,14% xuống 36.750 đồng/cổ phiếu, khớp 2,47 triệu đơn vị; VJC giảm 0,5% xuống 194.000 đồng/cổ phiếu; ROS giảm 0,1% xuống 141.800 đồng/cổ phiếu.
Tăng tốt nhất trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là 3 mã CTG, PLX, BVH. Tuy nhiên, chỉ có BVH duy trì mức cao nhất phiên, khi đạt 83.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng 3,8%; PLX tăng 4,5% lên 81.000 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
CTG cũng chỉ còn tăng 3,3% lên 29.600 đồng/cổ phiếu, khớp 7,42 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên HOSE.
Trong nhóm ngân hàng trên HOSE ngoài CTG, VCB, BID nêu trên thì STB tăng 0,9% lên 16.250 đồng/cổ phiếu, khớp 6,73 triệu đơn vị; MBB tăng 0,2% lên 31.600 đồng/cổ phiếu, khớp 2,66 triệu đơn vị; VPB tăng 0,7% lên 56.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,2 triệu đơn vị; HDB đứng tham chiếu 45.000 đồng/cổ phiếu, khớp 1,1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có sắc xanh, dù đà tăng không quá mạnh, như NVL tăng 0,62%, lên 81.200 đồng, mức cao nhất phiên với 2,39 triệu đơn vị được khớp; VRE tăng 2%, lên 50.900 đồng với 1,83 triệu đơn vị được khớp; VIC tăng 0,66%, lên 91.100 đồng; DXG tăng 4,08%, lên 33.200 đồng với 2,33 triệu đơn vị; HDG thậm chí còn tăng lên mức trần 46.500 đồng…
Nhóm dầu khí cũng tăng tốt như GAS (+1,6% lên 107.700 đồng/cổ phiếu), PVD tăng 3,6% lên 20.100 đồng/cổ phiếu, khớp 1,11 triệu đơn vị, PLX tăng 4,52%, lên 81.000 đồng.
Các nhóm bluechip khác cũng đa số có sắc xanh, ngoại trừ một số mã giảm như ROS, HBC, VJC, DMP, SAB, KDC, BID.
Nhóm cổ phiếu thị trường cũng không nhận được lực mua lớn, khi thanh khoản cũng suy giảm theo thị trường chung, cao nhất là HAG cũng chỉ có hơn 2,9 triệu đơn vị, chốt phiên sáng tăng 0,6% lên 6.340 đồng/cổ phiếu.
Một số mã tăng khác còn có FLC, HQC, SCR, VHG (tăng trần), HNG, ITA… khớp lệnh từ 400.000 đến 1,4 triệu đơn vị.
Ngược lại, ASM, IDI, QCG, HAR…giảm điểm, thanh khoản cao nhất là ASM với hơn 1,3 triệu đơn vị khớp lệnh.
Trong khi đó, trên HNX, dù cũng tăng bật trở lại ngay khi mở cửa phiên sáng nay, nhưng HNX-Index sau đó bị đẩy ngược trở lại xuống dưới tham chiếu, trước khi lấy lại sắc xanh theo đà hồi phục của ACB, SHB, PVS, VCG, VGC, cùng sự chắc chắn của PVS.
Trong khi đó, trên HNX, dù cũng tăng bật trở lại ngay khi mở cửa phiên sáng nay, nhưng HNX-Index sau đó bị đẩy ngược trở lại xuống dưới tham chiếu, trước khi lấy lại sắc xanh theo đà hồi phục của ACB, SHB, PVS, VCG, VGC, cùng sự chắc chắn của PVS.
Cụ thể, PVS tăng 3,3% lên 21.900 đồng/cổ phiếu, khớp 3,12 triệu đơn vị, lớn nhất nhóm, bất chấp khối ngoại bán ra gần 1 triệu đơn vị. SHB tăng 0,8% lên 12.900 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 8 triệu đơn vi, dẫn đầu thanh khoản HNX. PVS tăng , PVS tăng 3,3% lên 21.900 đồng/cổ phiếu, khớp 3,12 triệu đơn vị; ACB tăng 0,9% lên 44.600 đồng/cổ phiếu, khớp 2,06 triệu đơn vị; SHS tăng 0,5% lên 22.100 đồng/cổ phiếu.
Các mã tăng khác còn có TNG, HUT, MBS, DST, VGC..nhưng thanh khoản chỉ hơn 200.000 đến gần 600.000 đơn vị.
Ngược lại, VCG lại giảm 0,4% xuống 23.700 đồng/cổ phiếu, khớp 1,03 triệu đơn vị, trong khi PVX, SHN và MST đứng tham chiếu.
Chốt phiên, sàn HNX có 57 mã tăng và 68 mã giảm, HNX-Index tăng 0,52 điểm (+0,42%), lên 125,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 22,88 triệu đơn vị, giá trị 393,66 tỷ đồng, giảm 19,2% về khối lượng và 16,4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,12 triệu đơn vị, giá trị 24,28 tỷ đồng.
Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lại không may mắn như 2 chỉ số chính trên HOSE và HNX, khi sắc xanh chỉ le lói trong ít phút, sau đó chìm trong sắc đỏ, và chỉ kịp nhích lên sát tham chiếu khi chốt phiên sáng nay.
Hầu hết các mã dẫn dắt đều giao dịch thiếu tích cực khi LPB, ACV đứng tham chiếu cùng nhiều cổ phiếu nhỏ như TOP, AVF, GTT, trong khi HVN, VIB, ART giảm điểm.
Những mã tăng đáng chú ý chỉ còn DVN và QNS.
Cụ thể, LPB đứng ở 15.600 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh dẫn đầu sàn, nhưng chỉ có hơn 800.000 đơn vị khớp lệnh; ACV đứng ở mức 92.200 đồng/cổ phiếu, có hơn 60.000 đơn vị khớp.
HVN giảm 1,3% xuống 52.300 đồng/cổ phiếu, khớp 621.000 đơn vị; VIB giảm 0,6% xuống 31.000 đồng/cổ phiếu, ART giảm 1% xuống 10.100 đồng/cổ phiếu.
DVN tăng 1,4% lên 22.000 đồng/cổ phiếu; QNS tăng 0,3% lên 60.300 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,02%), xuống 59,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 60,44 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
– Theo ĐTCK