Ngay khi bước vào phiên chiều, lực bán ồ ạt ở hàng loạt mã đã đẩyVN-Index lao dốc, xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.050 điểm và sắp đánh mất hết những gì đã có được từ đầu năm.
Thị trường trong hai tuần gần đây luôn chứng kiến những phiên giảm sâu sau phiên hồi phục với thanh khoản trước đó và trong phiên hôm nay cũng không phải là ngoại lệ.
Trong phiên đầu tuần mới, VN-Index bị bán mạnh và xuyên thủng mốc hỗ trợ 1.080 điểm sau khi hồi phục trong phiên thứ Sáu tuần trước. Sau đó, trong phiên thứ Ba, chỉ số này bị đẩy xuống mốc 1.050 điểm và nảy trở lại, chốt phiên với sắc xanh nhạt, nhưng thanh khoản sụt giảm.
Sau một ngày nghỉ lễ Giỗ tổ, thị trường trở lại phiên giao dịch hôm nay trong sắc xanh nhạt, VN-Index vượt qua ngưỡng 1.080 điểm đầu phiên. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, lực bán đã áp đảo ngay sau đó, đẩy VN-Index lùi sâu về mốc 1.065 điểm.
Trong phiên giao dịch chiều, ngay từ đầu phiên, lực bán đã ồ ạt diễn ra ở hàng loạt mã, kéo VN-Index lao dốc và kích hoạt lệnh bán giải chấp diễn ra, nhất là ở nhóm ngân hàng, chứng khoán, kéo hàng trăm mã giảm giá, trong đó có hàng chục mã giảm sàn, đẩy VN-Index lao thẳng xuống dưới mốc 1.050 điểm, thậm chí có lúc xuống dưới ngưỡng 1.040 điểm.
Với đà giảm này, nhiều khả năng VN-Index sẽ đánh mất hết những gì đã có kể từ đầu năm trong những phiên tới.
Không chỉ VN-Index, HNX-Index cũng lao dốc với hàng chục mã giảm sàn, khiến chỉ số này xuyên thủng mốc 121 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3.
Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy cũng đang tư từ hấp thụ lượng cung giá thấp, giúp các chỉ số hãm đà rơi và nhiều nhà đầu tư kỳ vọng diễn biến thị trường sẽ tích cực hơn trong đợt khớp lệnh ATC.
Chốt phiên, sàn HOSE có 60 mã tăng và 242 mã giảm trong đó 36 mã giảm sàn, VN-Index giảm 35,88 điểm (-3,32%), xuống 1.044,86 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 208 triệu đơn vị, giá trị 6.803,88 tỷ đồng, tăng hơn 11% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên 26/4. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 23,55 triệu đơn vị, giá trị 1.028,4 tỷ đồng.
Tương tự, HNX-Index cũng lao dốc mạnh, thậm chí còn chốt phiên ở mức thấp nhất ngày, mất gần 5% giá trị.
Chốt phiên, sàn HNX có 43 mã tăng và 104 mã giảm (25 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 6,14 điểm (-4,9%), xuống 120,12 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 59,12 triệu đơn vị, giá trị 941,27 tỷ đồng, tăng 9% về khối lượng và 14% về giá trị so với phiên 14/4. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 8,8 tỷ đồng.
Cũng có diễn biến tương tự, UPCoM-Index cũng lao dốc mạnh trong phiên chiều khi lực bán tháo lân lan trên diện rộng.
Chốt phiên, sàn UpCoM có 44 mã tăng và 87 mã giảm, UpCoM-Index giảm 1,37 điểm (-2,41%), xuống 55,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,6 triệu đơn vị, giá trị 231,32 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,82 triệu đơn vị, giá trị 153,5 tỷ đồng.
VN-Index kết thúc đợt khớp lệnh liên tục ở mức trên 1.045 điểm. Mọi sự kỳ vọng đến trong phiên ATC, nhưng không như ý, thậm chí VN-Index còn bị đẩy nhẹ xuống dưới ngưỡng này, bảng điện tử chỉ một màu đỏ, trong đó, hàng loạt mã lớn nhỏ giảm về mức giá sàn như GAS, CTG, PLX, BVH, NVL, VHC, HDG, VPB, HBC, SSI, DXG, VND, ANV, HAR, LDG, HVG, KSA, TTF, AGR, TSC.
Khớp lệnh nhóm giảm sàn cao nhất sàn thuộc về SSI với 10,85 triệu đơn vị; CTG có hơn 8,2 triệu đơn vị; VPB có 3,4 triệu đơn vị…
Nhiều mã khác cũng giảm rất mạnh, thậm chỉ chỉ cách mức giá sàn gang tấc như MSN giảm 6,9% xuống 89.200 đồng (mức sàn là 89.100 đồng); MBB -6,7% xuống 28.500 đồng; HDB giảm 6,2% xuống 42.200 đồng; VRE giảm 5,2% xuống 45.500 đồng; VCI giảm 6,7% xuống 88.600 đồng; STB giảm 5,7% xuống 13.350 đồng…
Nhóm cổ phiếu mất từ 4-5% còn có DHG -4,8%; PNJ -4%; MWG -4,6%; HPG -4,5%; REE -4%; BHN -4,8%…
Cổ phiếu VCB tăng nhẹ trong phiên sáng, đã đảo chiều giảm mạnh 3% trong phiên chiều về 58.200 đồng; BID cũng mất 3,9% xuống 36.500 đồng; mã mới lên sàn là TPB cũng không tránh khỏi phiên giảm sâu khi mất 3,6% xuống 29.700 đồng.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng điểm chỉ còn VNM +0,6% lên 181.000 đồng; SAB +0,9% lên 219.000 đồng, còn VIC đã được kéo nhanh lên tham chiếu ở mức 127.000 đồng và có hơn 6,4 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm tăng điểm còn lại trên thị trường chỉ còn ASM, OGC, HHS, HNG, DIG, EVG, và QCG bật tăng từ mức giá sàn, khớp lệnh từ hơn 1 triệu đến 5,7 triệu đơn vị.
FRT vẫn duy trì được sắc tím ở 150.000 đồng, nhưng khớp lệnh chỉ hơn phiên sáng đôi chút, khi tổng cộng có gần 950.000 đơn vị.
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng gia tăng mạnh, hàng loạt mã lớn giảm điểm mạnh đã khiến HNX-Index mất gần 5% khi đóng cửa.
Cụ thể, SHB giảm 8,5% xuống 10.800 đồng, khớp lệnh 12,5 triệu đơn vị; ACB giảm 8,6% xuống 40.600 đồng, khớp 7,28 triệu đơn vị; PVS giảm 6,4% xuống 18.900 đồng, khớp 4,17 triệu đơn vị; CEO giảm 2,9% xuống 16.900 đồng, khớp hơn 3 triệu đơn vị; HUT giảm 8,1% xuống 7.900 đồng, khớp 2,89 triệu đơn vị; VCG giảm 7,5% xuống 18.500 đồng; VGC giảm 2,5% xuống 23.100 đồng…
Một số mã nằm sàn như DST, NDN, KVC, SPI, ACM…thanh khoản khớp lệnh cao nhất là DST với hơn 8,7 triệu đơn vị.
Trong khi tăng điểm lác đác chỉ còn ở DS3, PVB, HKB và LAS, nhưng chỉ có từ hơn 100.000 đến 500.000 đơn vị khớp lệnh.
Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng lao mạnh cùng đà giảm của nhiều mã lớn.
Cụ thể, LPB -2,7% xuống 14.600 đồng; POW -2,2% xuống 13.600 đồng; HVN giảm tới 9,4% xuống 34.500 đồng; BSR -7% xuống 19.900 đồng; OIL -2,5% xuống 15.600 đồng; DVN -1,8% xuống 16.000 đồng; VIB -9,6% xuống 32.000 đồng; VGT -5,5% xuống 13.700 đồng…
Thanh khoản cao nhất là LPB với hơn 3,11 triệu đơn vị; POW có 2,11 triệu đơn vị; HVN, BSR, OIL có hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh.
-Theo ĐTCK