Hugo Micheron chuyên nghiên cứu các phần tử thánh chiến người Pháp từ Trung Đông quay trở về và cơ cấu hoạt động của chúng trong các nhà tù từ năm 2014. Trong quyển sách Thánh chiến Pháp, ông giải thích vì sao Nhà nước Hồi giáo (Daech) bị tiêu diệt không có nghĩa là thánh chiến biến mất. Trái lại là đằng khác.
____Khi đọc quyển sách của ông, người ta có cảm tưởng nước Pháp đang ở ngã tư đường trong cuộc chiến chống thánh chiến…
Đúng thế. Sự biến mất lãnh thổ và biểu tượng của Daech xảy ra vào năm 2019 bằng hai biến cố lớn: pháo đài Baghouz nằm trong lãnh thổ Syria thất thủ vào tháng 3 và cái chết của thủ lĩnh Al-Baghdadi vào tháng 10. Thế là người ta bước vào thời kỳ hậu-Deach, nhưng lý tưởng của nó vẫn còn nguyên và tiếp tục sinh sôi nảy nở tại một nơi then chốt: các nhà tù. Chính đó là nơi sẽ định hình lại chủ nghĩa thánh chiến trong 20 năm sắp tới.
____Tại sao?
– Đơn giản là chưa bao giờ số lượng tù nhân thánh chiến tại Pháp lại đông như ngày nay. Năm 2015 có 80 tên, đã là quá nhiều rồi, nhưng ngày nay là 500! Ngoài con số đó, còn có hiện tượng “lây nhiễm” lý tưởng trong cái được gọi là những kẻ có cùng quyền lợi, tức là các loại tù nhân khác. Có khoảng 1.300-1.500 tù nhân bị lây nhiễm trong thời gian chung sống với họ. Đó là một kho dự trữ khổng lồ và là lần đầu tiên trong lịch sử trại giam nước Pháp.
____Ông bắt đầu nghiên cứu đề tài này từ lúc nào?
– Khoảng mùa xuân năm 2013. Lúc đó người ta bắt đầu nói về những kẻ đi Syria, nơi nội chiến đang bùng phát. Lúc đó, tôi làm phụ tá nghiên cứu cho bộ môn Khoa học chính trị, chuyên về người Pháp gốc di dân. Một lần đến phía Bắc Roubaix, người ta kể cho tôi nghe về những thanh niên lũ lượt đi Syria để tham gia thánh chiến! 2 tuần sau đó, tại Marseille, cũng có một gã khác chuẩn bị lên đường. Tôi chú ý: có cái gì đó đang xảy ra! Năm 2014, tôi bắt đầu tìm hiểu vấn đề qua những kẻ từ Syrie trở về.
____Ông có nhìn thấy ngay đó là một phòng trào lớn không?
– Tôi nghĩ ngay là nó đang bùng phát. Đây là điều trớ trêu của Deach: năm 2018, khi nó đang ở vào thời kỳ vàng son, dám tự xưng là một vương quốc ở giữa Trung Đông thì lại có những kẻ thất vọng ê chề, bỏ về nhà và một số đã bị bắt. Tôi tìm kiếm các nhà tù giam giữ họ trong vùng Ile-de-France như Fleury-Mérogis, Fresne, Orgy. Tôi gởi đơn xin được gặp họ nói chuyện, và 9 tháng sau đó mới được cấp giấy phép.
____Ông bắt đầu lúc nào và ra sao?
– Tháng 11.2015, 4 ngày sau vụ tấn công đồng loạt hai quận 10 và 11, kể cả sân vận động Stade de France, Paris làm cho 137 người chết, bằng một cuộc nói chuyện tập thể với 12 tên. Nói chuyện riêng với 20 gã trong tổng số 80 gã. Tôi hỏi về động cơ ra đi, và nguyên nhân trở về của họ. Tôi chỉ nói chuyện riêng với những kẻ tình nguyện, phần lớn đều bị tình nghi, còn chưa được xét xử. Một số đã từng chiến đấu tại Raqqa, 3 tuần lễ trước đó, nghĩa là còn rất mới. Tôi yêu cầu không có mặt giám thị, và cuộc gặp diễn ra ngay trong phòng giam, với một chiếc bàn và hai cái ghế, và nhất là không có còng tay hay chân.
____Tại sao?
– Để họ cảm thấy không bị cản trở về vật chất lẫn tinh thần. Mặt khác, tôi cũng sắp xếp để nói chuyện sau giờ tập thể thao. Họ phải ở trong một diện tích 8 m2 trong 20/24 giờ nên tập thể thao là khoảng thời gian thoải mái nhất. Tôi lợi dụng cơ hội này.
____Chân dung một “kẻ trở về” như thế nào?
– Rất khó nói. Có nhiều khuôn mặt. Những kẻ ra đi trong những năm 2013-2014 không phải là tiên phong của 1-2 năm trước đó, đến trong tình trạng hỗn loạn của hai tổ chức anh em Daech và Jabhat al-Nostra đánh nhau một mất một còn. Họ bị xem thường và chỉ nắm giữ chức vụ thấp. Gã mà tôi gọi là Alex trong sách nói câu này: “Tôi đến Syrie”; gã mà tôi tiếp cận còn không biết tôi là ai, không thể liên lạc được, tôi phải sống chung với những người Albanie, những ông già và trẻ con.
Tôi ở đó làm gì chứ? Gã tự xem mình như một kẻ đi tìm kho báu. Một gã khác, mà tôi gọi là Tarek, bị kẹt ở miền Bắc Syrie trong tuyết phủ, nước mưa trút xuống chiếu, không gặp được cả đàn bà, những kẻ bị khinh bỉ. Hắn còn bị động kinh và rơi vào khủng hoảng. Bọn giáo sĩ giải thích: “Hắn bị quỷ ám. 10 con quỷ ở trong người hắn!”. Họ lôi gã đi trừ tà, mà thực ra là đánh đập tơi tả. Bọn người đó đi tìm cái mà họ không gặp được, dù có rất nhiều ảo tưởng khi còn ở Pháp. Chúng quyết định quay trở về, Daech không nhận, nhưng vẫn tiếp tục tin vào thánh chiến.
____Mặt khác có nhiều người quay trở về và tiếp tục làm việc cho Daech…
Đó là gã mà tôi gọi là Djibril, một trường hợp điển hình khác. Hắn là một quan chức, chiến đấu và tham gia các cuộc hành hình. Nhưng lúc ban đầu cũng không liên lạc được với tổ chức. Vì thế, hắn quay về Pháp, nhưng không phải để bỏ cuộc, mà là tuyển mộ người cho Daech. Phải gia nhập vào đường dây của chúng mới có thể hoạt động được.
____Khi nào chính quyền mới biết được chuyện này?
– Trước tiên, sau khi bắt giữ Medhi Nemmouche chủ mưu tấn công Viện Bảo tàng Do Thái tại Bỉ vào tháng 5.2014. Kế đến là tháng 1.2015, sau vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo và siêu thị Hyper Cacher. Từ đó các đơn vị chống khủng bố được thành lập. Mục tiêu là cô lập bọn chúng với tù thường phạm, vốn là một nguồn tiềm năng rất lớn. Nhưng sự thực lại khác hẳn, khi gom bọn thánh chiến vào trong tù. Chúng có dịp gặp nhau, trong khi trước đó không hề quen biết.
____Như vậy, nhà tù là một cơ hội mới cho chúng?
– Đúng thế. Trong tù càng lúc càng đông, và phải có chuyện gì đó để làm. Một tên nói rõ với tôi: bây giờ chúng tôi hành nghề khủng bố và còn làm ngay trong phòng giam. Với những kẻ tham gia thánh chiến, nhà tù không phải là thất bại, mà là một giai đoạn trong quy trình này. Chúng có cơ hội gặp gỡ nhau, suy nghĩ về tương lai, lôi kéo nhau vào tổ chức, những điều rất khó làm khi ở ngoài. Trong vòng 2 năm, số lượng tù nhân thánh chiến đã tăng lên 200-300 tên, và làm thay đổi hoàn toàn điều kiện giam giữ.Với những kẻ hở của hệ thống an ninh, ¾ trong bọn chúng có thể nói chuyện với thế giới bên ngoài bằng smatphone và nhiều loại thiết bị khác.
____Chúng có thể tiếp xúc trực tiếp với bọn thánh chiến tại mặt trận và ngược lại?
– Phải. Chẳng hạn mùa hè năm 2016, tôi nói chuyện với một tên tiên phong đến Syrie vào năm 2012. Tôi hết sức kinh ngạc khi nghe hắn nói: “Dù sao, Daech cũng đã hỏng rồi! Tôi trả lời là mình không hiểu”. Họ vừa có một loạt tấn công vang dội, lại đang có vẻ rất mạnh. Hắn trả lời: “Họ bị mất quá nhiều tiền đồn. Rồi cũng sẽ bị tiêu diệt thôi”. Lúc đó là 1 năm trước khi Mossoul và và Raqqa bị thất thủ. Gã này ở ngay trong tù mà biết rõ chuyện xảy ra tại mặt trận! Nhất định hắn đang lợi dụng thời gian ở trong trại giam để suy nghĩ về sự thất bại của Daech và tái lập cuộc chiến đấu cùng với nhiều người khác. Cũng thế, những kẻ ở tại mặt trận biết rõ điều xảy ra trong tù, nơi tuyển mộ nhân tài lý tưởng.
____Người ta có cảm tưởng Daech càng suy yếu thì bọn thánh chiến trong tù ngày càng mạnh lên, với đỉnh điểm là mùa hè 2016…
– Năm 2016, tình hình gần như mất kiểm soát khi bọn thánh chiến gạo cội quy tụ trong tù. Mùa hè năm đó, chúng tái lập một katiba (trung đoàn) ngay trong trại giam khổng lồ Fleury-Mérogis! 200 tên tù quy tụ chung quanh 4 kẻ trở về từ Syrie, lột khăn trùm đầu màu đen, đứng giữa sân theo hình củ hành, luyện tập theo kiểu chiến binh của Daech. Chúng thách thức cả luật pháp ngay giữa trại giam! Lúc đó, bọn người gốc Corse đòi thay đổi nhà tù, dấu hiệu của thay đổi tương quan lực lượng. Gia đình của giám thị được người thân của bọn tù đến thăm viếng để thu thập tin tức cho Daech. Khi đó, tôi cũng muốn bỏ chạy.
____Bọn chúng chuẩn bị cho thời kỳ hậu-Daech như thế nào?
– Đó là những kẻ có lý luận, hiểu biết nhiều điều: Daech đã đi quá xa và quá nhanh. Những cuộc tấn công vội vã khiến cho quần chúng nằm trong hàng ngũ thánh chiến cảm thấy ghê tởm. Trong cuộc nói chuyện tập thể lần tiên của tôi với họ vào ngày 17.11.2015 tại trại giam Osny, 10 trong số 12 người của họ quả quyết: các cuộc tấn công đều là giả mạo! Không chút lập lờ, họ nhắm vào nhiều khu vực cùng lúc. Họ nhắm vào sân vận động quốc gia, nhắm vào những nơi mà mình tìm cách chinh phục. Người ta không thể nào làm giàu khi nhầm lẫn mục tiêu và được kẻ khác xin gia nhập hàng ngũ. Phần lớn họ cũng nói với tôi về sự thất bại của Daech: họ không thể thuyết phục được người Pháp theo Hồi giáo bởi vì họ quá…
Pháp! Khi tôi hỏi điều đó nghĩa là gì, họ trả lời: “Chúng tôi chỉ thích Cộng hòa, không muốn nghe nói về chủ nghĩa tập thể của chúng tôi”. Vậy thì bám chặt vào các giá trị của Cộng hòa rõ ràng là sâu sắc hơn trong các cộng đồng Hồi giáo mà các cuộc tranh luận công khai nói đến? Họ trả lời: “Làm sao khiến cho các mục tiêu của chúng tôi tin được là Nhà nước thối tha, trong khi chính họ đã tái phân phối những kẻ giàu nhất châu Âu?” Thực ra, sức mạnh của nước Pháp chống lại thánh chiến, cũng là một mô hình xã hội cần phải tiếp tục vận hành.
____Chúng dựa vào sự yếu kém của Nhà nước để thiết lập căn bản lý tưởng trước khi chuyển sang giai đoạn tấn công mới?
– Đúng vậy. Đó là những nhà tư tưởng thánh chiến của tương lai. Ở trong trại giam, chúng dành thời gian để đọc sách và học hỏi, đến mức khinh thường cả giám thị, vốn không có cùng hành trang văn hóa như mình. Chúng hiểu rằng với 2.000 người đủ để làm đảo lộn nhà nước Pháp hàng ngàn năm và trở thành nặng ký trong tranh luận trước công chúng.
Năm 2016, khi Daech đang trở nên u tối, chúng nói với nhau: “Lần bùng phát kế tiếp khi có cơ hội địa chính, chúng ta không phải chỉ có 2.000 người, mà là 10 hay 100 lần nhiều hơn bởi vì chúng ta đã thắng về lý tưởng”. Sau đó, giai đoạn chiến đấu mới có thể bắt đầu. Có thể là ảo tưởng, nhưng cũng phải nhớ rằng bọn tù nhân này hầu hết đều bị kêu án không quá 10 năm.
____Đây là một tiến trình dài hạn?
– Chính xác. Mục tiêu của chúng không phải là tấn công trực diện nữa. mà là trợ cấp hệ thống dần dần từ bên trong để làm suy yếu Nhà nước và làm hỏng nền tảng của Cộng hòa. Không phải chuyện sắp xảy ra mà là ý định của chúng. Chúng muốn trợ cấp cho các cơ quan Nhà nước vì đã có đồng bọn trong cảnh sát hay giáo dục, và một số khác trở thành luật sư hay nhà tư pháp. Đó là một kế hoạch lâu dài. Cụ thể là trường hợp của Mickael Harpon, quan chức cảnh sát Paris, được nuôi dưỡng cách nay 15 năm để giết chết 4 cảnh sát vào tháng 10.2019.
- Xem thêm: Nghề giúp thân chủ biến mất
____Đó là một chiến lược đang được tiến hành hay sao?
– Nên nhớ là một số tên thánh chiến biết mình có thể lừa gạt giám thị trại giam khi đánh giá về mình và cả bộ máy tư pháp để trở thành kẻ hoàn lương tại vành móng ngựa. Họ giấu giếm ý định thực của mình. Một số người đã nói thẳng với tôi là sẽ tiếp tục con đường của mình. Vì thế, rất khó quan sát.
____Dù sao, có lý do nào để lạc quan hay không?
– Hiện tượng ngày nay được quản lý tốt hơn hơn vào năm 2016, khi giám thị được huấn luyện thich hợp hơn và các đơn vị trấn áp được thay thế. Trái lại, một số phần tử thánh chiến mà tôi từng tiếp xúc đã ra khỏi tù, và phần lớn được tư do từ nay đến năm 2022. Đó là trách nhiệm của Nhà nước Pháp và toàn xã hội phải nắm bắt thời cơ, nhất là trong thập niên 2020 sắp đến. Phải phá vỡ sự lo lắng, chứng cuồng loạn của họ và không được che giấu. Khi hiểu được họ, mới có thể đối đáp một cách thông minh với họ. Tôi hy vọng những nghiên cứu của mình có thể đóng góp khiêm tốn vào công việc này.
____Theo ông, đây là giai đoạn đầu tiên? Phải hiểu được con đường chiến lược và ý thức của họ?
– Khi hiểu được cơ chế của vấn đề, người ta mới làm sáng tỏ được hoạt động thánh chiến ở Pháp trong 20 năm qua và 20 năm sắp đến. Cho đến bây giờ, chúng ta đang ở vào thế bất đối xứng với các phần tử tham gia thánh chiến: họ hiểu chúng ta nhiều hơn ta biết về họ. Đơn giản là vì họ là cũng người Pháp. Theo quan điểm đó, bây giờ chúng ta phải đuổi theo cho kịp họ. Tình thế bắt đầu thay đổi lần đầu tiên.
____Xin cảm ơn ông.