Bỏ qua tất cả các phán đoán về những vật dụng trang trí gắn vào những con búp bê, Voodoo thực chất là Vodou, hay Vodun, là một tôn giáo chính thức ở Tây Phi…
Voodoo bắt nguồn chủ yếu ở Togo và Benin, cũng như một phần của Ghana và Nigeria. Nó được đưa qua Đại Tây Dương cùng với những nô lệ và các phiên bản của nó tồn tại ở Haiti và thậm chí ở Louisiana (Mỹ).
Truyền thống văn hóa hay mối đe dọa đối với thiên nhiên?
Vodou là một tôn giáo rất phức tạp và phạm vi địa lý rộng lớn của nó, nghĩa là nó có nhiều hình thức, nhưng một trong những đặc điểm chính của nó là một số linh hồn hoặc thần linh đều chịu trách nhiệm về một khía cạnh khác nhau của cuộc sống, từ tình yêu và sức khỏe đến săn bắn và chiến tranh.
Nó cũng liên quan đến việc thờ phụng tổ tiên và việc sử dụng các linh vật như các động vật, đồ vật hoặc các địa điểm, qua đó con người và các linh hồn có thể giao tiếp với nhau.
Ngoài ra, còn có các thực hành y học cổ truyền, các bài hát, điệu múa, văn hóa dân gian và những lễ hội, tất cả đều là các thành phần thiết yếu của Vodou; nó đã được mô tả như một cách sống chứ không chỉ là một niềm tin tôn giáo.
Các ngôi chợ linh vật
Linh vật vodou là một loại bùa ngải được tin là có các quyền lực đặc biệt hoặc có các linh hồn cư ngụ. Du khách đến Tây Phi sẽ thấy những điều này trong các chợ linh vật.
Ví dụ: các vật chạm khắc bằng gỗ, các hình nhân đất sét hay các loại hạt đều có thể được dùng làm những linh vật. Nhưng phổ biến hơn là các bộ phận của động vật như xương sọ và các loại xương khác, đuôi, móng, da sống và nhiều thứ khác.
Ngay cả các phương pháp điều trị thuốc men cũng có thể liên quan đến đời sống hoang dã, chẳng hạn như xương được nghiền thành bột, trộn với các loại thảo mộc và chất lỏng để tạo thành các thứ bột nhão chữa bệnh.
Một số chợ linh vật, chẳng hạn như Akodessawa ở Lomé, thủ đô của Togo, có những người chữa bệnh kiểu Vodou và các học viên của họ, họ kê toa phương pháp chữa trị cho khách hàng.
Điều này bao gồm việc tạo vết cắt trên da để chà bột nhão chữa bệnh vào vết thương, uống trà dược thảo hoặc có thể hiến tế một con gà hoặc dê để hy vọng thu hoạch vụ mùa tốt hơn hoặc cải thiện khả năng sinh sản.
Ở Cotonou, Benin, Grand Marché tại Dantokpa cũng có một chợ linh vật bán các loại thuốc bào chế từ thực vật, các bộ phận động vật và một số sinh vật sống. Ngôi chợ này bốc mùi khá hôi thối.
Những ngôi chợ linh vật có phải là một bộ phận của Vodou?
Có những ngôi chợ linh vật ở các vùng của châu Phi không theo tín ngưỡng Vodou, nhưng ở những nơi đó, người ta vẫn tin vào sức mạnh phép thuật hoặc khả năng chữa chữa bệnh của những vật này.
Ngoài ra, còn có những thầy lang phù thủy, thầy lang truyền thống và các pháp sư trên khắp lục địa sử dụng y học cổ truyền và bùa phép để điều trị cho các bệnh nhân.
Ví dụ: ở Nam Phi, họ được gọi là những Sangoma. Có rất ít sự khoan dung văn hóa và chính trị ở Nam Phi đối với việc dùng các bộ phận động vật bất hợp pháp trong các loại thuốc truyền thống.
Một phần là bởi vì, không giống như Vodou, đây không phải là một tôn giáo được công nhận hay chính thức, và các Sangoma không được xem như những người thực hành Voudoo truyền thống ở Tây Phi.
Kết quả là, nếu bạn thấy các Sangoma ở Nam Phi hoặc Swaziland, có khả năng họ đang kinh doanh hàng hóa hợp pháp, và thậm chí có thể có giấy phép.
Các vụ đột kích ngày càng phổ biến hơn. Vì vậy, bất kỳ thầy thuốc nào có sử dụng các bộ phận động vật bất hợp pháp đều sẽ không dám hoạt động công khai như vậy.
Các chợ linh vật có hợp pháp?
Nhiều loài động vật có bộ phận của chúng được bày bán trong những ngôi chợ này đan bị đe dọa. CITES (Công ước quốc tế buôn bán các loại động, thực vật bị nguy cấp) đã cấm buôn bán quốc tế nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, gồm có tinh tinh, khỉ đột, voi rừng, báo và beo cheetah.
Cùng với các vật dụng như bàn tay và hộp sọ của khỉ đột và tinh tinh, khỉ, rắn, rùa biển, tắc kè hoa và những động vật hữu nhũ nhỏ hơn cũng có thể tìm thấy được trên các quầy hàng Vodou.
Tuy nhiên, lệnh cấm CITES không còn hiệu quả khi các động vật được buôn bán tại những biên giới quốc tế. Do đó, trách nhiệm của mỗi quốc gia là phải quyết định cái gì, điều gì và vấn đề không hợp pháp trong biên giới của đất nước họ, bất kể tình trạng bảo tồn của từng loài.
Đây là một trong những lý do tại sao vấn đề sẽ thật gay go khi muốn kiểm soát các thương nhân, khi các chính phủ phải đề xuất để bảo vệ những động vật cũng như thi hành những đạo luật đó. Không có cơ quan quốc tế nào được phép làm điều này nếu các động vật vẫn còn ở quê hương của chúng.
Ngoài ra, có nhiều động vật bị bán ra những ngôi chợ không phải là những loài bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng việc săn bắt chúng vẫn bị xem là bất hợp pháp, đặc biệt nếu chúng bị săn trộm trong các khu bảo tồn động vật và các vườn quốc gia.
Và dĩ nhiên, ngay cả khi các động vật bị săn bắn và bán bất hơp pháp, vẫn còn đó vấn nạn về việc giết một động vật và bán chúng không phải để lấy thịt ăn, nhưng để phục vụ cho thực hành y học cổ truyền hoặc tâm linh, tất cả đơn giản chỉ có thể là một giả dược trấn an (placebo).
Chợ linh vật Akodessewa (Togo)
Là ngôi chợ linh vật Voodoo nổi tiếng nhất thế giới được tổ chức tại thủ đô Lomé của Togo, một quốc gia ở Tây Phi. Quang cảnh rải rác với các bộ phận động vật bị chia thành từng phần, bao gồm đầu của linh cẩu, khỉ, báo và cá sấu.
Xương sọ hà mã, đốt cột sống cá voi, da trăn xiết mồi (boa constrictor) và tắc kè hoa sấy khô đều là những mặt hàng có sẵn ở chợ.
Những người hành nghề Voodoo đến đây để mua vật dụng cho các nghi lễ và nghi thức. Có những khách đến chợ để tìm lời khuyên từ một thầy tế linh vật Voodoo về mọi vấn đề, từ bệnh tật cho đến chuyện tình cảm hay các vấn đề tài chính.
Vodun (có nghĩa là linh hồn), một tên gọi khác của Voodoo, có nguồn gốc ở Tây Phi và phát triển mạnh ở Togo và vùng Benin lân cận. Chẳng hạn như Vodou Haiti, một tôn giáo tập trung vào việc thờ phụng linh hồn.
Những tấm bùa hay linh vật được cho là có chứa một số quyền lực thiêng liêng có trong mỗi sinh vật sống, có thể giúp hồi sinh những ai sử dụng chúng.
Nhiều người nghĩ Haiti là thành trì lớn nhất của Voodoo, một tôn giáo có nguồn gốc ở Tây Phi. Vodoun là tôn giáo chính thức của quốc gia láng giềng Benin và vẫn là tôn giáo lớn nhất trong khu vực, điều hiển nhiên là vị trí của ngôi chợ lộ thiên này nằm ở trung tâm thủ đô của Togo.
- Xem thêm: Mặt nạ giấy bồi Raghurajpur
Mặc dù do người Benin sở hữu và điều hành, Chợ linh vật Akodessewa vẫn là thánh địa của những người hành nghề chữa bệnh ở địa phương đến từ mọi miền lục địa châu Phi.
Nhiều tín đồ xem Marche des Feticheurs, tức chợ linh vật, như một loại bệnh viện hoặc nhà thuốc. Đó là nơi người ta sẽ tìm tới khi các khả năng điều trị theo truyền thống đã thất bại. Ở đó họ sẽ tìm thấy những loại bùa có thể trị bá bệnh, từ bệnh cúm hoặc vô sinh cho đến những lời nguyền ác độc nhất.
Chợ Phù thủy (Bolivia)
Chợ Phù thủy ở La Paz nổi tiếng nhất về việc bán các bào thai lạc đà không bướu (Llama) sấy khô: người ta đem chôn chúng phía dưới những ngôi nhà ở Bolivia để cầu vận may.
Các quầy hàng ở chợ nằm rải rác trên những con phố rải sỏi của Calle Linares trong phố cổ, với những người đi bán dạo, họ bán đủ thứ những vật dụng dùng trong các nghi lễ.
Trong số các mặt hàng được bán là các liều thuốc chữa bệnh dân gian, các con Tatu (armadillo) của Bolivia, ếch khô và những cây nến hình dương vật.
Treo con tatu trên cửa ra vào được cho là để cảnh báo những tên trộm, trong khi con ếch khô với điếu thuốc lá trong miệng của nó mang lại sự thịnh vượng.
Các yatiris, còn gọi là những y sĩ phù thủy, là những người thực hành y khoa và những người chữa bệnh cộng đồng. Họ tiên đoán vận mệnh và chữa trị bệnh tật. Họ cũng sử dụng bùa chú để giải quyết các vấn đề cá nhân của người dân ở địa phương.